THANH TRA CHÍNH
PHỦ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1589/KH-TTCP
|
Hà Nội, ngày 13
tháng 7 năm 2023
|
KẾ HOẠCH
KIỂM
TRA TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN TRONG
CÔNG TÁC TIẾP CÔNG DÂN
Căn cứ Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của
Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật, Nghị định số 32/2020/NĐ-CP
ngày 05/3/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
59/2012/NĐ-CP và thực hiện Quyết định số 506/QĐ-TTCP ngày 22/12/2022 của Thanh
tra Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật
năm 2023, Thanh tra Chính phủ tổ chức kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về
tiếp công dân như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Xem xét, đánh giá khách quan thực trạng thi hành
pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan trong công tác tiếp công
dân tại các Bộ ngành, địa phương; kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc,
hạn chế trong thi hành pháp luật và bất cập trong quy định pháp luật về trách
nhiệm của người đứng đầu cơ quan trong công tác tiếp công dân; qua đó đề xuất,
kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện
pháp luật về tiếp công dân.
2. Hoạt động kiểm tra tình hình thi hành pháp luật
về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan trong công tác tiếp công dân phải thực
hiện đúng trách nhiệm, nội dung, phương thức được quy định tại Nghị định số
59/2012/NĐ-CP và Nghị định số 32/2020/NĐ-CP; đảm bảo hiệu quả, chính xác, khách
quan.
II. NỘI DUNG, PHƯƠNG THỨC KIỂM
TRA, THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT
1. Nội dung kiểm tra, theo dõi
tình hình thi hành pháp luật
Kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về trách nhiệm
của người đứng đầu cơ quan trong công tác tiếp công dân (theo quy định của Luật
Tiếp công dân năm 2013 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành),
bao gồm:
a) Trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức công tác
tiếp công dân:
- Ban hành các văn bản chỉ đạo, tổ chức thực hiện
pháp luật về tiếp công dân, nội quy, quy chế tiếp công dân;
- Bố trí trụ sở, địa điểm, cơ sở vật chất, điều kiện
đảm bảo cho hoạt động tiếp công dân;
- Phân công cán bộ, công chức làm công tác tiếp
công dân thường xuyên;
- Phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan
trong công tác tiếp công dân và xử lý vụ việc nhiều người cùng khiếu nại, tố
cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung;
- Kiểm tra, đôn đốc cơ quan, tổ chức, đơn vị, người
có trách nhiệm thuộc quyền quản lý trong việc thực hiện các quy định của pháp
luật về tiếp công dân;
- Trách nhiệm bảo đảm an toàn, trật tự cho hoạt động
tiếp công dân;
- Trách nhiệm báo cáo tình hình, kết quả công tác
tiếp công dân với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
b) Việc thực hiện tiếp công dân thường xuyên.
c) Việc thực hiện tiếp công dân định kỳ của người đứng
đầu.
d) Việc thực hiện tiếp công dân đột xuất trong các
trường hợp:
- Vụ việc gay gắt, phức tạp, có nhiều người tham
gia, liên quan đến trách nhiệm của nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc ý kiến của
các cơ quan, tổ chức, đơn vị còn khác nhau;
- Vụ việc nếu không chỉ đạo, xem xét kịp thời có thể
gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc có thể dẫn đến hủy hoại tài sản của Nhà nước,
của tập thể, xâm hại đến tính mạng, tài sản của nhân dân, ảnh hưởng đến an
ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
đ) Việc trả lời, xử lý kiến nghị, phản ánh, khiếu nại,
tố cáo của công dân trong và sau khi tiếp công dân.
e) Xử lý vi phạm pháp luật về tiếp công dân.
2. Phương thức kiểm tra tình
hình thi hành pháp luật
a) Tự kiểm tra:
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiến hành kiểm tra tình hình thi hành các quy định
pháp luật về trách nhiệm tiếp công dân của Thủ trưởng các cơ quan thuộc quyền
quản lý, phát hiện khó khăn, vướng mắc, hạn chế trong thi hành pháp luật và hạn
chế, bất cập của quy định pháp luật; trường hợp cần thiết có thể tổ chức kiểm
tra theo quy định; báo cáo bằng văn bản về trách nhiệm của người đứng đầu trong
công tác tiếp công dân theo đề cương của Thanh tra Chính phủ.
