Kế hoạch 1669/KH-UBND năm 2018 thực hiện Đề án phát triển văn hóa đọc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Hà Nam

Số hiệu 1669/KH-UBND
Ngày ban hành 22/06/2018
Ngày có hiệu lực 22/06/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Nam
Người ký Bùi Quang Cẩm
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
HÀ NAM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1669/KH-UBND

Hà Nam, ngày 22 tháng 6 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Thực hiện Quyết định số 329/QĐ-TTg ngày 15/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện trên địa bàn tỉnh cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và nhân dân về ý nghĩa của việc phát triển văn hóa đọc, góp phần nâng cao dân trí, phát triển bền vững nguồn nhân lực của đất nước.

- Định hướng đọc cho người dân, tùy thuộc vào trình độ dân trí, nghề nghiệp và điều kiện cuộc sống, có thể tiếp cận được với thông tin, tri thức phù hợp, hữu ích nhất cho cuộc sống.

- Xây dựng và phát triển thói quen, nhu cầu, kỹ năng và phong trào đọc trong mọi tầng lớp nhân dân, nhất là lực lượng thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên, người dân ở vùng nông thôn, góp phần nâng cao dân trí, phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn, tăng cường ý thức chấp hành pháp luật, hình thành lối sống lành mạnh, đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập.

2. Yêu cầu

Xây dựng kế hoạch phù hợp Đề án và tình hình thực tế địa phương; xác định rõ trách nhiệm các cơ quan, địa phương trong xây dựng và phát triển văn hóa đọc; huy động mọi nguồn lực xã hội để phát triển văn hóa đọc.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu đến năm 2020

a) Về khả năng tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức:

Phấn đấu 80% học sinh, sinh viên, 20% - 25% người dân ở khu vực nông thôn được tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức tại các thư viện công cộng, thư viện trường học, trung tâm học tập cộng đồng, điểm bưu điện - văn hóa xã.

b) Về tăng cường phát triển vốn tài liệu thư viện:

- Phấn đấu đạt mức hưởng thụ bình quân sách là 05 bản/người dân và đạt 01 bản sách/người dân trong hệ thống thư viện công cộng; số lượt người truy cập và sử dụng thông tin tại các thư viện đạt 45.000 lượt/năm;

- Phấn đấu 100% cơ sở giáo dục ở các bậc, cấp học có thư viện với vốn tài liệu phù hợp, trong đó 50% cơ sở giáo dục ở bậc phổ thông có thư viện đạt chuẩn theo quy định; 90% thư viện công cộng có vốn tài liệu tổng hợp phục vụ nhiều đối tượng, có bộ phận phục vụ thiếu nhi và người khuyết tật; 80% thư viện - trung tâm thông tin của các sở, ngành có đủ vốn tài liệu chuyên sâu.

c) Về xây dựng thiết chế thư viện công cộng:

Phấn đấu phát triển, mở rộng Thư viện tỉnh; 17% thư viện cấp huyện được hiện đại hóa. Đầu tư trang thiết bị, công nghệ thông tin để thư viện các cấp đủ khả năng lưu trữ và tổ chức khai thác các loại hình tài liệu.

d) Về nâng cao kiến thức, kỹ năng đọc:

Phấn đấu 40% - 50% người dân có kỹ năng tiếp nhận và sử dụng thông tin, tri thức thông qua việc đọc và học tập suốt đời; 85% người sử dụng thư viện (90% đối với học sinh, sinh viên) có kỹ năng tiếp nhận và sử dụng thông tin, tri thức thông qua việc đọc để phục vụ học tập, nghiên cứu và giải trí.

2. Định hướng đến năm 2030:

Người dân có thói quen đọc và kỹ năng tiếp cận, sử dụng thông tin, trí thức tại nơi sinh sống, học tập, công tác. Các chỉ tiêu phát triển văn hóa đọc được duy trì và củng cố theo hướng tăng dần. Môi trường đọc tiếp tục được mở rộng với nhiều loại hình từ tỉnh đến cơ sở. Hoạt động thư viện có khả năng đáp ứng nhu cầu đọc của người dân (bao gồm cả cơ sở vật chất, trang thiết bị, xuất bản phẩm in và điện tử).

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền

a) Tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh, huyện, xã với nhiều hình thức đa dạng, phù hợp; khuyến khích các phương tiện thông tin đại chúng có chuyên mục thường kỳ về văn hóa đọc và phát triển văn hóa đọc.

b) Tổ chức các câu lạc bộ, hội sách nhằm khuyến khích học sinh, sinh viên và nhân dân tham gia đọc sách.

c) Biểu dương, khen thưởng kịp thời đối với các tổ chức, cá nhân có đóng góp tích cực trong phát triển văn hóa đọc như: xây dựng tủ sách dòng họ, tủ sách gia đình, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng, thư viện chuyên ngành.

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