Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 214/KH-UBND về cải thiện và nâng cao Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) tỉnh Hà Giang năm 2021

Số hiệu 214/KH-UBND
Ngày ban hành 23/07/2021
Ngày có hiệu lực 23/07/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Giang
Người ký Nguyễn Văn Sơn
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 214/KH-UBND

Hà Giang, ngày 23 tháng 7 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

CẢI THIỆN VÀ NÂNG CAO CHỈ SỐ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH (PAR INDEX) TỈNH HÀ GIANG NĂM 2021

Căn cứ Quyết định số 1149/QĐ-BNV ngày 30/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phê duyệt Đề án xác định chỉ số Cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Căn cứ Quyết định số 641/QĐ-BNV ngày 25/5/2021 của Bộ Trưởng Bộ Nội vụ về việc phê duyệt và công bố Chỉ số cải cách hành chính năm 2020 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; năm 2020 tỉnh Hà Giang đạt 83,87 điểm, xếp thứ 33/63 tỉnh, thành phố (tăng 4,64 điểm và 20 bậc so với năm 2019).

Đ phát huy những mặt mạnh, khắc phục kịp thời những điểm còn hạn chế về Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) năm 2020, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch cải thiện và nâng cao chỉ số PAR INDEX tỉnh Hà Giang năm 2021, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Đ cao vai trò trách nhiệm của các cấp, các ngành trong nhận thức và tổ chức thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính tại cơ quan, đơn vị góp phần cải thiện và nâng cao Chỉ số PAR INDEX tỉnh Hà Giang.

- Tiếp tục duy trì và nâng cao điểm số các nội dung, tiêu chí (TC), tiêu chí thành phần (TCTP) chỉ số PAR INDEX đã đạt điểm và thứ hạng từ nhóm B (từ 80% đến dưới 90%) trở lên; cải thiện, khắc phục những tồn tại, hạn chế năm 2020, nhằm giữ và thăng hạng bền vững chỉ số PAR INDEX tỉnh Hà Giang.

2. Yêu cầu

- Các cơ quan, đơn vị; đặc biệt là các sở ngành được giao nhiệm vụ chủ trì tham mưu các nội dung, lĩnh vực CCHC: (1) Sở Tư pháp (lĩnh vực xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản QPPL), (2) Văn phòng UBND tỉnh (lĩnh vực cải cách thủ tục hành chính), (3) Sở Nội vụ (các lĩnh vực chỉ đạo điều hành CCHC, cải cách tổ chức bộ máy hành chính, cải cách chế độ công vụ), (4) Sở Tài chính (lĩnh vực cải cách tài chính công, TC thực hiện thu ngân sách theo kế hoạch được Chính phủ giao), (5) Sở Thông tin và Truyền thông (xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền s), (6) Sở Khoa học và Công nghệ (TC áp dụng quy trình ISO) (7) Sở Kế hoạch và Đầu tư (các TC về mức độ thu hút đầu tư, mức độ phát triển doanh nghiệp của tỉnh, tỷ lệ tăng tng sản phẩm trên địa bàn, mức độ thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội do HĐND tỉnh giao); (8) các sở ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã (các TC chỉ số hài lòng về tiếp cận dịch vụ, chỉ shài lòng về giải quyết TTHC, chỉ shài lòng về công chức giải quyết TTHC, chỉ shài lòng về kết quả giải quyết TTHC, chỉ shài lòng về tiếp nhận, xử lý phản ánh liên quan đến TTHC) phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc; đánh giá đầy đủ và chính xác kết quả thực hiện nhiệm vụ CCHC tại địa phương theo Bộ tiêu chí của Bộ Nội vụ ban hành.

- Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Đề án của UBND tỉnh về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng công vụ giai đoạn 2021- 2025, Kế hoạch cải cách hành chính năm 2021 (Quyết định số 2326/QĐ-UBND ngày 09/12/2020 của UBND tỉnh Hà Giang), Chỉ thị số 623/CT-UBND ngày 31/3/2021 của UBND tỉnh Hà Giang về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; đổi mới tác phong, lề lối làm việc, nâng cao chất lượng thực thi nhiệm vụ công vụ trong các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh, Kế hoạch số 163/KH-UBND ngày 24/5/2021 của UBND tỉnh về Cải thiện và nâng cao Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công tỉnh Hà Giang năm 2021.

- Trên cơ sở kế hoạch của UBND tỉnh phải cụ thể hoá thành Kế hoạch của ngành mình, cấp mình, có giải pháp phù hợp với thực tế địa phương, đơn vị; tổ chức thực hiện và báo cáo kết quả về UBND tỉnh theo quy định.

II. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Nội dung và mục tiêu “Công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính”

1.1. Sở Nội vụ: Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện, UBND cấp xã:

- Bảo đảm mức độ hoàn thành kế hoạch cải cách hành chính năm: Hoàn thành từ 100% kế hoạch trở lên.

- Thực hiện chế độ báo cáo CCHC định kỳ (gồm báo cáo quý, báo cáo 6 tháng và báo cáo năm về CCHC đảm bảo về số lượng, nội dung và thời gian theo quy định).

- Về kiểm tra công tác CCHC trong năm phải được triển khai thực hiện tối thiểu từ 30% trở lên đối với cơ quan chuyên môn cấp tỉnh và đơn vị hành chính cấp huyện. 100% các vấn đề phát hiện qua kiểm tra (bất cập, vướng mắc, vi phạm...) phải được xử lý hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về CCHC dưới nhiều hình thức như: Tổ chức hội nghị tập huấn chuyên đề về CCHC; đăng tải thông tin trên website của tỉnh, trên Đài phát thanh - Truyền hình của tỉnh, trên Cổng thông tin điện tử và các hình thức tuyên truyền khác.

- Có ít nhất 3 sáng kiến hoặc giải pháp mới về công tác CCHC được cơ quan có thẩm quyền công nhận.

- Chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp, đánh giá kết quả công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính của tỉnh.

1.2. Văn phòng UBND tỉnh: Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện tham mưu tổ chức thực hiện đy đủ và đúng tiến độ các nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao cho tỉnh trong năm.

2. Nội dung và mục tiêu “Xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản QPPL của tỉnh”

Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện, UBND cấp xã:

- Thực hiện đầy đủ các hoạt động về theo dõi thi hành pháp luật theo đúng quy định tại Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành. Căn cứ kết quả thu thập thông tin, kết quả kiểm tra, điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật, tiến hành xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý kết quả theo dõi thi hành pháp luật theo quy định.

- Thực hiện rà soát tham mưu UBND tỉnh công bố kịp thời danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tư pháp.

- Rà soát văn bản QPPL: Việc rà soát văn bản phải được tiến hành thường xuyên, ngay khi có căn cứ rà soát. Kịp thời tham mưu cho cơ quan có thẩm quyền xử lý văn bản hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý văn bản khi phát hiện văn bản có mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình phát triển kinh tế - xã hội.

[...]