Kế hoạch 163/KH-UBND năm 2019 thực hiện Đề án “Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” trên địa bàn tỉnh Phú Yên

Số hiệu 163/KH-UBND
Ngày ban hành 29/08/2019
Ngày có hiệu lực 29/08/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Phú Yên
Người ký Phan Đình Phùng
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 163/KH-UBND

Phú Yên, ngày 29 tháng 8 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “BẢO TỒN, PHÁT HUY TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Thực hiện Quyết định số 209/QĐ-BVHTTDL ngày 18/01/2019 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số, góp phần vào sự phát triển bền vững văn hóa dân tộc thiểu số Việt Nam.

- Đưa trang phục truyền thống phổ biến hơn trong cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, nâng cao lòng tự hào, ý thức bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống các dân tộc.

2. Yêu cầu

- Các nhiệm vụ triển khai đúng yêu cầu thực tiễn, có tính trọng tâm, trọng điểm, chất lượng và hiệu quả.

- Kết hợp lồng ghép các nhiệm vụ của kế hoạch với các nhiệm vụ thường xuyên của các địa phương, đơn vị.

II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng, kiểm kê, lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể về trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số.

- Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số.

- Kiểm kê, lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể về trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số phục vụ công tác bảo tồn, quảng bá.

2. Bảo tồn, khôi phục và phát huy di sản văn hóa phi vật thể về trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số.

- Đánh giá, lựa chọn và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể liên quan đến trang phục truyn thống tiêu biểu các dân tộc đề nghị đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thquốc gia.

- Hỗ trợ cải tạo, nâng cấp khung dệt, mua nguyên liệu, phụ kiện trang phục, truyền dạy kỹ năng nghề dệt.

- Xây dựng hồ sơ nghệ nhân đề nghị xét tặng các danh hiệu vinh dự Nhà nước cho các nghệ nhân có nhiều đóng góp trong hoạt động bảo tồn, phát huy nghề thủ công liên quan đến trang phục truyền thống.

- Tchức bảo tồn, truyền dạy các kỹ năng, kỹ thuật, nghệ thuật tạo hoa văn, bí quyết vnghề dệt thủ công truyền thống.

- Xây dựng mô hình trưng bày, giới thiệu, bán sản phẩm trang phục truyn thng.

- Xây dựng mô hình trồng cây nguyên liệu phục vụ nghề dệt truyền thống.

3. Tổ chức tập huấn về phương pháp bảo tồn, phát huy và kỹ năng truyền dạy bảo tồn trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số tại các huyện có đồng bào dân tộc; giới thiệu người tham gia các lớp tập huấn do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức.

4. Tổ chức triển khai mặc trang phục truyền thống tại các trường dân tộc nội trú, học sinh là dân tộc thiểu số thuộc các cấp học. Khuyến khích công chức, viên chức thuộc các cơ quan, đơn vị nhà nước là người dân tộc thiểu số mặc trang phục truyền thống trong các dịp lễ, tết...

5. Tổ chức tuyên truyền, quảng bá và phát huy di sản văn hóa phi vật thể trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.

- Tổ chức liên hoan trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số ở cấp huyện và cấp tỉnh.

- Tham gia các hoạt động: Ngày hội “Sắc màu các dân tộc”, Lễ hội văn hóa thổ cẩm Việt Nam, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức.

- Tổ chức trưng bày, triển lãm hiện vật, hình ảnh về trang phục truyền thống các dân tộc tại Bảo tàng tỉnh và các địa phương nhân dịp tổ chức các sự kiện văn hóa, du lịch.

[...]