Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 2112/KH-UBND năm 2019 về Học tập kinh nghiệm công tác quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học và Vườn quốc gia đã được công nhận là Vườn di sản ASEAN do tỉnh Tây Ninh ban hành

Số hiệu 2112/KH-UBND
Ngày ban hành 25/09/2019
Ngày có hiệu lực 25/09/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Tây Ninh
Người ký Trần Văn Chiến
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TÂY NINH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2112/KH-UBND

Tây Ninh, ngày 25 tháng 9 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

HỌC TẬP KINH NGHIỆM CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ VƯỜN QUỐC GIA ĐÃ ĐƯỢC CÔNG NHẬN LÀ VƯỜN DI SẢN ASEAN

Căn cứ Kế hoạch số 2136/KH-UBND ngày 31/8/2018 của UBND tỉnh về bảo vệ môi trường tỉnh Tây Ninh năm 2019 và Công văn số 1926/UBND-KTTC ngày 06/9/2019 của UBND tỉnh về việc chủ trương Học tập kinh nghiệm công tác quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học và Vườn quốc gia đã được công nhận là Vườn di sản ASEAN.

UBND tỉnh ban hành Kế hoạch Học tập kinh nghiệm công tác quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học và Vườn quốc gia đã được công nhận là Vườn di sản ASEAN như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Học tập kinh nghiệm quản lý bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai và Vườn quốc gia Chư Mon Ray, tỉnh Kon Tum, nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu, bảo tồn các nguồn giống, gen sinh học quý hiếm, đồng thời đã và đang thực hiện dự án phát triển du lịch sinh thái và truyền thống tại tỉnh Tây Ninh.

- Học tập kinh nghiệm quản lý của tỉnh Kon Tum đối với Vườn di sản ASEAN (khu AHP) -Vườn quốc gia Chư Mon Ray, nhằm phục vụ cho việc xây dựng hồ sơ, đề cử Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát thành khu AHP.

2. Yêu cầu

- Nghiên cứu, đánh giá tổng thể về tình hình kinh tế - xã hội, tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học; công tác quản lý bảo tồn tài nguyên rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển du lịch, sinh kế của người dân; các chính sách đầu tư, hỗ trợ của nhà nước, của tỉnh đối với các Vườn quốc gia Kon Ka Kinh và Vườn quốc gia Chư Mon Ray.

- Nghiên cứu, đánh giá về Vườn quốc gia Kon Ka Kinh và Vườn quốc gia Chư Mon Ray trước khi trở thành khu AHP và sau khi trở thành khu AHP đã tác động như thế nào đến phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; các lợi ích và hạn chế của việc trở thành khu AHP; các tổ chức trong nước và nước ngoài đã hỗ trợ những gì cho Vườn quốc gia,

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Tham quan, học tập kinh nghiệm bao gồm một số nội dung chính:

- Bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên.

- Bảo tồn các loài hoang dã và các giống vật nuôi, cây trồng nguy cấp, quý, hiếm.

- Sử dụng bền vững và thực hiện cơ chế chia sẻ hợp lý lợi ích từ dịch vụ hệ sinh thái và đa dạng sinh học.

- Kiểm soát các hoạt động gây tác động xấu đến đa dạng sinh học.

- Bảo tồn đa dạng sinh học trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

- Khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý bảo tồn đa dạng sinh học.

- Các tác động đến kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng của khu vực đề cử Vườn quốc gia thành Vườn di sản ASEAN.

2. Thành phần Đoàn công tác bao gồm:

- Lãnh đạo UBND tỉnh.

- Các Sở, ngành: Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát trin nông thôn, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ngoại vụ, Công Thương, BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh, BQL Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát và UBND huyện Tân Biên.

3. Địa điểm tham quan, học tập kinh nghiệm:

- Vườn quốc gia Chư Mon Ray thuộc tỉnh Kon Tum.

- Vườn quốc gia Kon Ka Kinh thuộc tỉnh Gia Lai.

4. Thời gian thực hiện:

Từ ngày 22 tháng 10 năm 2019 đến ngày 26 tháng 10 năm 2019 (thời gian cụ thể sẽ thông báo sau)

[...]