Quyết định 985/QĐ-TTg năm 2022 về Chương trình Quốc gia phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu | 985/QĐ-TTg |
Ngày ban hành | 16/08/2022 |
Ngày có hiệu lực | 16/08/2022 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký | Lê Văn Thành |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 985/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 16 tháng 8 năm 2022 |
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2021 - 2030
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 01 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chương trình Quốc gia phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021 - 2030 (sau đây gọi tắt là Chương trình) với những nội dung sau:
1. Mục tiêu chung
Phát triển nuôi trồng thủy sản hiệu quả, bền vững, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu; nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị và khả năng cạnh tranh của sản phẩm nuôi trồng thủy sản; đáp ứng được các yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. Đến năm 2030 sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 7,0 triệu tấn/năm, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Giai đoạn 2021 - 2025
- Đến năm 2025, tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 5,6 triệu tấn/năm, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 7,8 tỷ USD/năm, tốc độ tăng trưởng giá trị nuôi trồng thủy sản đạt trung bình 4,0%/năm.
- Chủ động sản xuất, cung ứng được trên 50% nhu cầu tôm sú bố mẹ và trên 25% nhu cầu tôm thẻ chân trắng bố mẹ, trên 70% nhu cầu cá tra bố mẹ chọn giống; chủ động sản xuất, cung ứng đủ con giống các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao và khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn.
- Đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng đầu mối thiết yếu đáp ứng yêu cầu sản xuất cho trên 30 vùng nuôi trồng thủy sản tập trung và vùng sản xuất giống tập trung.
- Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ, đảm bảo đầu ra ổn định cho trên 30% sản lượng sản phẩm nuôi trồng thủy sản.
b) Giai đoạn 2026 - 2030
- Đến năm 2030, tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 7,0 triệu tấn/năm, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 12 tỷ USD/năm, tốc độ tăng trưởng giá trị nuôi trồng thủy sản đạt trung bình trên 4,5%/năm.
- Chủ động sản xuất, cung ứng được trên 60% nhu cầu tôm sú, tôm thẻ chân trắng bố mẹ và 100% cá tra bố mẹ chọn giống; cải thiện chất lượng con giống các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao và khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn.
- Đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng đầu mối thiết yếu đáp ứng yêu cầu sản xuất cho trên 50 vùng nuôi trồng thủy sản tập trung và vùng sản xuất giống tập trung.
- Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ, đảm bảo đầu ra ổn định cho trên 50% sản lượng sản phẩm nuôi trồng thủy sản.
1. Phát triển sản xuất giống thủy sản
a) Nâng cao năng lực sản xuất giống thủy sản
- Thu hút các thành phần kinh tế đầu tư nghiên cứu, sản xuất và phát triển giống thủy sản, đáp ứng nhu cầu thực tiễn sản xuất.
- Khuyến khích tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân xây dựng, áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng và an toàn sinh học, các tiêu chuẩn chất lượng trong sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản.
THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 985/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 16 tháng 8 năm 2022 |
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2021 - 2030
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 01 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chương trình Quốc gia phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021 - 2030 (sau đây gọi tắt là Chương trình) với những nội dung sau:
1. Mục tiêu chung
Phát triển nuôi trồng thủy sản hiệu quả, bền vững, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu; nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị và khả năng cạnh tranh của sản phẩm nuôi trồng thủy sản; đáp ứng được các yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. Đến năm 2030 sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 7,0 triệu tấn/năm, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Giai đoạn 2021 - 2025
- Đến năm 2025, tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 5,6 triệu tấn/năm, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 7,8 tỷ USD/năm, tốc độ tăng trưởng giá trị nuôi trồng thủy sản đạt trung bình 4,0%/năm.
- Chủ động sản xuất, cung ứng được trên 50% nhu cầu tôm sú bố mẹ và trên 25% nhu cầu tôm thẻ chân trắng bố mẹ, trên 70% nhu cầu cá tra bố mẹ chọn giống; chủ động sản xuất, cung ứng đủ con giống các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao và khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn.
- Đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng đầu mối thiết yếu đáp ứng yêu cầu sản xuất cho trên 30 vùng nuôi trồng thủy sản tập trung và vùng sản xuất giống tập trung.
- Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ, đảm bảo đầu ra ổn định cho trên 30% sản lượng sản phẩm nuôi trồng thủy sản.
b) Giai đoạn 2026 - 2030
- Đến năm 2030, tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 7,0 triệu tấn/năm, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 12 tỷ USD/năm, tốc độ tăng trưởng giá trị nuôi trồng thủy sản đạt trung bình trên 4,5%/năm.
