Kế hoạch 98/KH-UBND năm 2019 về thực hiện Đề án “Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam giai đoạn hiện nay” trên địa bàn tỉnh Bình Định

Số hiệu 98/KH-UBND
Ngày ban hành 11/12/2019
Ngày có hiệu lực 11/12/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Định
Người ký Nguyễn Tuấn Thanh
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 98/KH-UBND

Bình Định, ngày 11 tháng 12 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “BẢO TỒN, PHÁT HUY TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

Thực hiện Quyết định số 209/QĐ-BVHTTDL ngày 18/01/2019 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam giai đoạn hiện nay” trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số đáp ứng yêu cầu “di sản văn hóa vừa là động lực vừa là mục tiêu” góp phần cho sự phát triển bền vững văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Bình Định nói riêng, cả nước nói chung. Đưa trang phục truyền thống phổ biến hơn trong cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số, nâng cao lòng tự hào, ý thức bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống các dân tộc.

2. Mục tiêu cụ thể

Kế hoạch được triển khai theo 2 giai đoạn, như sau:

a) Giai đoạn 1 (2020 - 2025)

- Đến năm 2021, hoàn thành 100% việc kiểm kê và lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể về trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

- Tiến hành lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể về nghề dệt thổ cẩm của người Chăm H’roi đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

- Tiếp tục phát huy và duy trì có hiệu quả: Làng dệt thổ cẩm Hà Ri của người Bana K’riêm ở huyện Vĩnh Thạnh, Làng dệt thổ cẩm Hòn Mẽ của người Chăm H’roi và Làng dệt thổ cẩm Hà Văn Trên của người Bana ở huyện Vân Canh; Làng dệt thổ cẩm của người Bana ở xã An Toàn, huyện An Lão và đầu tư xây dựng làng dệt thổ cẩm của người Bana ở xã Vĩnh An, huyện Tây Sơn để đưa vào phục vụ phát triển du lịch.

- Đề xuất vinh danh từ 01 đến 02 Nghệ nhân ưu tú cho các nghệ nhân về trang phục truyền thống dân tộc thiểu số.

- Tổ chức từ 02 đến 03 lớp tập huấn kỹ năng bảo tồn, phát huy trang phục các dân tộc thiểu số trong thời kỳ hội nhập; 02 đến 03 lớp truyền dạy kỹ năng làm nghề dệt thổ cẩm và trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số.

- Tổ chức trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số trong dịp Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc thiểu số miền núi do xã, huyện, tỉnh tổ chức; Ngày hội Đại đoàn kết các dân tộc, các ngày lễ, tết tại địa phương; bố trí khu vực trưng bày, triển lãm trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số tại Bảo tàng tỉnh.

- Đến năm 2022, 100% học sinh các trường dân tộc nội trú, học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số các cấp học mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình từ 01 đến 02 buổi/tuần và các dịp lễ, tết, hội…

- Riêng huyện An Lão có kế hoạch xây dựng và hoàn thiện bộ trang phục mẫu của đồng bào Hre. Chuẩn bị các điều kiện và nguồn lực để phổ cập trong vùng đồng bào dân tộc Hre.

b) Giai đoạn 2 (2026 - 2030)

- Trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số cơ bản được bảo tồn và phát huy.

- Có 01 nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

- Tiếp tục vinh danh từ 01 đến 02 Nghệ nhân ưu tú, Nghệ nhân nhân dân liên quan đến trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

- Tiếp tục phát huy và duy trì có hiệu quả: Làng dệt thổ cẩm Hà Ri của người Bana K’riêm ở huyện Vĩnh Thạnh, Làng dệt thổ cẩm Hòn Mẽ của người Chăm H’roi và Làng dệt thổ cẩm Hà Văn Trên của người Bana ở huyện Vân Canh; Làng dệt thổ cẩm của người Bana ở xã An Toàn, huyện An Lão và làng dệt thổ cẩm của người Bana ở xã Vĩnh An, huyện Tây Sơn để đưa vào phục vụ phát triển du lịch.

- Tiếp tục tổ chức 01 lớp tập huấn kỹ năng bảo tồn, phát huy trang phục các dân tộc thiểu số trong thời kỳ hội nhập; 01 lớp truyền dạy kỹ năng làm nghề dệt thổ cẩm và trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số.

- Duy trì tổ chức trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số trong dịp Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc thiểu số miền núi do xã, huyện, tỉnh tổ chức; Ngày hội Đại đoàn kết các dân tộc, các ngày lễ, tết tại địa phương; bổ sung hiện vật trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số tại Bảo tàng tỉnh.

II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI

1. Đối tượng: Đồng bào dân tộc thiểu số.

2. Phạm vi thực hiện: Địa bàn tỉnh Bình Định.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

[...]