Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 212/KH-UBND năm 2022 về Chương trình quản lý nợ công 3 năm giai đoạn 2023-2025 và Kế hoạch vay trả nợ công năm 2023 do tỉnh Đồng Nai ban hành

Số hiệu 212/KH-UBND
Ngày ban hành 05/10/2022
Ngày có hiệu lực 05/10/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Nai
Người ký Võ Tấn Đức
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 212/KH-UBND

Đồng Nai, ngày 05 tháng 10 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ NỢ CÔNG 3 NĂM GIAI ĐOẠN 2023 - 2025 VÀ KẾ HOẠCH VAY TRẢ NỢ CÔNG NĂM 2023

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 83/2018/QH13 ngày 25/06/2015;

Căn cứ Luật Quản lý nợ công ngày 23 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 91/2018/NĐ-CP ngày 26/06/2018 của Chính phủ về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ;

Căn cứ Nghị định số 97/2018/NĐ-CP ngày 30/06/2018 của Chính phủ về cho vay lại vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ;

Căn cứ Nghị định số 92/2018/NĐ-CP ngày 26/06/2018 của Chính phủ về quản lý và sử dụng Quỹ tích lũy trả nợ;

Căn cứ Nghị định số 95/2018/NĐ-CP ngày 30/06/2018 của Chính phủ về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán;

Căn cứ Nghị định số 94/2018/NĐ-CP ngày 30/06/2018 của Chính phủ về nghiệp vụ quản lý nợ công;

Căn cứ Nghị định số 93/2018/NĐ-CP ngày 30/06/2018 của Chính phủ về quản lý nợ chính quyền địa phương;

Căn cứ Thông tư số 84/2018/TT-BTC ngày 13/09/2018 của Bộ Tài chính về quy định mẫu biếu báo cáo và công bố thông tin nợ công.

II. MỤC TIÊU

Đảm bảo nhiệm vụ huy động vốn vay để đáp ứng nhu cầu cân đối ngân sách nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội với mức độ chi phí - rủi ro phù hợp.

Kiểm soát chặt chẽ chỉ tiêu an toàn nợ, đảm bảo trong giới hạn được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đồng thời kiểm soát việc lập kế hoạch vay nợ và việc huy động các nguồn vay; phân bổ, sử dụng vốn vay và bố trí nguồn lực tài chính của địa phương để hoàn trả các khoản vay cho giai đoạn 2022-2024.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện cơ chế công khai, minh bạch các khoản vay và trả nợ các khoản vay; tăng cường, nâng cao kỷ luật, kỷ cương trong quản lý nợ của chính quyền địa phương.

Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trong công tác quản lý nợ của chính quyền địa phương; gắn trách nhiệm giải trình vi chức năng nhiệm vụ được giao trong tất cả các khâu từ lập kế hoạch, phân bổ, quản lý, sử dụng các khoản vay.

Thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn trong nước.

III. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN VIỆC QUẢN LÝ NỢ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2022

TT

Nội dung

nợ đầu năm

Vay trong năm

Trả nợ trong năm

Dư nợ

Gốc

Lãi/phí

Tổng

a

b

1

2

3

4

5

6= (1+2-3)

 

Tổng số

76.371,89

-

76.136,34

6.088,05

82.224,39

235,55

I

Vay phát hành trái phiếu chính quyền địa phương

235,65

 

0,10

0,04

0,14

235,55

II

Tạm ứng ngân quỹ nhà nước

 

 

 

 

 

 

III

Vay các tổ chức tài chính, tín dụng

76.136,24

 

76.136,24

6.088,01

82.224,25

-

2

Vay các tổ chức tài chính, tín dụng

76.136,24

 

76.136,24

6.088,01

82.224,25

 

-

Ngân hàng TMCP Vietinbank Đồng Nai

76.136,24

-

76.136,24

6.088,01

82.224,25

-

- Dư nợ ngân sách đến 31/12/2022 là 235,55 triệu đồng. Theo quy định tại Khoản 6, Điều 7 Luật Ngân sách năm 2015 thì dư nợ cho phép trong năm 2021 của tỉnh là 8.245.627 triệu đồng (bằng 30% so với số thu ngân sách địa phương được hưởng trong năm 2021 là 27.485.424 triệu đồng). Như vậy, dư nợ ngân sách tỉnh Đồng Nai đảm bảo theo quy định Luật Ngân sách năm 2015. Dự kiến trong năm 2022 Tỉnh Đồng Nai chỉ còn khoản phải trả của Dự án trái phiếu Hồ cầu mới phải trả mỗi năm cho các cá nhân khoản 0,10 triệu đồng.