- Chủ động sản xuất, cung ứng được trên 60% nhu cầu tôm sú, tôm thẻ chân trắng bố mẹ và 100% cá tra bố mẹ chọn giống; cải thiện chất lượng con giống các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao và khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn.
- Đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng đầu mối thiết yếu đáp ứng yêu cầu sản xuất cho trên 50 vùng nuôi trồng thủy sản tập trung và vùng sản xuất giống tập trung.
- Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ, đảm bảo đầu ra ổn định cho trên 50% sản lượng sản phẩm nuôi trồng thủy sản.
1. Phát triển sản xuất giống thủy sản
a) Nâng cao năng lực sản xuất giống thủy sản
- Thu hút các thành phần kinh tế đầu tư nghiên cứu, sản xuất và phát triển giống thủy sản, đáp ứng nhu cầu thực tiễn sản xuất.
- Khuyến khích tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân xây dựng, áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng và an toàn sinh học, các tiêu chuẩn chất lượng trong sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản.
- Xây dựng, hoàn thiện tiêu chuẩn, phương pháp thử để kiểm soát, đánh giá, giám định, kiểm định chất lượng giống thủy sản.
b) Phát triển sản xuất giống thủy sản theo nhóm loài
- Đối với tôm nước lợ: Tiếp tục các chương trình gia hóa tôm sú, chọn tạo tôm thẻ chân trắng nhằm chủ động sản xuất trong nước. Tôm giống được kiểm soát chất lượng trước và trong quá trình lưu thông trên thị trường, không mang mầm bệnh nguy hiểm theo quy định.
- Đối với cá tra: Tiếp tục thực hiện các chương trình chọn tạo giống theo hướng nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu của thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, có khả năng kháng một số bệnh nguy hiểm thường gặp. Giống cá tra được kiểm soát chất lượng trước và trong quá trình lưu thông trên thị trường, không mang mầm bệnh nguy hiểm theo quy định.
- Đối với các loài thủy sản đã chủ động sản xuất giống nhân tạo: Áp dụng các giải pháp kỹ thuật mới, chuyển giao công nghệ mới trong sản xuất ương dưỡng, chọn tạo giống (giống mới, đơn tính, con lai, đa bội...) để nâng cao chất lượng con giống.
- Đối với các loài thủy sản chưa chủ động sản xuất giống nhân tạo: Kiểm soát chặt chẽ số lượng, chất lượng giống từ nguồn nhập khẩu và khai thác tự nhiên. Chủ động nghiên cứu, tiếp nhận và áp dụng công nghệ vào sản xuất, ương dưỡng giống.
- Đối với các loài vi tảo, rong biển, thủy sinh vật cảnh, loài thủy sản để làm giải trí, mỹ nghệ, trang sức và dược phẩm: Tổ chức nghiên cứu và nhập công nghệ sản xuất giống phù hợp nhu cầu sản xuất và điều kiện thực tiễn.
2. Phát triển nuôi trồng thủy sản
a) Phát triển nuôi theo nhóm loài
- Đối với tôm nước lợ:
+ Áp dụng kỹ thuật mới, tiên tiến vào sản xuất để tiết kiệm nước, nhiên liệu, thân thiện môi trường, hướng tới không sử dụng kháng sinh trong sản xuất, tạo sản phẩm có chất lượng, giá trị cao, đáp ứng các yêu cầu của thị trường; nuôi có chứng nhận; nuôi theo hướng giảm thiểu phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, giảm sử dụng vật liệu nhựa gây tác hại đến môi trường sinh thái và giảm ô nhiễm môi trường.
+ Đa dạng hóa các phương thức nuôi theo điều kiện từng vùng và thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu. Phát triển nuôi tôm ở các vùng đất bị nhiễm mặn, vùng chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp hiệu quả thấp, phù hợp với điều kiện tự nhiên và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương.
+ Ưu tiên phát triển các hình thức nuôi có kiểm soát nhiệt độ trong mùa đông đối với các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Thừa Thiên Huế.
+ Ưu tiên phát triển các hình thức nuôi tôm sú trong rừng ngập mặn, nuôi hữu cơ, nuôi tôm - lúa; tiếp tục phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng tại các vùng có điều kiện tự nhiên phù hợp, đáp ứng nhu cầu thị trường và phù hợp với quy hoạch của địa phương đối với các tỉnh ven biển Tây Nam Bộ.
