Kế hoạch 225/KH-UBND năm 2021 về quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường trong nuôi trồng thủy sản thành phố Cần Thơ giai đoạn 2022-2025

Số hiệu 225/KH-UBND
Ngày ban hành 15/11/2021
Ngày có hiệu lực 15/11/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Cần Thơ
Người ký Nguyễn Ngọc Hè
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 225/KH-UBND

Cần Thơ, ngày 15 tháng 11 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

QUAN TRẮC, CẢNH BÁO VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2022 - 2025

Thực hiện Quyết định số 1151/QĐ-BNN-TCTS ngày 19 tháng 3 năm 2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Kế hoạch quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường trong nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021-2025, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành Kế hoạch quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường trong nuôi trồng thủy sản thành phố Cần Thơ giai đoạn 2022 - 2025, với các nội dung như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Hoàn thiện mạng lưới quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản, cập nhật thông tin hiện trạng môi trường của địa phương làm cơ sở cho công tác quản lý, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản;

- Kiểm soát mức độ ô nhiễm để có biện pháp ngăn chặn kịp thời trong chỉ đạo sản xuất. Đảm bảo cung cấp thông tin, cảnh báo cho người dân để kịp thời xử lý và phòng tránh dịch bệnh trong nuôi thủy sản nhằm hạn chế rủi ro, thiệt hại giúp phát triển bền vững nghề nuôi thủy sản, đặc biệt là nghề nuôi cá tra xuất khẩu ở thành phố Cần Thơ;

- Hình thành hệ thống thông tin kết nối với mạng lưới quan trắc, cảnh báo môi trường thành phố Cần Thơ và mạng lưới quan trắc môi trường tài nguyên quốc gia; góp phần xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án, chương trình hành động bảo vệ môi trường ở thành phố Cần Thơ nói riêng và đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

2. Mục tiêu cụ thể

- Xây dựng 05 trạm quan trắc tự động cố định tại các điểm thuộc vùng nuôi tập trung phục vụ nuôi trồng thủy sản nhằm đánh giá và dự báo môi trường nước hiện nay;

- Theo dõi thường xuyên và định kỳ chất lượng nước mặt phục vụ nuôi trồng thủy sản, cảnh báo kịp thời diễn biến bất thường môi trường giúp người nuôi kiểm soát chất lượng nước nuôi thủy sản, giảm thiểu rủi ro trong sản xuất, phát triển thủy sản bền vững đi đôi với việc bảo vệ môi trường và an sinh xã hội;

- Cung cấp thông tin chất lượng nước cho hệ thống quan trắc nuôi trồng thủy sản quốc gia qua cổng thông tin điện tử Tổng cục Thủy sản. Góp phần thiết lập được cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc môi trường trong nuôi trồng thủy sản thống nhất từ trung ương đến địa phương theo quy định của Luật Thủy sản, Thông tư số 24/2018/TT-BNNPTNT.

II. NỘI DUNG

1. Đối tượng và vùng quan trắc môi trường

a) Đối tượng quan trắc

Quan trắc môi trường nước mặt khu vực cấp nước cho vùng nuôi các đối tượng có giá trị kinh tế như cá tra, cá rô phi, cá nuôi lồng bè…

b) Vùng quan trắc

- Vùng nuôi huyện Vĩnh Thạnh (diện tích 135 ha);

- Vùng nuôi và sản xuất giống tập trung huyện Cờ Đỏ (diện tích 156 ha);

- Vùng nuôi quận Thốt Nốt (diện tích 365 ha);

- Vùng nuôi quận Ô Môn (diện tích 135 ha);

- Vùng nuôi cá lồng/bè thuộc quận Ô Môn và quận Bình Thủy (350 bè).

2. Điểm quan trắc

Điểm quan trắc đối với nguồn nước cấp của các khu vực sông nuôi cá tra thương phẩm, ương cá tra giống và lồng bè tập trung bao gồm:

a) Các điểm thành phố chủ trì thực hiện

- Điểm tại khu vực sông Cái Sắn (lưu vực thuộc Thị trấn Vĩnh Thạnh, huyện Vĩnh Thạnh);

- Điểm khu vực sông Hậu (lưu vực thuộc phường Trung Kiên, quận Thốt Nốt);

- Điểm tại khu vực sông Hậu (lưu vực thuộc phường Thới Long, quận Ô Môn);

[...]