Kế hoạch 178/KH-UBND năm 2023 thực hiện Kết luận 61-KL/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng do tỉnh Ninh Bình ban hành

Số hiệu 178/KH-UBND
Ngày ban hành 06/12/2023
Ngày có hiệu lực 06/12/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Bình
Người ký Trần Song Tùng
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 178/KH-UBND

Ninh Bình, ngày 06 tháng 12 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 61-KL/TW NGÀY 17/8/2023 CỦA BAN BÍ THƯ VỀ VIỆC TIẾP TỤC THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 13-CT/TW, NGÀY 12/01/2017 CỦA BAN BÍ THƯ VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG

Thực hiện Kết luận số 61-KL/TW ngày 17/8/2023 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW, ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng (sau đây viết tắt là Kết luận số 61-KL/TW). Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận với nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Cụ thể hóa nội dung Kết luận số 61-KL/TW bằng những nhiệm vụ, giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh. Phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các sở, ban, ngành, đoàn thể, chính quyền các cấp; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tham gia tích cực của Nhân dân trong triển khai thực hiện có hiệu quả Kết luận số 61-KL/TW trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu

Việc triển khai thực hiện Kết luận số 61-KL/TW đảm bảo nghiêm túc, quyết liệt, đồng bộ, thống nhất; phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của các sở, ban, ngành, đoàn thể và quản lý thống nhất của chính quyền các cấp. Xác định rõ nhiệm vụ của các sở, ban, ngành, đoàn thể, chính quyền các cấp; vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong quá trình tổ chức, triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

Để quán triệt, triển khai, cụ thể hóa các nội dung, yêu cầu, nhiệm vụ trong Kết luận số 61-KL/TW của Ban Bí thư, phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh, địa phương, đơn vị về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, các đoàn thể cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:

1. Tăng cường tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức, trách nhiệm về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường tuyên truyền, quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chủ trương, định hướng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của tỉnh về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, trọng tâm là Kết luận số 61-KL/TW và Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng (gọi tắt là Chỉ thị số 13-CT/TW).

Triển khai tuyên truyền toàn diện, đồng bộ ở các cấp; đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền, vận động, giáo dục phù hợp với tình hình thực tiễn; lựa chọn, nhân rộng các hình thức tuyên truyền đã phát huy hiệu quả cao; tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các chủ rừng, doanh nghiệp, cán bộ, đảng viên, các tầng lớp Nhân dân đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; làm thay đổi nhận thức, tư duy, hành vi, thói quen trong tiêu dùng, sản xuất, sinh hoạt, góp phần quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững. Xác định rừng là tài nguyên, nguồn lực to lớn, tư liệu sản xuất, có khả năng tái tạo, là yếu tố quan trọng của môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, góp phần giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, an ninh - quốc phòng; là không gian sinh tồn, lưu giữ các giá trị văn hóa, lịch sử gắn với đời sống, sinh hoạt của người dân địa phương; bảo vệ và phát triển rừng vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

2. Rà soát, hoàn thiện quy định, chính sách về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững

Tiếp tục rà soát, kiến nghị cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách liên quan về tín dụng, hỗ trợ dạy nghề, tạo sinh kế, việc làm, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao thu nhập cho người trồng rừng, bảo vệ rừng; chính sách khoanh nuôi, bảo vệ, phát triển rừng phải gắn với ổn định, nâng cao đời sống cho người dân ở khu vực có rừng, vùng dân tộc thiểu số; nghiên cứu, tăng mức hỗ trợ khoán bảo vệ rừng (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ) phù hợp với thực tế.

Nghiên cứu, đề xuất, xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút sự tham gia của người dân, doanh nghiệp, các nguồn lực xã hội đầu tư cho hoạt động quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, chế biến lâm sản, phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững gắn với phát triển kinh tế, đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện tốt công tác giao rừng, cho thuê rừng, chi trả dịch vụ môi trường rừng bảo đảm toàn bộ diện tích rừng và đất quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp được quản lý, bảo vệ, sử dụng, phát triển rừng bền vững.

Ưu tiên bố trí kinh phí cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; đầu tư xây dựng, hoàn thiện kết cấu hạ tầng lâm nghiệp để bảo vệ và phát triển rừng; trang bị phương tiện, trang thiết bị chuyên dụng để bảo vệ rừng, cảnh báo mất rừng, chữa cháy rừng sớm; bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường ưu tiên phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn, ven biển nhằm phòng, chống, giảm nhẹ tác động tiêu cực của thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.

