Kế hoạch 162/KH-UBND hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động đang làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024

Số hiệu 162/KH-UBND
Ngày ban hành 15/04/2024
Ngày có hiệu lực 15/04/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Nguyễn Thanh Bình
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Lao động - Tiền lương

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 162/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 15 tháng 4 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

HỖ TRỢ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG ĐANG LÀM VIỆC TRONG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2024

Căn cứ Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;

Căn cứ Thông tư số 32/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc hỗ trợ đào tạo nghề đối với lao động đang làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa;

Căn cứ Thông tư số 49/2019/TT-BTC ngày 08 tháng 8 năm 2019 của Bộ Tài chính về hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa;

Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024 cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng đối với lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa; tạo điều kiện cho người lao động được tham gia các khóa đào tạo nghề.

- Các doanh nghiệp nhỏ và vừa tổ chức rà soát, nắm rõ điều kiện, nhu cầu học nghề của người lao động; lập danh sách, hồ sơ, thủ tục theo đúng quy định gửi cơ sở đào tạo nghề và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

II. ĐỐI TƯỢNG HỖ TRỢ

1. Đối với doanh nghiệp

a) Doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, đáp ứng các tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

b) Các trường cao đẳng, trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở khác có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp (sau đây gọi chung là cơ sở đào tạo nghề nghiệp); các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan.

2. Đối với người lao động

a) Được cử tham gia các khóa đào tạo nghề trình độ sơ cấp hoặc chương trình đào tạo dưới 03 tháng, thì được hỗ trợ 100% chi phí đào tạo. Người lao động khi tham gia khóa đào tạo phải đáp ứng điều kiện đã và đang làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa tối thiểu 06 tháng liên tục.

b) Ưu tiên hỗ trợ đào tạo nghề đối với người lao động thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh và người lao động làm việc trong các doanh nghiệp hoạt động ở các địa bàn nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và các doanh nghiệp do nữ làm chủ.

III. NGÀNH NGHỀ, CHI PHÍ ĐÀO TẠO

1. Ngành nghề được hỗ trợ đào tạo

a) Hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp hoặc chương trình đào tạo dưới 3 tháng do doanh nghiệp lựa chọn, xác định trên cơ sở ngành, nghề đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp và có trong danh mục nghề được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo quy định tại Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/09/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng.

b) Doanh nghiệp được lựa chọn đặt hàng cơ sở đào tạo nghề nghiệp trong địa bàn tỉnh nơi doanh nghiệp hoạt động, có ngành nghề đào tạo phù hợp với ngành nghề doanh nghiệp đăng ký kinh doanh để cử người lao động tham gia các khóa đào tạo nghề.

2. Chi phí hỗ trợ đào tạo nghề

a) Lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa khi tham gia khóa đào tạo nghề được miễn chi phí đào tạo mỗi người một lần, nhưng tối đa không quá 2.000.000 đồng/người/khóa học.

b) Các chi phí còn lại khác để tham gia chi phí khóa đào tạo nghề do doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận, bao gồm: Phần chênh lệch trong trường hợp chi phí đào tạo nghề do cơ sở đào tạo quy định cao hơn mức quy định; tiền ăn, đi lại và các chi phí khác phát sinh khi người lao động tham gia khóa đào tạo.

IV. KINH PHÍ

1. Việc quản lý kinh phí, nội dung chi và mức chi cho các hoạt động của Kế hoạch này được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 49/2019/TT-BTC ngày 08 tháng 8 năm 2019 của Bộ Tài chính về hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

2. Huy động nguồn kinh phí từ các Chương trình, Dự án, Đề án liên quan và sự hỗ trợ của tổ chức, cá nhân.

3. Các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

[...]