- Ban Tiếp công dân trung ương báo cáo về công tác
tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân Trung ương.
b) Thanh tra Chính phủ tổ chức kiểm tra tình hình
thi hành pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan tại một số Bộ
ngành, địa phương, cụ thể như sau:
- Các Bộ, gồm: Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Tài
chính; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Công thương; Ngân hàng Nhà nước.
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương, gồm: Bắc Ninh, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk
Nông, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Tháp.
3. Thời gian, thời kỳ, địa điểm
kiểm tra
- Thời gian kiểm tra: trong Quý III năm 2023; thời
gian kiểm tra tại mỗi cơ quan, đơn vị không quá 01 ngày làm việc.
- Thời kỳ báo cáo phục vụ công tác kiểm tra: Thời
gian chốt số liệu báo cáo theo Đề cương, phụ lục tính từ ngày 01/01/2021 đến
30/6/2023.
- Địa điểm kiểm tra: tại trụ sở cơ quan được kiểm
tra.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thanh tra Chính phủ thành lập Tổ công tác để tiến
hành kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu
trong công tác tiếp công dân, do Lãnh đạo Vụ Pháp chế làm Tổ trưởng; Tổ công
tác gồm 05 - 07 thành viên, gồm các công chức của Vụ Pháp chế và đại diện các cục
phụ trách địa bàn và đơn vị có liên quan.
Vụ Pháp chế có trách nhiệm tổng hợp số liệu, đánh
giá vào báo cáo theo dõi thi hành pháp luật năm 2023 trình Lãnh đạo Thanh tra
Chính phủ.
Các Cục I, II, III và đơn vị có liên quan có trách
nhiệm cử công chức phối hợp, tham gia Tổ công tác; Văn phòng Thanh tra Chính phủ
có trách nhiệm bảo đảm kinh phí và các điều kiện cần thiết khác cho hoạt động
kiểm tra theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo Kế hoạch này.
2. Các cơ quan được nêu tại điểm b mục 2 phần II của
Kế hoạch này có trách nhiệm chuẩn bị Báo cáo theo đề cương (gửi kèm Kế hoạch
này) gửi về Thanh tra Chính phủ trước ngày 22/8/2023; chuẩn bị các hồ sơ, tài
liệu có liên quan và bố trí thành phần làm việc phù hợp theo yêu cầu kiểm tra.
Thời gian kiểm tra theo lịch làm việc được gửi kèm theo
Kế hoạch này. Trường hợp cần thêm thông tin, đề nghị Quý cơ quan, đơn vị liên hệ
với ông Vũ Văn Viên, Thanh tra viên chính, Vụ Pháp chế, điện thoại 0903289800
hoặc 0804.48870.
3. Các Bộ ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương khác tự kiểm tra và tổng hợp vào báo cáo tình hình thi
hành pháp luật về tiếp công dân của mình./.
Nơi nhận:
- Tổng Thanh tra CP (để b/c);
- Phó Tổng Thanh tra Trần Ngọc Liêm;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Thanh tra Bộ, Thanh tra các tỉnh, thành phố
trực thuộc TW;
- Cục I, Cục II, Cục III - TTCP (để p/h);
- Lưu: VT, PC (5).
|
KT. TỔNG THANH
TRA
PHÓ TỔNG THANH TRA
Trần Ngọc Liêm
|
ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO
TÌNH
HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ TIẾP CÔNG DÂN
(ban hành kèm theo Kế hoạch số: 1589/KH-TTCP ngày 13/7/2023 của Thanh tra
Chính phủ)
I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Công tác tuyên truyền, quán triệt Luật Tiếp công
dân năm 2013, các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành (đề nghị báo
cáo số lượng/ các hình thức tuyên truyền; đối tượng, số lượt người được tuyên
truyền...).
2. Rà soát, sửa đổi, bổ sung và ban hành theo thẩm
quyền các văn bản quy định, hướng dẫn công tác tiếp công dân (nêu rõ tên văn bản,
số lượng văn bản; tính kịp thời, đầy đủ và tính thống nhất, đồng bộ, khả thi của
văn bản; những vướng mắc, bất cập và nguyên nhân).
3. Tổ chức triển khai, chỉ đạo các cơ quan, tổ chức
trực thuộc, cấp chính quyền thuộc thẩm quyền quản lý thực hiện các quy định
pháp luật về tiếp công dân (công tác hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan,
đơn vị trực thuộc và cấp chính quyền trực thuộc; nêu rõ hình thức, số lượng văn
bản - nếu có).
II. TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ THỰC
HIỆN
1. Tình hình công tác tiếp công dân
(Đề nghị báo cáo tổng hợp chung của Bộ ngành, địa
phương và ở các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ ngành, địa phương mình quản lý).
- Tình hình công tác tiếp công dân (số lượng/số lượt
công dân; tiếp nhận, phân loại đơn; số lượng đơn thư có căn cứ để xử lý theo thủ
tục giải quyết khiếu nại/ tố cáo/ kiến nghị, phản ánh; đơn thư không đủ căn cứ
thụ lý,...).
- Đánh giá kết quả công tác tiếp công dân trong kỳ
báo cáo (thống kê số liệu).
- Đánh giá tình hình chấp hành pháp luật của công
dân (tình hình vi phạm pháp luật tại nơi tiếp công dân - nếu có).
2. Tình hình thi hành các quy định về trách nhiệm
của người đứng đầu trong công tác tiếp công dân
a) Trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức công tác
tiếp công dân của cơ quan, tổ chức, đơn vị:
- Ban hành các văn bản chỉ đạo tổ chức thực hiện
pháp luật về tiếp công dân, nội quy, quy chế tiếp công dân;
- Bố trí trụ sở, địa điểm, cơ sở vật chất, điều kiện
đảm bảo cho hoạt động tiếp công dân;
- Phân công cán bộ, công chức làm công tác tiếp
công dân thường xuyên;
- Phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan
trong công tác tiếp công dân và xử lý vụ việc nhiều người cùng khiếu nại, tố
cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung;
- Kiểm tra, đôn đốc cơ quan, tổ chức, đơn vị, người
có trách nhiệm thuộc quyền quản lý trong việc thực hiện các quy định của pháp
luật về tiếp công dân;
- Trách nhiệm bảo đảm an toàn, trật tự cho hoạt động
tiếp công dân;
- Trách nhiệm báo cáo tình hình, kết quả công tác
tiếp công dân với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
b) Việc thực hiện trách nhiệm tiếp công dân định kỳ
của người đứng đầu.
c) Việc thực hiện trách nhiệm tiếp công dân đột xuất
của người đứng đầu.
d) Việc trả lời công dân theo quy định.
đ) Xử lý vi phạm pháp luật về tiếp công dân (nếu
có).
3. Nhận định, đánh giá về tình hình thi hành
pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác tiếp công dân
- Nhận định chung.
- Nhận định về thi hành các quy định trách nhiệm của
người đứng đầu trong công tác tiếp công dân.
- Nêu rõ những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc và
nguyên nhân.
III. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
1. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp
luật về tiếp công dân
- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo.
- Việc tổ chức triển khai thực hiện các quy định.
- Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tập
huấn, phổ biến pháp luật; bảo đảm về tổ chức, biên chế, kinh phí và các điều kiện
khác cho thi hành pháp luật.
- Hoàn thiện chế độ trách nhiệm phối hợp giữa các
cơ quan, tổ chức trong công tác tiếp công dân.
2. Giải pháp hoàn thiện thể chế, pháp luật
- Những quy định bất cập, cần bãi bỏ/sửa đổi, bổ
sung.
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng/ vai trò người đứng
đầu trong công tác tiếp công dân.