- Đối với cá tra:
+ Tiếp tục phát triển nuôi cá tra tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long và các vùng có điều kiện tự nhiên phù hợp, đảm bảo theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương.
+ Thực hiện kiểm soát chặt chẽ điều kiện cơ sở nuôi theo các quy định hiện hành, khuyến khích mở rộng diện tích nuôi theo các tiêu chuẩn để tạo sản phẩm chất lượng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm, phù hợp với nhu cầu, yêu cầu thị trường tiêu thụ.
+ Khuyến khích áp dụng công nghệ nuôi mới, tiết kiệm nước, thích ứng với biến đổi khí hậu và công nghệ xử lý nước thải, bùn thải để bảo vệ môi trường.
- Đối với cá rô phi:
Tiếp tục phát triển các vùng nuôi tập trung trong các ao đầm nước ngọt, lợ, mặn; nuôi lồng bè trên sông, hồ chứa. Áp dụng công nghệ mới vào sản xuất, tạo ra khối lượng sản phẩm quy mô hàng hóa để chế biến xuất khẩu.
- Đối với cá biển, tôm hùm, nhuyễn thể:
+ Triển khai các nội dung về phát triển nuôi cá biển, tôm hùm, nhuyễn thể được quy định tại Quyết định số 1664/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
+ Quản lý và kiểm soát chặt chẽ điều kiện cơ sở nuôi theo quy định; rà soát, sắp xếp mật độ lồng nuôi đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và sức tải môi trường đối với nuôi tôm hùm. Áp dụng, thử nghiệm các mô hình nuôi tôm hùm bằng lồng tại các vùng biển xa bờ, nuôi trên bờ (nuôi trong bể sử dụng hệ thống lọc tuần hoàn).
+ Phát triển các vùng nuôi nhuyễn thể tập trung đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn của các thị trường; kiểm soát chặt chẽ về chất lượng, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh.
- Đối với cá nước lạnh:
+ Tiếp tục mở rộng quy mô nuôi cá nước lạnh tại các vùng có tiềm năng, phù hợp ở Tây Bắc, Tây Nguyên và một số địa phương khác có nguồn nước phù hợp.
+ Ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất để tiết kiệm nguồn nước, bảo vệ môi trường, tạo ra sản lượng lớn, chất lượng cao cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
+ Đa dạng hóa sản phẩm từ cá nước lạnh (trứng cá muối, cá xông khói...) để nâng cao giá trị sản phẩm.
- Đối với các loài vi tảo, rong biển, loài thủy sản nuôi làm cảnh, giải trí, mỹ nghệ, trang sức và dược phẩm:
+ Ứng dụng công nghệ mới để phát triển nuôi các loài rong biển có giá trị tại các vùng sinh thái phù hợp, tạo khối lượng sản phẩm lớn, đáp ứng yêu cầu về chất lượng, an toàn thực phẩm và thị trường, góp phần tăng tín chỉ carbon.
+ Tổ chức, sắp xếp lại các vùng nuôi thủy sản hiện có và phát triển các vùng nuôi trồng thủy sản dùng làm cảnh, giải trí, mỹ nghệ, trang sức và dược phẩm, gắn với xây dựng hệ thống cung ứng dịch vụ, vật tư, kỹ thuật và tiêu thụ. Đầu tư khoa học kỹ thuật mới để thúc đẩy sản xuất thủy sản làm cảnh quy mô hàng hóa.
- Đối với các loài giáp xác (trừ tôm nước lợ, tôm hùm):
+ Phát triển các mô hình nuôi tôm càng xanh chuyên canh, nuôi xen canh, luân canh (nuôi kết hợp tôm - lúa, tôm càng xanh trong mương vườn, nuôi ghép tôm càng xanh với các loài thủy sản nuôi khác). Hình thành các vùng nuôi tập trung ở các địa phương có điều kiện phù hợp, khai thác diện tích đất, mặt nước các vùng bị tác động bởi biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn vào nuôi tôm càng xanh để tăng sản lượng, giá trị và hiệu quả sử dụng.
+ Phát triển các mô hình nuôi thâm canh, nuôi kết hợp đối với giáp xác khác theo các vùng sinh thái phù hợp. Áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm.
- Đối với các loài cá truyền thống, bản địa, thủy đặc sản:
+ Tổ chức lại các vùng nuôi thủy sản bản địa, thủy đặc sản, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất, đáp ứng các điều kiện an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh.
