Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 210/KH-UBND năm 2020 về phát triển thương mại điện tử tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025

Số hiệu 210/KH-UBND
Ngày ban hành 02/10/2020
Ngày có hiệu lực 02/10/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Nguyễn Văn Thi
Lĩnh vực Thương mại,Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 210/KH-UBND

Thanh Hóa, ngày 02 tháng 10 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

Thực hiện Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 15/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Kế hoạch Phát triển thương mại điện tử tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021 - 2025 với các nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Quán triệt, tuyên truyền, phổ biến Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025 đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, doanh nghiệp và người tiêu dùng nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử cho cộng đồng.

- Triển khai có hiệu quả cuộc Cách mạng công nghiệp Lần thứ tư (CMCN 4.0); các hiệp định, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên trong việc phát triển thương mại điện tử (TMĐT) để áp dụng vào phát triển kinh tế của tỉnh; đồng thời, đảm bảo sự phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong công tác kiểm tra, đảm bảo việc kinh doanh trên các trang TMĐT theo đúng quy định; đẩy mạnh ứng dụng từ công nghệ số để cải cách các thủ tục hành chính, gia tăng chất lượng công việc cho các cơ quan quản lý nhà nước.

- Khuyến khích doanh nghiệp đẩy mạnh ứng dụng nền kinh tế số, giao dịch TMĐT trong hoạt động sản xuất kinh doanh, khởi nghiệp kinh doanh từ TMĐT.

- Đưa mua sắm trực tuyến, thanh toán trực tuyến trở thành hình thức mua sắm, thanh toán phổ biến của người tiêu dùng, từng bước thay đổi thói quen mua sắm, hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng theo hướng văn minh hiện đại.

2. Yêu cầu

- Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện toàn diện, đồng bộ các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể về phát triển thương mại điện tử phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương. Phát triển, ứng dụng TMĐT gắn liền với việc ứng dụng và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật về công nghệ thông tin truyền thông của tỉnh đến năm 2025; từng bước đưa TMĐT trở thành hoạt động được sử dụng, ứng dụng rộng rãi, phổ biến trong các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp.

- TMĐT tỉnh Thanh Hóa phát huy được tiềm năng, lợi thế nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong tỉnh, thực hiện tốt công tác quảng bá, giới thiệu và tìm kiếm thị trường cho hàng hoá, sản phẩm của các doanh nghiệp trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

- Hỗ trợ, thúc đẩy việc ứng dụng rộng rãi TMĐT trong các doanh nghiệp và cộng đồng trong tỉnh.

- Thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn trong tỉnh về mức độ phát triển TMĐT.

- Xây dựng thị trường TMĐT lành mạnh, có tính cạnh tranh và phát triển.

- Mở rộng thị trường tiêu thụ cho hàng hóa trong tỉnh thông qua ứng dụng TMĐT; đẩy mạnh giao dịch TMĐT trong, ngoài tỉnh và quốc tế.

2. Mục tiêu cụ thể

Đến năm 2025, phấn đấu các mục tiêu cụ thể về phát triển TMĐT trên địa bàn tỉnh phấn đấu bằng mặt bằng chung cả nước, cụ thể:

2.1. Về quy mô thị trường, ứng dụng TMĐT

- 55% dân số tham gia mua sắm trực tuyến.

- 100% doanh nghiệp có website được cập nhật đầy đủ thông tin về giới thiệu, quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp.

2.2. Về hạ tầng các dịch vụ phụ trợ cho TMĐT

- 100% thủ tục hành chính công trực tuyến các thủ tục đăng ký kinh doanh và đầu tư, các thủ tục khác liên quan đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp từ mức độ 3 trở lên; trong đó có 90% các dịch vụ công trực tuyến phổ biến, liên quan tới nhiều người dân, doanh nghiệp được thực hiện ở mức độ 4.

- 100% các đơn vị cung cấp điện, nước, viễn thông và truyền thông triển khai thanh toán hóa đơn không dùng tiền mặt cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ.

- Thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử đạt 50%, trong đó thanh toán thực hiện qua các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán chiếm 80%.

[...]