Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 126/KH-UBND năm 2024 thực hiện Kế hoạch 136-KH/TU thực hiện Kết luận 61-KL/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu

Số hiệu 126/KH-UBND
Ngày ban hành 14/08/2024
Ngày có hiệu lực 14/08/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bạc Liêu
Người ký Phạm Văn Thiều
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẠC LIÊU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 126/KH-UBND

Bạc Liêu, ngày 14 tháng 8 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỐ 136-KH/TU NGÀY 04 THÁNG 6 NĂM 2024 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY VỀ THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 61-KL/TW NGÀY 17 THÁNG 8 NĂM 2023 CỦA BAN BÍ THƯ VỀ TIẾP TỤC THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 13-CT/TW NGÀY 12 THÁNG 01 NĂM 2017 CỦA BAN BÍ THƯ VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU

Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/CP ngày 08 tháng 3 năm 2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 61-KL/TW ngày 17 tháng 8 năm 2023 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12 tháng 01 năm 2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 29-NQ/CP);

Thực hiện Kế hoạch số 136-KH/TU ngày 04 tháng 6 năm 2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Kết luận số 61-KL/TW ngày 17 tháng 8 năm 2023 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12 tháng 01 năm 2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu (sau đây viết tắt là Kế hoạch số 136-KH/TU);

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu với các nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1.1. Mục đích:

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, tạo sự đồng thuận và quyết tâm cao trong tổ chức thực hiện.

- Cụ thể hóa các nhiệm vụ, định hướng và giải pháp trong việc thực hiện Kết luận số 61-KL/TW ngày 17/8/2023 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu (sau đây viết tắt là Kết luận số 61-KL/TW) phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; triển khai các nhiệm vụ trọng tâm, cần ưu tiên thực hiện Kế hoạch; xây dựng các nội dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đồng bộ, kịp thời và thống nhất trong toàn tỉnh.

- Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và vai trò, tầm quan trọng của rừng, từ đó thay đổi hành vi, thói quen trong sinh hoạt, sản xuất, tiêu dùng trong đời sống nhân dân, tạo động lực cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững, đẩy mạnh xã hội hóa công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

- Phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững theo hướng đa mục đích, đa giá trị trên cơ sở quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên rừng và đất quy hoạch cho mục đích lâm nghiệp.

- Khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng thời gian qua, đảm bảo thực hiện đạt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, trong đó có lĩnh vực lâm nghiệp; đồng thời, góp phần tạo việc làm, giảm nghèo, cải thiện sinh kế, bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển bền vững.

1.2. Yêu cầu:

- Triển khai quán triệt và thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 29-NQ/CP ngày 08/3/2024 của Chính phủ; Kế hoạch số 136-KH/TU ngày 04/6/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Kết luận số 61-KL/TW ngày 17/8/2023 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Tăng cường và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng; tạo sự chuyển biến tích cực trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị về lâm nghiệp.

- Các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể, đảng viên, cán bộ công chức có nhận thức, ý thức, trách nhiệm và quan tâm, quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh.

- Tăng cường quản lý, bảo vệ và phát triển rừng theo hướng vừa bảo tồn đa dạng sinh học vừa kết hợp du lịch sinh thái, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, nâng cao sinh kế cho người làm nghề rừng. Tập trung bảo vệ diện tích rừng hiện có; đẩy mạnh thực hiện trồng rừng trên đất trống bãi bồi ven biển, các khu vực bị sạt lở, phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững theo hướng đa mục đích, đa giá trị trên cơ sở quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên rừng và đất quy hoạch cho lâm nghiệp. Đa dạng hóa các loại hình tổ chức sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp theo hướng sản xuất xanh, bền vững, tuần hoàn, tạo thu nhập cho người làm nghề rừng

- Xây dựng lực lượng Kiểm lâm, lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng đủ mạnh để thực thi hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Tuyên truyền, vận động, nâng cao ý thức của các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia bảo vệ, phát triển rừng, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

- Thường xuyên tổ chức kiểm tra, theo dõi, giám sát thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ, thực hiện Kế hoạch đảm bảo hiệu quả.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Đổi mới, đa dạng hóa, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững:

- Các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong tỉnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chủ trương, định hướng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và chỉ đạo của tỉnh về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và lâm nghiệp; tổ chức quán triệt, phổ biến, nâng cao nhận thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân về mục tiêu, nhiệm vụ của Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư, Kết luận số 61-KL/TW ngày 17/8/2023 của Ban Bí thư, Nghị quyết số 29-NQ/CP ngày 08/3/2024 của Chính phủ và Kế hoạch số 136-KH/TU ngày 04/6/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

- Đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền, vận động, giáo dục, tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các chủ rừng, doanh nghiệp, cán bộ, đảng viên, các tầng lớp Nhân dân đối với công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và lâm nghiệp; tập trung tuyên truyền, vận động làm thay đổi nhận thức, tư duy, hành vi, thói quen trong tiêu dùng, sản xuất, sinh hoạt, góp phần quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững. Xác định rừng là tài nguyên, nguồn lực to lớn, tư liệu sản xuất quan trọng, có khả năng tái tạo, là yếu tố quan trọng của môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, góp phần giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh nguồn nước, an ninh - quốc phòng; là không gian sinh tồn, lưu giữ các giá trị văn hóa, lịch sử gắn với đời sống, sinh hoạt của các cộng đồng dân cư, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số; bảo vệ, phát triển rừng vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

- Các cơ quan truyền thông tăng thời lượng đưa tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về lâm nghiệp; xây dựng, mở chuyên mục, chuyên trang, phối hợp tổ chức sản xuất các tin, bài, phóng sự về lĩnh vực lâm nghiệp; đăng tin, bài biểu dương người tốt, việc tốt trong bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, phê phán các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp.

- Lồng ghép các nội dung tuyên truyền về bảo vệ rừng vào giờ học cho trẻ em, học sinh các cấp và giáo dục thường xuyên như: Vai trò, tác dụng của rừng trong nền kinh tế và môi trường sống của con người; các quy định của nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng; đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng; tác hại của việc khai thác, chặt phá rừng trái pháp luật.

- Tăng cường sự giám sát của người dân, cộng đồng, các đoàn thể nhân dân, các cơ quan thông tin đại chúng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững; trong đó, phát huy vai trò, nhân lực có sẵn tại địa phương như trưởng ấp, các tổ chức đoàn thể...

2. Hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách về lâm nghiệp:

- Rà soát, hệ thống hóa chủ trương của Đảng về quản lý, bảo vệ rừng và phát triển rừng bền vững bảo đảm yêu cầu quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, phát huy tiềm năng, lợi thế của rừng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an ninh trong giai đoạn hiện nay. Triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng về quản lý, bảo vệ rừng và phát triển rừng bền vững; phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững theo hướng đa mục đích, đa giá trị trên cơ sở quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên rừng và đất quy hoạch cho lâm nghiệp.

- Rà soát, đề xuất cấp thẩm quyền bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về quản lý bảo vệ và phát triển rừng, khắc phục sự chồng chéo, bảo đảm tính đồng bộ, hiệu quả, khả thi. Gắn mục tiêu bảo vệ, phát triển rừng với hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống, việc làm, an sinh xã hội cho người dân địa phương, nhất là cho người dân làm nghề rừng. Đẩy mạnh xã hội hóa, có cơ chế, khuyến khích, tạo thuận lợi cho người dân và các thành phần kinh tế cùng tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

[...]