+ Khai thác tiềm năng mặt nước sông, suối, hồ chứa, hồ thủy diện, thủy lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản, cung cấp thực phẩm, tạo sinh kế, góp phần xóa đói giảm nghèo và tăng thu nhập cho người dân.
b) Kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc trong nuôi trồng thủy sản
- Tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật và các yêu cầu của thị trường nhập khẩu về chất lượng, an toàn thực phẩm trong các công đoạn sản xuất, thu hoạch, vận chuyển sản phẩm thủy sản.
- Xây dựng, phát triển các vùng nuôi đảm bảo an toàn thực phẩm, thực hiện giám sát dư lượng hóa chất, thuốc, kháng sinh; xây dựng, áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm theo quy định của pháp luật và yêu cầu thị trường.
- Thực hiện kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định và xử lý vi phạm trong lĩnh vực chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản.
- Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định về chất lượng, an toàn thực phẩm, đánh giá sự phù hợp và xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.
c) Kiểm soát an toàn bệnh dịch và quan trắc môi trường trong nuôi trồng thủy sản
- Xây dựng, phát triển các cơ sở nuôi, vùng nuôi trồng thủy sản an toàn bệnh dịch, trong đó ưu tiên các đối tượng thủy sản nuôi chủ lực và đối tượng nuôi có giá trị sản phẩm hàng hóa lớn.
- Xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn về chất lượng nước nuôi thủy sản, nước thải từ vùng nuôi trồng thủy sản.
- Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư vào quan trắc, cảnh báo môi trường tại các vùng sản xuất giống và nuôi trồng thủy sản tập trung; áp dụng công nghệ mới trên nền tảng số để đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn và thông tin kịp thời kết quả quan trắc để người sản xuất chủ động, xử lý các sự cố về môi trường và dịch bệnh.
3. Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản
- Tiếp tục đầu tư, nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng đầu mối thiết yếu tại một số vùng sản xuất giống tập trung, vùng nuôi trồng thủy sản tập trung để sản xuất theo hướng hiệu quả và bền vững; ưu tiên đầu tư tại các vùng nuôi đối tượng thủy sản chủ lực, nuôi thủy sản có khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn làm cơ sở để lan tỏa, phát triển các vùng nuôi đảm bảo an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, hạn chế ô nhiễm môi trường, đáp ứng các yêu cầu của thị trường tiêu thụ.
- Đầu tư nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng phục vụ đào tạo, tập huấn, nghiên cứu, lưu giữ con giống, ứng dụng, chuyển giao công nghệ trong sản xuất, ương dưỡng giống và nuôi trồng thủy sản.
- Đầu tư xây dựng một số trung tâm giao dịch, cung ứng dịch vụ và thương mại đối với vật tư, thiết bị và sản phẩm thủy sản, đặc biệt ở các tỉnh biên giới, vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm.
4. Phát triển hệ thống sản xuất, cung ứng vật tư và công nghiệp hỗ trợ nuôi trồng thủy sản
- Phát triển sản xuất thức ăn thủy sản phù hợp với từng đối tượng nuôi, hình thức, điều kiện nuôi theo hướng giảm phụ thuộc vào bột cá; tăng tỷ lệ sử dụng nguồn nguyên liệu nội địa để giảm giá thành sản phẩm, giảm phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu và bảo vệ môi trường.
- Phát triển sản xuất sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản có nguồn gốc từ các loại nguyên liệu thân thiện với môi trường, phù hợp với mỗi hình thức, đối tượng nuôi.
- Phát triển sản xuất sản phẩm thuốc thú y thủy sản có nguồn gốc từ các loại nguyên liệu thân thiện với môi trường, từng bước thay thế thuốc kháng sinh dùng trong nuôi trồng thủy sản.
- Phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu mới, máy móc thiết bị theo hướng an toàn, tiết kiệm nhiên liệu, bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản.
- Xây dựng, hoàn thiện tiêu chuẩn, phương pháp thử để kiểm soát, đánh giá, giám định, kiểm định chất lượng vật tư thủy sản.
- Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư chuyển giao công nghệ, xây dựng các cơ sở sản xuất vật tư, thiết bị, cung ứng dịch vụ trong nước để chủ động sản xuất và giảm giá thành, nâng cao năng lực cạnh tranh trong nuôi trồng thủy sản.
5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tổ chức sản xuất
a) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
- Phát triển nguồn nhân lực quản lý, nghiên cứu, hướng dẫn kỹ thuật theo các nội dung tại Đề án về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực thủy sản và Đề án về nâng cao năng lực quản lý nhà nước về thủy sản.
