Kế hoạch 213/KH-UBND năm 2023 về phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững trên địa bàn Thành phố Cần Thơ đến năm 2030

Số hiệu 213/KH-UBND
Ngày ban hành 05/10/2023
Ngày có hiệu lực 05/10/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Cần Thơ
Người ký Nguyễn Ngọc Hè
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 213/KH-UBND

Cần Thơ, ngày 05 tháng 10 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ ĐẾN NĂM 2030

Thực hiện Quyết định số 985/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Chương trình Quốc gia phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021 - 2030, Quyết định số 1960/QĐ-BNN-TCTS ngày 06 tháng 5 năm 2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành Kế hoạch Phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững trên địa bàn thành phố Cần Thơ đến năm 2030, với các nội dung như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Phát triển nuôi trồng thủy sản thành phố Cần Thơ theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, bền vững, sức cạnh tranh cao, phù hợp với điều kiện sinh thái vùng và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu. Nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng, giá trị sản phẩm và hiệu quả sản xuất dựa trên việc tổ chức sản xuất phù hợp, đầu tư đồng bộ và áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào toàn chuỗi giá trị sản phẩm đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Xây dựng thành phố Cần Thơ thành trung tâm dịch vụ khoa học công nghệ về thủy sản, đặc biệt là trung tâm sản xuất giống con giống thủy sản chủ lực chất lượng cao. Đưa nuôi trồng thủy sản trở thành lĩnh vực có đóng góp quan trọng vào tăng trưởng của ngành nông nghiệp.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030

a) Giai đoạn 2021 - 2025

- Tăng trưởng kinh tế (GRDP) khu vực nông nghiệp - thủy sản giai đoạn 2021 - 2025 bình quân đạt 2,5%.

- Tỷ trọng nông nghiệp - thủy sản trong cơ cấu kinh tế: 5,5 - 06%.

b) Giai đoạn 2026 - 2030

- Tăng trưởng kinh tế (GRDP) khu vực nông nghiệp - thủy sản giai đoạn 2026 - 2030 bình quân đạt 2%.

- Tỷ trọng nông nghiệp - thủy sản trong cơ cấu kinh tế: 3,5 - 4%.

- Vùng nuôi trồng thủy sản tập trung kiểm soát được môi trường, dịch bệnh và an toàn thực phẩm đạt 100%.

- Diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản được sản xuất theo mô hình hợp tác và liên kết chuỗi đạt trên 30%.

- Lao động nuôi trồng thủy sản được tập huấn, đào tạo nghề đạt trên 30%.

- Diện tích nuôi trồng thủy sản đạt một trong các chứng nhận GAP, hữu cơ và các chứng nhận chất lượng khác đạt trên 60%.

- Áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nuôi trồng thủy sản đạt trên 90% đến năm 2030.

- Đến năm 2030, diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 9.500 ha, bao gồm: nuôi ao và mương vườn 2.980 ha, riêng diện tích nuôi cá tra là 750 ha, nuôi cá kết hợp với trồng lúa 5.545 ha; sản xuất giống và nuôi thủy sản khác 225 ha. Tổng sản lượng thủy sản đạt 265.000 tấn, trong đó sản lượng cá tra đạt khoảng 185.000 tấn. Số lượng cơ sở sản xuất giống là 150 cơ sở.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

Phát triển sản xuất nuôi trồng thủy sản theo chiều sâu, nâng cao chất lượng sản phẩm theo hướng an toàn thực phẩm, tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị hàng hóa, hình thành các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, trang bị cơ giới hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa và sinh học hóa đồng bộ gắn với công nghiệp chế biến, phát triển các mô hình nông nghiệp đô thị hiện đại, hướng đến xây dựng nền nông nghiệp tri thức. Xây dựng các thương hiệu uy tín, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, có khả năng cạnh tranh cao và bền vững. Hội nhập quốc tế sâu rộng, phát triển có trách nhiệm theo hướng kinh tế tuần hoàn, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và hiệu quả.

1. Phát triển nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu

a) Cá tra

- Tổ chức thực hiện hiệu quả Quyết định số 987/QĐ-BNN-TCTS ngày 20 tháng 3 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Đề án liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao vùng đồng bằng sông Cửu Long.

- Tập trung phát triển nuôi cá tra công nghiệp ven sông Hậu và các khu vực có điều kiện thuận lợi để sản xuất tạo ra sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thị trường xuất khẩu.

- Nghiên cứu, áp dụng công nghệ nuôi mới, tiết kiệm nước, tiết kiệm nhiên liệu để bảo vệ môi trường, phòng ngừa dịch bệnh và thích ứng với biến đổi khí hậu. ứng dụng công nghệ mới về chọn tạo giống, dinh dưỡng, vaccine, công nghệ enzyme, giải pháp kỹ thuật xử lý chất thải, nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và phát triển nghề nuôi cá tra theo hướng bền vững.

- Tiếp tục thực hiện tái cơ cấu ngành hàng cá tra, tăng cường liên kết sản xuất, phát triển ngành cá tra theo chuỗi cung ứng, nâng cao tỷ lệ diện tích, sản phẩm cá tra nuôi được chứng nhận theo các tiêu chuẩn chất lượng GAP, ASC, BAP... đáp ứng yêu cầu của các thị trường nhập khẩu.

b) Cá rô phi và các loài thủy sản khác nuôi lồng bè

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