3. Đa dạng hóa các loại hình tổ chức sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp theo hướng sản xuất xanh, bền vững, tuần hoàn

Thực hiện lựa chọn, tạo giống cây trồng lâm nghiệp, cây bản địa, thâm canh rừng phù hợp với hệ sinh thái để nâng cao năng suất, sản lượng rừng trồng của tỉnh. Phát triển các hình thức liên kết, hợp tác, chia sẻ lợi ích trong chuỗi sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp, gắn trồng rừng với khai thác, chế biến và thương mại lâm sản. Thúc đẩy nghiên cứu khoa học, phát triển một số mô hình kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp kết hợp, mô hình dưới tán rừng, mô hình bảo vệ rừng, bảo tồn hệ sinh thái rừng ngập mặn gắn với nuôi trồng thủy sản vừa đáp ứng yêu cầu bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, vừa phát huy tiềm năng, giá trị tài nguyên của rừng.

Tăng cường chỉ đạo, tạo điều kiện phát triển, mở rộng các cơ sở chế biến lâm sản trên địa bàn tỉnh; hiện đại hóa ngành công nghiệp chế biến lâm sản, khuyến khích sử dụng gỗ rừng trồng trong nước, gỗ có chứng chỉ, áp dụng công nghệ tiên tiến, chế biến sâu, tiết kiệm nguyên liệu, phát triển vật liệu mới thay thế gỗ, kết hợp vật liệu thân thiện với môi trường.

Triển khai dịch vụ hấp thụ, lưu giữ cacbon ngay khi có đủ quy định pháp lý. Đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia liên quan đến bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn, phát huy giá trị của rừng gắn với lịch sử, văn hoá.

4. Cụ thể hóa, triển khai thực hiện có hiệu quả quy hoạch, định hướng phát triển lâm nghiệp của tỉnh

Triển khai thực hiện có hiệu quả quy hoạch, định hướng phát triển lâm nghiệp của tỉnh trong Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; bảo đảm diện tích rừng và đất lâm nghiệp được giao quản lý theo quy định; tiếp tục hoàn thiện, điều chỉnh việc phân định, cắm mốc xác định ranh giới rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất phù hợp với điều kiện thực tiễn trong hồ sơ và thực địa.

Tập trung điều tra, kiểm kê, cập nhật diễn biến rừng hàng năm thống nhất, đồng bộ với thông tin, dữ liệu công tác thống kê, kiểm kê đất đai; tăng cường phối hợp giữa ngành Tài nguyên và Môi trường với ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị có liên quan trong công tác thống kê, kiểm kê đất đai, tài nguyên rừng các cấp. Triển khai đồng bộ, hiệu quả nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, phát triển kinh tế lâm nghiệp gắn với mục tiêu quốc phòng, an ninh, bảo đảm ổn định dân cư.

Xây dựng và triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phục hồi và nâng cao chất lượng rừng tự nhiên, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, đặc biệt là rừng đầu nguồn; xây dựng và triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch bảo tồn, khôi phục giá trị đa dạng sinh học, tăng độ che phủ rừng, chống suy thoái rừng.

Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các quy định về quản lý rừng tự nhiên; chỉ chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên để phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, dự án quan trọng quốc gia và dự án cần thiết, cấp thiết khác theo đúng quy định. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát lâm sản, bảo vệ rừng tại gốc, giám sát các khu vực trọng điểm, khu vực giáp ranh diện tích rừng, xử lý nghiêm, kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp nhất là các hành vi khai thác rừng trái pháp luật, phá rừng; mua bán, vận chuyển lâm sản, động vật rừng trái pháp luật.

Tổ chức thực hiện tốt Dự án quản lý rừng bền vững tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021-2025 định hướng đến năm 2030 tại Quyết định số 192/QĐ-UBND ngày 28/01/2021 của UBND tỉnh Ninh Bình; Phương án quản lý rừng bền vững tại các huyện, thành phố và Kế hoạch số 100/KH-UBND ngày 19/5/2022 về thực hiện Chiến lược phát triển Lâm nghiệp giai đoạn 2022-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình; Nghị quyết số 114/NQ-HĐND ngày 14/11/2023 về việc điều chỉnh quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2013-2020.

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