- Rà soát, hoàn thiện hệ thống đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển ngành thủy sản. Tổ chức đào tạo, tập huấn về sản xuất, công nghệ mới, thị trường, quyền lợi người lao động, quy định pháp lý có liên quan cho các lực lượng lao động tham gia chuỗi sản xuất, thương mại thủy sản.
- Tổ chức tập huấn, đào tạo đội ngũ cán bộ có kiến thức về hội nhập thương mại quốc tế ngành thủy sản, rào cản thương mại, rào cản kỹ thuật liên quan đến sản phẩm nuôi trồng thủy sản.
- Định hướng, đào tạo, ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, cung cấp, phân phối, dự báo (giá, thời vụ,...), tiếp cận dữ liệu về khoa học kỹ thuật mới, tìm kiếm thị trường và quảng bá sản phẩm cho mỗi tổ chức, cá nhân tham gia nuôi trồng thủy sản; đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nuôi trồng thủy sản.
- Khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân tham gia và đầu tư vào đào tạo, tập huấn lực lượng lao động phục vụ nuôi trồng thủy sản.
b) Phát triển các mô hình hợp tác và liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm
- Tiếp tục phát triển, mở rộng các tổ hợp tác, hợp tác xã, tổ đồng quản lý, các mô hình liên doanh, liên kết giữa các tổ chức, cá nhân theo hình thức hợp tác gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới; phát triển các chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản.
- Xây dựng, phát triển các mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp với hoạt động kinh tế khác như du lịch sinh thái, ẩm thực, giải trí, điện gió, năng lượng mặt trời, mô hình kinh tế tuần hoàn v.v.. để tạo ra giá trị gia tăng.
- Xây dựng và triển khai chương trình truyền thông, hỗ trợ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho một số sản phẩm (chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể...) phục vụ việc phát triển thương hiệu cho dòng sản phẩm thủy sản có tính đặc trưng vùng miền, địa phương.
6. Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản
a) Về nghiên cứu ứng dụng công nghệ
- Sản xuất nhân tạo, chọn tạo các giống thủy sản mới, có tiềm năng phát triển; giống trái vụ, giống có khả năng thích nghi cao với điều kiện môi trường, tăng trưởng nhanh, kháng bệnh, sạch bệnh; giống vi tảo, rong biển, các loài thủy sản dùng làm cảnh, mỹ nghệ, dược phẩm và các mục đích khác.
- Phát triển công nghệ nuôi phù hợp, thân thiện môi trường, tiết kiệm nước, nhiên liệu, nguyên liệu, giảm sự phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên; hạn chế dùng thuốc, hóa chất có nguy cơ ảnh hưởng tới môi trường, an toàn thực phẩm.
- Phát triển các giải pháp kỹ thuật, công nghệ mới trong quản lý, thu gom, xử lý chất thải, nước thải từ nuôi trồng thủy sản, phụ phẩm từ nuôi trồng, chế biến thủy sản để gia tăng giá trị, giảm thiểu tác động đến môi trường.
- Nghiên cứu, phát triển các biện pháp phòng, trị bệnh (công nghệ vacxin, công nghệ enzyme...) trên thủy sản nuôi.
- Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; ưu tiên hài hoà với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực; xã hội hóa, nâng cao năng lực hệ thống các tổ chức đánh giá sự phù hợp lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.
b) Về ứng dụng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản
- Áp dụng các giải pháp công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm thủy sản.
- Đẩy mạnh chuyển đổi sang ứng dụng công nghệ tự động hóa ở các khâu liên quan đến an toàn lao động và yêu cầu xử lý nhanh các tình huống như thu hoạch, bảo quản sản phẩm, quan trắc, cảnh báo môi trường, truy xuất nguồn gốc.
- Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS), công nghệ 4.0, công nghệ chuỗi khối (blockchain) trong sản xuất, quản lý vùng nuôi và truy xuất nguồn gốc, bảo đảm kết nối với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia.
Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư được đính kèm tại Phụ lục I, Phụ lục II Quyết định này.
1. Nguồn vốn thực hiện
Thực hiện đa dạng nguồn vốn huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để triển khai thực hiện Chương trình.
- Nguồn ngân sách nhà nước cấp hàng năm (chi đầu tư phát triển, đầu tư cơ sở hạ tầng, chi thường xuyên) theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.
- Kinh phí lồng ghép trong các chương trình, đề án, dự án đầu tư công giai đoạn 2021 - 2030.
