Kế hoạch 117/KH-UBND năm 2019 về thực hiện Đề án “Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

Số hiệu 117/KH-UBND
Ngày ban hành 03/07/2019
Ngày có hiệu lực 03/07/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lạng Sơn
Người ký Dương Xuân Huyên
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: 117/KH-UBND

Lạng Sơn, ngày 03 tháng 7 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “BẢO TỒN, PHÁT HUY TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN

Thực hiện Quyết định số 209/QĐ-BVHTTDL ngày 18/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” (gọi tắt là Đề án), UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn với các nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, MỤC TIÊU

1. Mục đích

Bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số Việt Nam trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn (Nùng, Tày, Dao, Mông...) nhằm góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống và sự phát triển bền vững văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam; đưa trang phục truyền thống phổ biến hơn trong cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, nâng cao lòng tự hào, ý thức bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống của các dân tộc trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu

Lựa chọn nghiên cứu, bảo tồn, phát huy những loại hình trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh có giá trị tiêu biểu, đặc sắc; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải, phân tán để tạo ra phương thức, biện pháp bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống gắn với hoạt động khai thác, phát triển du lịch nhằm góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho cư dân tại địa phương.

3. Mục tiêu của các giai đoạn thực hiện

- Giai đoạn 1 (2019 – 2025): Tập trung nghiên cứu, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của trang phục dân tộc Tày, Nùng tỉnh Lạng Sơn.

- Giai đoạn 2 (2026 – 2030): Tiếp tục nghiên cứu, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của trang phục các dân tộc Mông, Dao, Sán Chỉ; lựa chọn di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu liên quan đến trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đề nghị đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và lập hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực nghề thủ công truyền thống trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Giai đoạn 1 (2019 - 2025)

1.1. Rà soát, kiểm kê và lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể về trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số Việt Nam trên địa bàn toàn tỉnh.

1.2. Nghiên cứu, xây dựng cơ sở dữ liệu về trang phục truyền thống (quay phim, chụp ảnh, bài viết) phục vụ công tác bảo tồn, nghiên cứu và phát huy giá trị trang phục truyền thống.

1.3. Tổ chức hội thảo khoa học (đối với các nhà quản lý, các nhà khoa học và chủ thể văn hóa) về giải pháp bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống dân tộc Tày - Nùng trên địa bàn tỉnh.

1.4. Khôi phục trang phục truyền thống, khôi phục nghề dệt của các dân tộc thiểu số đã bị mai một bằng các phương pháp như: Hỗ trợ đóng mới, cải tạo, nâng cấp khung dệt; duy trì nguồn nguyên liệu, phụ kiện trang phục; truyền dạy nghề dệt, may trang phục truyền thống...

1.5. Tổ chức tập huấn, truyền dạy kỹ năng bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số cho các đối tượng người có uy tín, cán bộ văn hóa xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

1.6. Tổ chức truyền dạy các kỹ năng, kỹ thuật, bí quyết liên quan đến trang phục truyền thống như: Trồng bông, se sợi, dệt vải, nhuộm chàm, nghệ thuật thêu hoa văn... cho đồng bào các dân tộc thiểu số.

1.7. Tổ chức triển khai mặc trang phục truyền thống tại các trường dân tộc nội trú, học sinh là người dân tộc thiểu số thuộc các cấp học trên địa bàn toàn tỉnh (phấn đấu đến năm 2022, 100% học sinh mặc trang phục truyền thống 02 buổi/tuần và các dịp lễ, tết, hội), khuyến khích công chức, viên chức thuộc các cơ quan, đơn vị nhà nước và Nhân dân mặc trang phục truyền thống trong các dịp lễ, tết, hội, cưới hỏi.

1.8. Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá và phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch địa phương thông qua các hoạt động:

- Lồng ghép việc phổ biến thông tin, hình ảnh về trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số Việt Nam trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn trong các tập gấp, phim quảng bá giới thiệu về tiềm năng du lịch của địa phương.

- Tuyên truyền về bảo tồn trang phục truyền thống trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội...

- Thiết kế và sản xuất các sản phẩm lưu niệm từ trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh để giới thiệu và bán cho khách du lịch như: Quần áo, khăn, mũ, váy, túi...

- Tổ chức xuất bản các ấn phẩm sách, phim, ảnh giới thiệu, quảng bá về trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số.

- Tổ chức trưng bày, triển lãm ảnh, trang phục truyền thống các dân tộc.

- Tổ chức các cuộc liên hoan trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số, tổ chức ngày Hội “Sắc màu các dân tộc” gắn với các lễ hội văn hóa, các sự kiện (phù hợp) tại các địa phương như: Tuần Văn hóa, Thể thao, du lịch tỉnh Lạng Sơn; kỷ niệm ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam, ngày Di sản văn hóa Việt Nam; tham gia ngày Hội văn hóa các dân tộc Việt Nam do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức nhằm mở rộng giao lưu văn hóa giữa các dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam...

2. Giai đoạn 2 (2026 - 2030)

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