3. Kiến nghị khác (nếu có).
LỊCH
KIỂM TRA, THEO DÕI THI HÀNH PHÁP LUẬT
(Ban hành kèm
theo Kế hoạch số 1589/KH-TTCP ngày 13/7/2023 của Thanh tra Chính phủ)
Ngày
|
Tên đơn vị được
kiểm tra
|
I. Bộ, ngành
|
05/9 (Thứ Ba)
|
Bộ Công thương
|
06/9 (Thứ Tư)
|
Bộ Tài chính
|
07/9 (Thứ Năm)
|
Bộ Giáo dục và Đào tạo
|
08/9 (Thứ Sáu)
|
Ngân hàng Nhà nước
|
11/9 (Thứ Hai)
|
Bộ Thông tin và Truyền thông
|
II. Khu vực miền Bắc
|
18/9 (Thứ Hai)
|
UBND tỉnh Bắc Ninh
|
19/9 (Thứ Ba)
|
UBND tỉnh Thái Bình
|
21/9 (Thứ Năm)
|
UBND tỉnh Vĩnh Phúc
|
22/9 (Thứ Sáu)
|
UBND tỉnh Phú Thọ
|
III. Khu vực miền Trung
|
11/9 (Thứ Hai)
|
UBND tỉnh Lâm Đồng
|
13/9 (Thứ Tư)
|
UBND tỉnh Đắc Lắk
|
15/9 (Thứ Sáu)
|
UBND tỉnh Đắk Nông
|
IIV. Khu vực miền Nam
|
25/9 (Thứ Hai)
|
UBND thành phố Hồ Chí Minh
|
26/9 (Thứ Ba)
|
UBND tỉnh Bình Dương
|
28/9 (Thứ Năm)
|
UBND tỉnh Tây Ninh
|
02/10 (Thứ Hai)
|
UBND tỉnh Đồng Tháp
|
Phụ lục 1
CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ
TIẾP CÔNG DÂN
Số liệu tính từ ngày
01/01/2021 đến ngày 30/11/2023
(Kèm theo Báo cáo số
ngày / /2023 của….)
Công tác ban
hành văn bản quản lý, chỉ đạo công tác tiếp công dân
|
Công tác tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tiếp công dân
|
Văn bản ban
hành mới
|
Văn bản được sửa
đổi, bổ sung
|
Số văn bản hủy
bỏ
|
Số lớp/Hội nghị
|
Số Iượt người
tham gia
|
(nêu rõ tên văn bản)
|
|
|
|
|
………………
|
|
|
|
|
Phụ lục 2
TÌNH HÌNH TIẾP CÔNG DÂN THƯỜNG XUYÊN CỦA CƠ QUAN TIẾP
CÔNG DÂN
Số liệu tính từ ngày
01/01/2021 đến ngày 30/11/2023
(Kèm theo Báo cáo số
ngày /
/2023 của....)
Đơn vị
|
Số lượt tiếp
|
Số người đã tiếp
|
Số vụ việc
|
Trong đó đoàn
đông người
|
Số đoàn đã tiếp
|
Số người đã tiếp
|
Bộ (hoặc tỉnh)
|
|
|
|
|
|
Đơn vị thuộc Bộ (hoặc đơn vị cấp huyện, Sở)
|
|
|
|
|
|
………………
|
|
|
|
|
|
………………
|
|
|
|
|
|
Tổng số:
|
|
|
|
|
|
Phụ lục 3
TÌNH HÌNH TIẾP CÔNG DÂN ĐỊNH KỲ CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU
Số liệu tính từ
ngày 01/01/2021 đến ngày 30/11/2023
(Kèm theo Báo cáo số
ngày
/ /2023 của ....)
Đơn vị
|
Người đứng đầu
tiếp
|
Người đứng đầu ủy
quyền tiếp (nếu có)
|
Số Iượt tiếp
|
Số người đã tiếp
|
Số vụ việc
|
Số đoàn đông
người
|
Số Iươt tiếp
|
Số người đã tiếp
|
Số vụ việc
|
Tiếp đoàn đông
người
|
Số đoàn đã tiếp
|
Số người đã tiếp
|
Số đoàn đã tiếp
|
Số người đã tiếp
|
Bộ (hoặc tỉnh)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Đơn vị thuộc Bộ (hoặc đơn vị cấp huyện, Sở)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
………………..
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
………………..
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phụ lục 4
TÌNH HÌNH TIẾP CÔNG DÂN ĐỘT XUẤT CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU
Số liệu tính từ
ngày 01/01/2021 đến ngày 30/11/2023
(Kèm theo Báo cáo số
ngày / /2023
của ....)
Đơn vị
|
Người đứng đầu
tiếp
|
Người đứng đầu ủy
quyền tiếp (nếu có)
|
Số Iượt tiếp
|
Số người đã tiếp
|
Số vụ việc
|
Số đoàn đông
người
|
Số lượt tiếp
|
Số người đã tiếp
|
Số vụ việc
|
Tiếp đoàn đông
người
|
Số đoàn đã tiếp
|
Số người đã tiếp
|
Số đoàn đã tiếp
|
Số người đã tiếp
|
Bộ (hoặc tỉnh)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Đơn vị thuộc Bộ (hoặc đơn vị cấp huyện, Sở)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
……………….
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
……………….
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|