- Kinh phí vận động, huy động từ các nhà tài trợ nước ngoài, các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước và kinh phí hợp pháp khác.
2. Cơ chế sử dụng nguồn vốn đầu tư
- Ngân sách trung ương ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đầu mối thiết yếu đối với các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung quy mô lớn, vùng sản xuất giống thủy sản tập trung đối với các loài thủy sản nuôi chủ lực, các loài nuôi có giá trị kinh tế cao và các dự án ưu tiên tại Phụ lục I, Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định này.
- Ngân sách địa phương ưu tiên đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng sản xuất giống tập trung, vùng nuôi trồng thủy sản tập trung đối với các loài thủy sản nuôi tiềm năng theo nhu cầu của địa phương; tham gia thực hiện các dự án được ngân sách trung ương đầu tư; khuyến khích địa phương sử dụng ngân sách tự có và các nguồn vốn hợp pháp khác đầu tư cơ sở hạ tầng do trung ương ưu tiên đầu tư.
- Nguồn vốn ODA, FDI đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường, an toàn sản xuất và an toàn thực phẩm.
- Nguồn vốn của các thành phần kinh tế và nguồn vốn huy động đầu tư xây dựng các hạng mục công trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hậu cần theo các quy định hiện hành.
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Chịu trách nhiệm điều phối và tổ chức thực hiện Chương trình trên phạm vi cả nước; bố trí kinh phí thường xuyên cho hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổ chức hội thảo/hội nghị triển khai, sơ kết, tổng kết thực hiện Chương trình.
b) Ban hành Bộ tiêu chí xác định vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, vùng sản xuất giống thủy sản tập trung được ngân sách trung ương, địa phương ưu tiên đầu tư phù hợp với tình hình phát triển trong từng thời kỳ, từng giai đoạn; Bộ tiêu chí xác định các dự án phát triển nuôi trồng thủy sản ưu tiên thực hiện.
c) Xây dựng và tổng hợp kinh phí trong dự toán ngân sách nhà nước được giao hàng năm, gửi Bộ Tài chính để trình cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
d) Tổng hợp, thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản theo quy định của Luật Đầu tư công; tổng hợp, thẩm định, phê duyệt các dự án phát triển nuôi trồng thủy sản ưu tiên thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2030.
đ) Rà soát, đề xuất xây dựng các cơ chế chính sách khuyến khích, thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào các khâu trong toàn bộ chuỗi giá trị sản phẩm nuôi trồng thủy sản.
e) Hướng dẫn, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện Chương trình; tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá, hội thảo/hội nghị triển khai, sơ kết, tổng kết; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện hàng năm, 05 năm và tổng kết Chương trình, kịp thời đề xuất, kiến nghị, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định những vấn đề phát sinh, vượt thẩm quyền; bổ sung, điều chỉnh nội dung và các dự án ưu tiên của Chương trình cho phù hợp với điều kiện thực tiễn.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành có liên quan cân đối, bố trí nguồn vốn đầu tư phát triển các dự án thuộc Chương trình theo quy định của Luật Đầu tư công và các quy định khác của pháp luật.
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành có liên quan đề xuất giải pháp và huy động các nguồn lực đầu tư để triển khai Chương trình.
3. Bộ Tài chính
Căn cứ khả năng cân đối của ngân sách trung ương, trên cơ sở đề xuất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành liên quan tổng hợp trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của ngân sách trung ương, trình cấp có thẩm quyền cân đối, bố trí kinh phí theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn để thực hiện Chương trình.
4. Bộ Khoa học và Công nghệ
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành có liên quan xây dựng, công bố tiêu chuẩn quốc gia, ưu tiên hài hoà với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực; thẩm định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và hoạt động đánh giá sự phù hợp; áp dụng truy xuất nguồn gốc; hỗ trợ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; ưu tiên bố trí kinh phí để triển khai các nội dung liên quan đến nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học công nghệ phục vụ phát triển nuôi trồng thủy sản.
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành có liên quan lồng ghép các nội dung, nhiệm vụ phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản trong các chương trình ưu tiên trong lĩnh vực khoa học công nghệ đã được phê duyệt.
5. Bộ Công Thương
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu, triển khai các chính sách, giải pháp phù hợp nhằm phát triển thị trường và giải quyết các rào cản thương mại cho sản phẩm thủy sản.
