Kế hoạch 1922/KH-UBND năm 2015 thực hiện Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014-2020 do tỉnh Kon Tum ban hành

Số hiệu 1922/KH-UBND
Ngày ban hành 24/08/2015
Ngày có hiệu lực 24/08/2015
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kon Tum
Người ký Nguyễn Đức Tuy
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: 1922/KH-UBND

Kon Tum, ngày 24 tháng 08 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC GẮN VỚI CUỘC VẬN ĐỘNG “NGƯỜI VIỆT NAM ƯU TIÊN DÙNG HÀNG VIỆT NAM” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2015 - 2020

Thực hiện Quyết định số 634/QĐ-TTg ngày 29/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Phát trin thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014-2020. UBND tỉnh Kon Tum xây dựng Kế hoạch trin khai thực hiện Đề án như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Mục đích:

- Giúp người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh nhận thức đúng khả năng sản xut của doanh nghiệp Việt Nam; chất lượng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ Việt Nam; xây dựng văn hóa tiêu dùng dựa trên tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc. Phát triển hệ thống phân phối, xây dựng mô hình các chuỗi liên kết sản xuất - phân phối - tiêu dùng nhằm tạo lập và phát triển thị trường, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi đưa hàng hóa thiết yếu, hàng Việt Nam có thế mạnh đến tay người tiêu dùng nhằm nâng cao sức mua, bình ổn thị trường và cải thiện đời sống nhân dân.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước về thương mại trên địa bàn tỉnh, nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ và các hành vi kinh doanh trái phép, bảo vệ người tiêu dùng và người sản xuất kinh doanh hàng Việt Nam.

- Giao nhiệm vụ cụ th cho các cấp, ngành trong việc thực hiện nhiệm vụ, đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, đồng thời tăng cường phối hợp trong việc trin khai thực hiện của các cấp, ngành đnâng cao hiệu quả trin khai các nhiệm vụ, đề án.

2. Yêu cầu:

- Bám sát với mục đích đã nêu đtăng cường nhận thức của các đơn vị, tchức, cá nhân trên địa bàn tỉnh về cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, tạo sự đồng thuận trong hành động, thúc đy sự tham gia chủ động tích cực và trách nhiệm để công tác phát triển thị trường trong nước gn với Cuộc vận động triển khai đạt hiệu quả trên địa bàn tỉnh.

- Các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh đảm bảo bền vững hiệu quả; nâng cao chất lượng hàng hóa, giảm giá thành, nâng cao tính cạnh tranh; quảng bá, xây dựng thương hiệu, tạo lập kênh phân phối đđáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người tiêu dùng trên địa bàn.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN:

1. Công tác thông tin, tuyên truyền:

- Đy mạnh công tác thông tin, tuyên truyn, vận động đngười tiêu dùng trong tỉnh biết, hiu, đánh giá đúng về chất lượng sản phm, hàng hóa, dịch vụ, khả năng sản xuất, kinh doanh và đáp ứng nhu cu tiêu dùng của doanh nghiệp Việt Nam.

- Đy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền để các cơ quan, đơn vị và tchức chính trị - xã hội, trường học trên địa bàn tỉnh nhận thức đúng yêu cầu của Cuộc vận động và thực hiện mua sắm hàng Việt Nam khi có nhu cầu mua sắm bng nguồn kinh phí thuộc ngân sách Nhà nước; các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong tỉnh khi mua sm vật tư, thiết bị để thực hiện các dự án, công trình thì ưu tiên sử dụng các thiết bị, nguyên vật liệu và dịch vụ trong nước đảm bảo chất lượng.

- Tăng cường tuyên truyền, vận động doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phm, hàng hóa và dịch vụ; thực hiện cam kết bảo vệ quyn lợi người tiêu dùng; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ hội quảng bá sản phm, hàng hóa của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Triển khai xây dựng chuyên mục “Tự hào hàng Việt Nam” trên Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Kon Tum đthường xuyên tuyên truyền, quảng bá về Cuộc vận động, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp trong tỉnh, trong nước. Đồng thời, phản ánh, cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, khách quan về tình hình thực hiện Cuộc vận động của các ngành, địa phương trong tỉnh.

- Đa dạng hóa các hoạt động tuyên truyền, cđộng về Cuộc vận động bng các hình thức, nội dung phù hợp tại các địa đim công cộng, trụ sở các cơ quan nhà nước, tchức chính trị- xã hội trên địa bàn tỉnh.

- Cập nhật, công bố quảng bá thường xuyên và kịp thời danh mục máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu trong nước sản xuất được đphục vụ tchức, cá nhân khai thác, sử dụng; thông tin về diễn biến thị trường, giá cả các mặt hàng thiết yếu, nhất là hàng hóa sản xuất trong nước trên website Sở Công Thương, Sở Tài chính.

2. Phát triển hệ thống phân phối hàng Việt Nam cố định và bền vững:

- Nghiên cứu, xây dựng mô hình các chuỗi cung ứng sản phẩm bền vững từ sản xuất - phân phối - tiêu dùng gắn với quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm. Từng bước nhân rộng mô hình liên kết, tạo điều kiện đcác doanh nghiệp tham gia mô hình.

- Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển cơ sở hạ tng thương mại nhất là hệ thống chợ, nhằm mở rộng kênh phân phối hàng Việt Nam tại các chợ truyền thống, khu vực tập trung đông dân cư, vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa theo hướng bền vững.

- Đẩy mạnh công tác hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, tổ chức các hoạt động đưa hàng Việt Nam về nông thôn, vùng sâu, vùng xa, chợ truyền thống, các chương trình khuyến mại hàng Việt Nam như “Ngày hàng Việt”, “Tuần hàng Việt”, “Tháng hàng Việt”...

- Tchức vận động, hỗ trợ, thu hút các mặt hàng Việt Nam chất lượng cao hoặc hàng hóa có thương hiệu đđưa vào thị trường, tạo uy tín cho các phiên chợ. Nghiên cứu bổ sung các nội dung của chương trình đưa hàng Việt về nông thôn nhằm thu hút lượng người đến tham quan, mua sắm.

- Nghiên cứu xây dựng và quảng bá các mô hình thí điểm về đim bán hàng Việt Nam với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam” cố định tại các chợ trung tâm huyện, thành phố, siêu thị và một quầy hàng trưng bày hàng giả tại các chợ trung tâm huyện, thành phố để người tiêu dùng phân biệt khi lựa chọn mua sắm hàng hóa. Phối hợp với Bộ Công Thương xây dựng Dự án mô hình thí điểm về Điểm bán hàng Việt Nam tại chợ, siêu thị, cửa hàng thương mại với tên gọi “Tự hào Việt Nam trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

- Đy mạnh các hoạt động giới thiệu, qung bá các điểm du lịch, khách sạn gắn với quảng bá sản phẩm đặc trưng của tỉnh.

- Làm việc với các tập đoàn, doanh nghiệp đcó kế hoạch hợp tác, đưa các sản phẩm hàng hóa của tỉnh vào trong hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị.

- Có chính sách hỗ trợ về mặt bằng, thuế... đthu hút các doanh nghiệp đầu tư, ổn định sản xuất kinh doanh; hỗ trợ các doanh nghiệp trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại các điểm du lịch, khách sạn.

[...]