Đối với Dự án Hệ thống thoát nước và Xử lý nước thải thành phố Biên Hòa, giai đoạn 1 sử dụng vốn vay ODA có cơ chế tài chính hỗn hợp là vay lại 30%/cấp phát 70%. Trong các năm gần đây kể từ ngày ký kết hợp đồng với Bộ Tài chính về nguồn vốn vay lại vốn nước ngoài, Tỉnh Đồng Nai đều được giao kế hoạch vốn hàng năm nhưng đều không giải ngân được do Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) còn đang quan ngại về vấn đề dioxin ảnh hưởng đến khu vực thực hiện dự án và hiện tại đang trong quá trình làm việc với Đại sứ quán Nhật Bản về vấn đề này. Do đó JICA chưa chấp thuận cho thực hiện các bước tiếp theo của dự án.

Hiện nay, giải pháp công nghệ của dự án được phê duyệt (Công nghệ Bùn hoạt tính (CAS) kết hợp khí Nitơ) không còn phù hợp với thực tế nên không đảm bảo tính khả thi đầu tư dự án. Do đó, ngày 16/02/2022, Tỉnh Đồng Nai đã có văn bản số 5497/UBND-KTNS báo cáo Bộ Tài chính về việc tạm dừng thực hiện và dừng vay vốn Nhật Bản của dự án Thoát nước và xử lý nước thải Biên Hòa - Đồng Nai. Do đó, địa phương không tổng hợp Mẫu biểu báo cáo số 2.03 (Báo cáo tình hình rút vốn vay của các dự án vay ODA và ưu đãi nước ngoài năm 2022, dự kiến năm 2023 và năm 2024 - 2025) và Mẫu biểu số 2.04 (Báo cáo tình hình vay, trả nợ của các dự án vay lại từ nguồn vốn vay nước ngoài của chính phủ năm 2022, dự kiến năm 2023 và năm 2024 - 2025) theo Thông tư 84/2018/TT-BTC ngày 13/09/2018 của Bộ Tài chính đính kèm do không có số liệu phát sinh. Như vậy, trong năm 2022 tỉnh Đồng Nai không phát sinh khoản vay mới nào.

IV. DỰ KIẾN CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ NỢ CÔNG 03 NĂM GIAI ĐOẠN 2023 - 2025

1. Kế hoạch vay, trả nợ công năm 2023

Đại dịch Covid-19 xuất hiện từ năm 2019 và đến năm 2020 - 2021 bắt đầu bùng nổ nặng vào vùng kinh tế trọng điểm phía Nam ở các tỉnh, thành như TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An,...Qua cơn bão Covid-19 bùng phát đã tạo ra những sóng gió, thử thách chưa từng có ở cả nước nói chung và tỉnh Đồng Nai nói riêng. Covid-19 gây ra những hệ lụy mất mát lớn, làm đứt gãy các liên kết trong nền kinh tế, ảnh hưởng nặng nề đến mọi mặt của đời sống xã hội, sức khỏe và tính mạng của nhân dân. Trong đó, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất do dịch Covid-19 xâm nhập sâu và diễn biến phức tạp tại các trung tâm kinh tế, công nghiệp lớn. Đồng Nai là một trong những tỉnh thành chịu tác động của dịch Covid-19 và được thể hiện rất rõ trong bức tranh kinh tế của địa phương.

Trong năm 2021, kinh tế tỉnh tăng trưởng chậm, so với cùng kỳ, tng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng chậm, chỉ tăng 2,15% so với cùng kỳ, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 4,1%. Đây cũng là mức tăng trưởng thấp nhất trong nhiều năm qua của tỉnh Đồng Nai; thu hút đầu tư trong nước, nước ngoài và đăng ký thành lập mới doanh nghiệp so với cùng kỳ năm 2020 đều giảm, có 977 doanh nghiệp giải thể, tạm ngưng hoạt động. Lĩnh vực y tế bị ảnh hưởng nặng nề do tập trung toàn bộ nguồn nhân lực, cơ sở vật chất vào công tác phòng, chống dịch.

[...]