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá hiện trạng hệ thống cung cấp điện và bố trí nguồn lực, đầu tư hạ tầng để cung cấp đủ điện cho các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, nuôi theo công nghệ cao.
c) Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc nghiên cứu và thông tin kịp thời về yêu cầu, nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng các sản phẩm nuôi trồng thủy sản của các thị trường tiềm năng để xây dựng định hướng về sản xuất, nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm nuôi trồng thủy sản.
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương nghiên cứu, đề xuất cơ chế chính sách, quy định về quản lý tài nguyên nước, giao đất, mặt nước phục vụ nuôi trồng thủy sản phù hợp với thực tiễn và quy định của pháp luật.
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương cung cấp kịp thời kết quả quan trắc môi trường nước định kỳ tại các điểm quan trắc phục vụ nuôi trồng thủy sản cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương để cảnh báo sớm cho người nuôi, hạn chế rủi ro.
c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương chủ động xây dựng, đề xuất các phương án ứng phó với biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường có thể tác động đến sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản.
7. Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan nghiên cứu đề xuất chính sách ưu đãi về vay vốn tín dụng, lãi suất, thời hạn cho vay đối với tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, sản xuất trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản đáp ứng các tiêu chí theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
8. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
a) Căn cứ điều kiện thực tế, kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển thủy sản giai đoạn 2021 - 2030 của địa phương và nội dung Chương trình này, chỉ đạo tổ chức xây dựng, phê duyệt, thực hiện Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình.
b) Bố trí kinh phí hàng năm từ ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác theo đúng quy định để thực hiện các nội dung của Chương trình tại địa phương. Ưu tiên bố trí nguồn kinh phí do địa phương quản lý để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung tại địa phương.
c) Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong quá trình Trung ương đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
d) Bố trí sử dụng đất theo quy hoạch, cân đối, bố trí kinh phí tham gia đầu tư các dự án được Trung ương đầu tư, quản lý, duy tu các hạng mục công trình sau đầu tư.
đ) Tổ chức tiếp nhận đối với các dự án được Trung ương đầu tư; quản lý, khai thác cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản sau đầu tư theo quy định về quản lý, sử dụng tài sản công.
e) Tổ chức sơ kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình hàng năm, 05 năm, tổng kết Chương trình và báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 20 tháng 12 hàng năm.
9. Các Hội, Hiệp hội nghề nghiệp
a) Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn các thành viên của Hội, Hiệp hội về các quy định liên quan đến nuôi trồng thủy sản của Việt Nam và quốc gia nhập khẩu.
b) Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường.
c) Hỗ trợ phân tích, dự báo, cung cấp thông tin thị trường cho các tổ chức, cá nhân nuôi, chế biến và xuất khẩu thủy sản.
d) Tham gia xây dựng thương hiệu sản phẩm nuôi trồng thủy sản, hoạt động xúc tiến thương mại, xử lý các tranh chấp thương mại, rào cản kỹ thuật liên quan tới nuôi, chế biến và xuất khẩu thủy sản, mở rộng thị trường tiêu thụ; chia sẻ thông tin thị trường; tham gia tập huấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ; hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển, tổ chức nuôi trồng thủy sản theo chuỗi giá trị, có trách nhiệm, chất lượng, hiệu quả và bền vững.
10. Các tổ chức, cá nhân có liên quan
a) Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.
