Chương trình 57/CTr-UBND năm 2016 phát triển thị trường sản phẩm đặc sản Huế giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành

Số hiệu 57/CTr-UBND
Ngày ban hành 22/04/2016
Ngày có hiệu lực 22/04/2016
Loại văn bản Văn bản khác
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Phan Ngọc Thọ
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

S: 57/CTr-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 22 tháng 04 năm 2016

 

CHƯƠNG TRÌNH

PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM ĐẶC SẢN HUẾ GIAI ĐOẠN 2016-2020

I. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH

1. Đánh giá chung

Tại tỉnh Thừa Thiên Huế; hầu hết các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm đặc sản Huế đều có quy mô khiêm tốn, chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ hoặc hộ kinh doanh cá th; trong đó, 68% có quy mô lao động dưới 10 người, khoảng 8,3% có vốn sản xuất từ 1 - 1,5 tỷ đồng và đa phần còn lại có số vốn dưới 0,5 tỉ đồng. Với quy mô như vậy, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm đặc sản Huế gặp nhiều khó khăn trong việc huy động các nguồn lực để mở rộng sản xuất cũng như phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm. Cụ thể các khó khăn doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm đặc sản Huế gặp phải như: khả năng tiếp cận các nguồn vốn từ các đối tác tài chính thường rất khó do các yêu cầu thế chấp và thủ tục pháp lý phức tạp; nguồn nguyên liệu đầu vào đa phần không ổn định, công nghệ sản xuất phần lớn còn khá lạc hậu; mẫu mã sản phẩm chủ yếu dựa trên các mẫu mã truyền thống và theo đơn đặt hàng, rất ít cơ sở có thiết kế riêng, nhất là đối với vấn đề bao bì sản phẩm; việc tham gia và tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại còn thụ động, thiếu kinh nghiệm, phụ thuộc vào sự biến động của thị trường,...

Trong thời gian qua, với nguồn kinh phí khuyến công đã tích cực hỗ trợ các cơ sở sản xuất đầu tư ứng dụng công nghệ thiết bị tiên tiến, cải tiến mẫu mã sản phẩm, đào tạo nghề,... để hỗ trợ các doanh nghiệp cơ sở mở rộng phát triển sản xuất; đồng thời cũng tiến hành hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở tìm kiếm thị trường, thông qua việc tạo điều kiện cho các cơ sở giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ trong nước và nước ngoài, qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua website,...

Sở Công Thương cũng đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm việc trực tiếp với UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế tiến hành rà soát sản phẩm của các doanh nghiệp,cơ sở sản xuất và tổ chức các buổi kết giữa lãnh đạo doanh nghiệp và cơ sở cung cấp và bộ phn thu mua của các nhà phân phi. Kết quả năm 2015 đã có hơn 20 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh của tỉnh cung cấp sản phẩm cho các kênh phân phối.

Tuy nhiên với mở rộng số lượng các sản phẩm cung cấp cho các nhà phân phối còn gặp nhiều khó khăn do các nguyên nhân: Quy mô sản xuất nh, chất lượng sản phẩm không đồng đều, chưa đảm bảo điều kiện an toàn vệ sinh, chất lượng sản phẩm, ...

Với tình hình nêu trên, đặt ra yêu cầu cấp thiết cần có một chương trình định hướng và hỗ trợ phát triển thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm đặc sản của tnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2020, gồm các nội dung:

2. Mục tiêu

Hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất sản phẩm đặc sản Huế đầu tư mở rộng phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển thị trường thông qua các chương trình, đề án phát triển sản xuất, xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường tiêu thụ.

3. Phạm vi, đối tượng áp dụng triển khai thực hiện

a) Phạm vi

Hỗ trợ xây dựng, bảo hộ thương hiệu, thị trường, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh phân phối các mặt hàng, sản phẩm đặc sản Huế.

b) Đối tượng áp dụng triển khai thực hiện

Các tổ chức, hiệp hội, hội nghề và các đơn vị/cá nhân trực tiếp sản xuất kinh doanh sản phẩm đặc sản Huế thuộc 3 nhóm sản phẩm đặc sản: m thực, sản phẩm nông nghiệp sạch, nông sản; thủ công mỹ nghệ (hàng quà tặng, lưu niệm) bao gồm:

- Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

- Hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã.

- Hộ kinh doanh cá thể theo Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh.

4. Nguồn lực thực hiện

Tổ chức thực hiện chương trình trên cơ sở lồng ghép các nguồn vốn sau:

- Hỗ trợ làng nghề và sản phẩm nghề.

- Hỗ trợ phát triển sản phẩm quà tặng, lưu niệm.

- Xây dựng thương hiệu đặc sản Huế.

- Nguồn khuyến công.

- Nguồn khuyến nông, lâm, ngư.

- Chương trình phát triển khoa học công nghệ.

- Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn, lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ sản xuất từ chương trình xây dựng nông thôn mới.

[...]