Kế hoạch 20/KH-UBND năm 2016 quán triệt, tuyên truyền Chương trình hành động nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh An Giang giai đoạn 2016–2020

Số hiệu 20/KH-UBND
Ngày ban hành 09/11/2016
Ngày có hiệu lực 09/11/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh An Giang
Người ký Vương Bình Thạnh
Lĩnh vực Thương mại,Bộ máy hành chính

UBND TỈNH AN GIANG
BAN CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHỈ SỐ PCI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 20/KH-BCĐ

An Giang, ngày 09 tháng 11 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

QUÁN TRIỆT, TUYÊN TRUYỀN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2016 – 2020

Căn cứ Quyết định số 2000/QĐ-UBND ngày 15 tháng 7 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Chương trình hành động nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) tỉnh An Giang giai đoạn 2016 - 2020, thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2015 – 2020;

Căn cứ Kế hoạch số 402/KH-UBND ngày 27 tháng 7 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang triển khai thực hiện năm 2016 Chương trình hành động nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) tỉnh An Giang giai đoạn 2016 – 2020;

Căn cứ Quyết định số 2523/QĐ-UBND ngày 09 tháng 9 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 tỉnh An Giang (gọi tắt là Ban Chỉ đạo);

Thực hiện chức năng và nhiệm vụ được giao, Ban Chỉ đạo xây dựng Kế hoạch quán triệt, tuyên truyền Chương trình hành động nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh An Giang giai đoạn 2016 – 2020, cụ thể như sau:

I. SỰ CẦN THIẾT

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI - Provincial Competitiveness Index) là công cụ để đo lường và đánh giá công tác quản lý, điều hành kinh tế cấp tỉnh trên các lĩnh vực có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Đây là dự án hợp tác nghiên cứu giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và dự án Nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam (là dự án do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ.

Hiện nay, chỉ số PCI ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành triển khai các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thông qua chỉ số PCI, doanh nghiệp có thể phản ánh, đánh giá về môi trường kinh doanh tại địa phương; đồng thời giúp chính quyền nhận diện được những khó khăn của doanh nghiệp, từ đó tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Vì vậy, để tăng cường sự kết nối giữa doanh nghiệp với hệ thống cơ quan nhà nước các cấp, việc tuyên truyền về chỉ số PCI là sức cần thiết và quan trọng, điều này tác động trực tiếp tới cảm nhận của doanh nghiệp đối với chất lượng phục vụ của các cơ quan nhà nước.

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) tỉnh An Giang giai đoạn 2016 – 2020.

- Nâng cao nhận thức của cán bộ các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở về vai trò quan trọng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, từ đó nhận thức được trách nhiệm và nhiệm vụ, thực hiện các giải pháp góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh.

- Xây dựng môi trường đầu tư thực sự thông thoáng, minh bạch, hấp dẫn, thuận lợi để thu hút nguồn lực của doanh nghiệp và xã hội, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Tuyên truyền về những chính sách, giải pháp và những kế hoạch hành động của An Giang cam kết thực hiện để thúc đẩy, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh.

2. Yêu cầu

- Hoạt động tuyên truyền có trọng tâm, đa dạng về hình thức và nội dung, góp phần chuyển biến từ nhận thức thành hành động của các cấp, các ngành trong quá trình thực thi công vụ, chuyển từ tư duy quản lý sang phục vụ.

- Xác định đây là một nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh từ nay đến năm 2020; gắn với công tác tuyên tuyền nhiệm vụ kinh tế xã hội, xây dựng hoàn thiện bộ máy cơ quan hành chính các cấp trong tỉnh.

III. ĐỐI TƯỢNG TUYÊN TRUYỀN

1. Tất cả cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh;

2. Doanh nghiệp thuộc các thành phần đang hoạt động sản xuất – kinh doanh trên địa bàn tỉnh;

3. Và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

IV. NỘI DUNG, HÌNH THỨC TUYÊN TRUYỀN

1. Từ nay đến hết năm 2016

a) Nội dung tuyên truyền

- Tập trung tuyên truyền 10 chỉ số thành phần PCI của tỉnh, trong đó đặc biệt nhấn mạnh tuyên truyền khắc phục và cải thiện 06 chỉ số thành phần của năm 2015 giảm điểm, giảm thứ hạng so với năm 2014, cụ thể: (1) Chi phí không chính thức; (2) Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất; (3) Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh; (4) Cạnh tranh bình đẳng; (5) Chi phí thời gian thực hiện các quy định của Nhà nước; (6) Chi phí gia nhập thị trường. Phấn đấu năm 2016, PCI của tỉnh An Giang là một trong những tỉnh, thành nằm trong nhóm tốt.

- Sự nỗ lực, phấn đấu của các cấp, các ngành trong việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Đồng thời, phản ánh kết quả cũng như tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện của các đơn vị.

[...]