b) Tham gia thực hiện các dự án đầu tư hạ tầng phát triển nuôi trồng thủy sản, các dự án liên quan đến nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ, quan trắc môi trường, sản xuất giống, chứng nhận và các hoạt động sản xuất, kinh doanh thuộc Chương trình này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
KT. THỦ TƯỚNG |
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN ƯU
TIÊN THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2021 - 2030
(Kèm theo Quyết định số 985/QĐ-TTg
ngày 16 tháng 8 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ)
TT |
Dự án phát triển |
Cấp phê duyệt |
Lồng ghép với các Chương trình đã được ban hành |
Thời gian trình |
Dự kiến kinh phí (tỷ đồng) |
1 |
Nhóm dự án phát triển giống thủy sản. |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Quyết định số 703/QĐ-TTg ngày 28/5/2020 |
2022 - 2030 |
100 |
2 |
Nhóm dự án phát triển thủy sinh vật cho mục đích làm cảnh, giải trí. |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
|
2022 - 2030 |
50 |
3 |
Nhóm dự án phát triển các loài vi tảo, rong biển làm nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản, thực phẩm chức năng, dược phẩm, mỹ phẩm, chất kích thích tăng trưởng cho cây trồng. |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
|
2022 - 2030 |
200 |
4 |
Nhóm dự án phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển. |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Quyết định số 1664/QĐ-TTg ngày 04/10/2021 |
2022 - 2030 |
100 |
5 |
Nhóm dự án về tổ chức hợp tác, liên kết trong nuôi trồng thủy sản. |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
|
2022 - 2030 |
200 |
6 |
Dự án xây dựng và phát triển cơ sở nuôi thủy sản đảm bảo an toàn dịch bệnh. |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Quyết định số 434/QĐ-TTg ngày 24/3/2021 |
2022 - 2030 |
50 |
7 |
Nhóm dự án nâng cao năng lực kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm và thực thi các quy định liên quan đến an toàn thực phẩm trong cơ sở nuôi. |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
|
2022 - 2030 |
100 |
8 |
Nhóm dự án về truyền thông và phát triển thị trường. |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
|
2022 - 2030 |
200 |
|
Tổng kinh phí |
|
|
|
1.000 |
DANH MỤC MỤC DỰ ÁN ĐẦU TƯ, NÂNG CẤP, HOÀN THIỆN CƠ SỞ HẠ
TẦNG PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN ƯU TIÊN THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2021 - 2030
(Kèm theo Quyết định số 985/QĐ-TTg
ngày 16 tháng 8 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ)
TT |
Tên dự án |
Địa điểm xây dựng |
Thời gian thực hiện |
Dự kiến kinh phí (tỷ đồng) |
1 |
Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng khu sản xuất giống thủy sản tập trung chất lượng cao. |
Cà Mau |
2022 - 2030 |
100 |
2 |
Các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng vùng sản xuất giống thủy sản mặn lợ tập trung. |
Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên |
2025 - 2030 |
200 |
3 |
Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng/cơ sở sản xuất giống thủy sản nước ngọt tập trung. |
Đồng Tháp, Cần Thơ, An Giang |
2025 - 2030 |
200 |
4 |
Các dự án đầu tư hạ tầng vùng sản xuất giống thủy sản làm cảnh, giải trí. |
Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu và Khánh Hòa |
2025 - 2030 |
100 |
5 |
Các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng 05 vùng NTTS tập trung vùng đồng bằng sông Cửu Long. |
Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang, Kiên Giang và Cà Mau |
2025 - 2030 |
600 |
6 |
Các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng 05 vùng NTTS tập trung vùng đồng bằng sông Hồng. |
Nam Định, Quảng Ninh, Hải Dương, Thái Bình và Ninh Bình |
2025 - 2030 |
600 |
7 |
Các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng 06 vùng nuôi trồng thủy sản tập trung vùng trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Đồng Nam Bộ. |
Sơn La, Yên Bái, Lào Cai, Tây Ninh, Đồng Nai, Đắk Nông |
2025 - 2030 |
700 |
8 |
Các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng 03 vùng NTTS tập trung vùng Trung Bộ. |
Quảng Nam, Thanh Hóa và Hà Tĩnh |
2025 - 2030 |
300 |
9 |
Các dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng nuôi tôm sinh thái, tôm hữu cơ, tôm lúa. |
Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau |
2025 - 2030 |
500 |
10 |
Các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nuôi cá nước lạnh. |
Lai Châu, Lâm Đồng, Đắk Lắk |
2025 - 2030 |
200 |
11 |
Các dự án đầu tư hạ tầng vùng nuôi thủy sản tập trung trên mặt nước lớn. |
Các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên |
2025 - 2030 |
400 |
12 |
Các dự án đầu tư xây dựng các trung tâm giao dịch/logistic cho sản phẩm thủy sản, đặc biệt ở các tỉnh giáp biên giới, vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm. |
Lào Cai, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cần Thơ, Cà Mau |
2022 - 2030 |
800 |
13 |
Các dự án đầu tư nâng cấp cơ sở đào tạo tập huấn nguồn nhân lực phục vụ ngành thủy sản. |
Hải Phòng/Bắc Ninh/Hà Nội |
2022 - 2030 |
300 |
14 |
Các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao về thủy sản tại Cà Mau và Đồng Tháp. |
Cà Mau, Đồng Tháp |
2025 - 2030 |
600 |
15 |
Dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, chuyển đổi vùng sản xuất theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. |
Kiên Giang |
2025 - 2030 |
200 |
16 |
Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng vùng NTTS thích ứng với biến đổi khí hậu. |
An Giang |
2025 - 2030 |
200 |
|
Tổng số |
|
|
6.000 |