Kế hoạch 1910/KH-UBND năm 2017 hành động thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TW về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trên địa bàn tỉnh Điện Biên

Số hiệu 1910/KH-UBND
Ngày ban hành 07/07/2017
Ngày có hiệu lực 07/07/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Điện Biên
Người ký Mùa A Sơn
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
ĐIỆN BIÊN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1910/KH-UBND

Điện Biên, ngày 07 tháng 7 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 06-NQ/TW NGÀY 05/11/2016 CỦA BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XII VỀ “THỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ, GIỮ VỮNG ỔN ĐỊNH CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH NƯỚC TA THAM GIA CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN

Thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 5/11/2016 Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XII) về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 25/4/2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới;

Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên ban hành Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 5/11/2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 25/4/2017 của Chính phủ về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trên địa bàn tỉnh như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mc đích

- Nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp và toàn xã hội trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội. Xây dựng nhiệm vụ trọng tâm, huy động sức mạnh, nguồn lực của toàn xã hội tham gia và thực hiện có hiệu quả công tác hội nhập quốc tế, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.

- Chủ động, tích cực tranh thủ tối đa các điều kiện quốc tế thuận lợi, đẩy mạnh hợp tác, quảng bá hình ảnh tiềm năng, thế mạnh của địa phương, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với định hướng và mục tiêu đề ra.

- Kế hoạch là căn cứ để các Sở, ngành tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 5/11/2016 của Ban chp hành Trung ương Đảng khóa XII và Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 25/4/2017 của Chính phủ.

2. Yêu cầu

- Chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế là định hướng chiến lược lớn trong thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phát triển văn hóa, xã hội, phát triển nguồn nhân lực, y tế, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, gắn với nhiệm vụ bảo vệ độc lập chủ quyền, an ninh biên giới trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế.

- Bảo đảm sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng đối với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

- Hội nhập kinh tế quốc tế là trọng tâm của hội nhập quốc tế, hội nhập trong các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế quốc tế.

- Cụ thể hóa các chủ trương, chính sách tại Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 5/11/2016 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII và các nội dung tại Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 25/4/2017 của Chính phủ để tổ chức thực hiện phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương. Gắn trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Tăng cường công tác tư tưởng, nâng cao nhận thức

- Công tác phổ biến, tuyên truyền, quán triệt Nghị quyết:

+ Tổ chức phổ biến, quán triệt, tuyên truyền các nội dung của Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 5/11/2016 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII và các nội dung tại Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 25/4/2017 của Chính phủ. Trong đó, đẩy mạnh tuyên truyền về chủ trương hội nhập sâu và toàn diện trong giai đoạn phát triển mới và yêu cầu bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong quá trình hội nhập.

+ Thực hiện chuyên mục định kỳ về Hội nhập kinh tế quốc tế trên Đài Phát thanh và Truyền hình Điện Biên, Báo Điện Biên Phủ, Cổng Thông tin điện tử tỉnh Điện Biên; trên hệ thống loa truyền thanh cấp huyện, xã để người dân hiểu rõ Hội nhập kinh tế quốc tế và đường lối, chủ trương của Đảng.

+ Đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại bằng nhiều phương thức; tranh thủ các hội nghị, hội thảo quốc tế để quảng bá tiềm năng và những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ cho các hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh và thu hút đầu tư. Thực hiện hiệu quả Chiến lược thông tin đi ngoại giai đoạn 2016-2020; xây dựng hệ thống thông tin về sản phẩm chủ lực, sản phẩm tiềm năng của tỉnh để giới thiệu đến các Tham tán thương mại nước ngoài tại Việt Nam và các tổ chức quốc tế khác.

+ Tiếp tục kết nối với các cơ quan Thương vụ và Tham tán Thương mại của Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam để thông tin kịp thời, chính xác về tình hình thị trường, rào cản kỹ thuật thương mại, chính sách thương mại, các hiệp định thương mại - hiệp định thuế quan mà Việt Nam đã ký kết... nhằm hỗ trợ hoạt động xuất khẩu, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Chú trọng công tác bảo vệ chính trị nội bộ. Chủ động, kịp thời phát hiện, đấu tranh với các luận điệu, quan điểm sai trái, thù địch; bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

- Hoàn thiện nâng cao kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế:

+ Chủ động, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng đối ngoại; tổ chức bồi dưỡng, tập huấn về yêu cầu, lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế trên các lĩnh vực, các cam kết quốc tế của Việt Nam, cập nhật thường xuyên kịp thời tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng và Nhà nước, thông tin về tình hình quốc tế...cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác đối ngoại, xúc tiến thương mại, đầu tư của tỉnh.

+ Tuyên truyền, phổ biến dưới nhiều hình thức các cam kết, trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi, đặc biệt là cơ hội, thách thức của nước ta khi tham gia và thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới nhằm nâng cao hiểu biết và tạo sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân, đặc biệt là của doanh nghiệp, doanh nhân.

+ Tăng cường hoạt động tư vấn, cung cấp thông tin để khuyến khích học sinh, sinh viên và người lao động đi du học, xuất khẩu lao động và tìm kiếm việc làm hợp pháp ở trong nước và nước ngoài.

2. Thực hiện có hiệu quả chủ trương, pháp luật về hội nhập kinh tế quốc tế

- Tích cực, chủ động tổ chức thực hiện các Nghị quyết, Chương trình hành động, kết luận của Trung ương, Chính phủ và Tỉnh ủy về hội nhập kinh tế quốc tế; tạo hành lang pháp lý cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất - kinh doanh đúng pháp luật Việt Nam trong nền kinh tế thị trường.

[...]