Kế hoạch 152/KH-UBND năm 2020 phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 tỉnh Lạng Sơn

Số hiệu 152/KH-UBND
Ngày ban hành 07/09/2020
Ngày có hiệu lực 07/09/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lạng Sơn
Người ký Hồ Tiến Thiệu
Lĩnh vực Đầu tư,Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 152/KH-UBND

Lạng Sơn, ngày 07 tháng 09 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2021 - 2025 TỈNH LẠNG SƠN

Phần I

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2016 - 2020

I. NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU

1. Về phát triển kinh tế

Kinh tế của tỉnh tiếp tục phát triển, tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân hằng năm giai đoạn 2016 - 2020 ước đạt 5,45%, trong đó: Nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,24%; công nghiệp - xây dựng tăng 12,76%; dịch vụ tăng 5,07%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm giảm 0,83%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, năm 2020 ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 20,83%, giảm 4,8% so với năm 2015; công nghiệp - xây dựng 23,55%, tăng 6,16%; dịch vụ 50,87%, tăng 0,6%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 4,75%, giảm 1,96%. GRDP bình quân đầu người năm 2020 đạt 44,5 triệu đồng (gấp 1,44 lần so với năm 2015), tương đương 1.937 USD.

a) Xây dựng và phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn

Việc xây dựng và phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn đạt một số kết quả quan trọng cả về xây dựng kết cấu hạ tầng, nâng cao năng lực thông quan hàng hóa, tạo môi trường khuyến khích hoạt động xuất nhập khẩu và thu hút đầu tư. Đã cơ bản hoàn thiện hệ thống các loại quy hoạch, từ quy hoạch chung xây dựng đến quy hoạch chi tiết các khu vực cửa khẩu, khu chức năng của Khu kinh tế; tích cực tranh thủ các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương và ưu tiên bố trí các nguồn vốn của tỉnh để tập trung đầu tư xây dựng, hoàn thiện các công trình, dự án phát triển kết cấu hạ tầng trọng yếu của Khu kinh tế cửa khẩu. Tổng vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng Khu KTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn từ năm 2016 đến 2020 từ nguồn ngân sách nhà nước khoảng 4.000 tỷ đồng, được tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, các chương trình dự án trọng điểm, các ngành kinh tế mũi nhọn để tạo động lực cho các ngành khác cùng phát triển. Tích cực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, trên địa bàn Khu kinh tế cửa khẩu hiện có 114 dự án trong nước còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký đạt trên 20.000 tỷ đồng và 20 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, với tổng số vốn đầu tư đăng ký trên 207 triệu USD; đang triển khai các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng Khu trung chuyển hàng hóa và Khu chế xuất 1.

Đã tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chủ động trong công tác đối ngoại để nâng cao năng lực thông quan, tạo thuận lợi cho trên 3.000 doanh nghiệp và tổ chức kinh tế trong cả nước thường xuyên tham gia xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu của tỉnh với khoảng 2.000 xe/ngày. Năm 2020 tình hình hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn do tác động của dịch bệnh COVID-19, đồng thời Trung Quốc ngày càng siết chặt các quy định về kiểm tra xuất xứ và chất lượng hàng hóa hoa quả, nông sản Việt Nam...Năm 2020, tổng kim ngạch xuất khẩu qua địa bàn tỉnh ước đạt 5.500 triệu USD, bình quân hằng năm tăng 5,9%, trong đó xuất khẩu 3.220 triệu USD, tăng 14,1%; nhập khẩu 2.280 triệu USD, giảm 1,6%.

b) Về phát triển nông, lâm nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới được chú trọng, hướng vào phát triển các vùng sản xuất tập trung gắn với cây, con chủ lực, thế mạnh các ngành, nghề truyền thống, đặc sản của địa phương; từng bước hình thành, nhân rộng các mô hình liên kết kinh tế, hợp tác xã nông nghiệp; phát triển các vùng sản xuất an toàn theo các tiêu chuẩn tiên tiến (VietGap, GlobalGap), đẩy mạnh quảng bá giới thiệu, xây dựng nhãn mác, thương hiệu để nâng cao giá trị sản phẩm. Lĩnh vực trồng trọt đã có những chuyển biến mạnh về cơ cấu cây trồng, mùa vụ, áp dụng tiến bộ kỹ thuật về giống, công nghệ cao vào sản xuất; sản lượng lương thực hằng năm đạt trên 310 nghìn tấn; hình thành khá rõ nét một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung một số sản phẩm chủ lực của tỉnh1. Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) triển khai có hiệu quả; các sản phẩm đặc sản của tỉnh đã dần khẳng định được chất lượng và thương hiệu trong nước và quốc tế2. H thng mạng lưi dịch vụ nông nghiệp được phát triển rộng khắp trên địa bàn nông thôn, cung ứng đầy đủ, kịp thời vật tư phục vụ phát triển sản xuất trên địa bàn. Thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm.

Lĩnh vực chăn nuôi đã có những chuyển dịch khá rõ nét về cơ cấu giống, cơ cấu đàn, nhất là hình thức chăn nuôi đã từng bước chuyển khá rõ từ chăn nuôi nhỏ lẻ quy mô hộ sang chăn nuôi trang trại, gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm, đã có một số doanh nghiệp, hợp tác xã ứng dụng công nghệ tiên tiến vào chăn nuôi với quy mô khá, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, do diện tích đồng cỏ thu hẹp và mức độ cơ giới hóa nông nghiệp tăng nhanh, mặt khác do dịch tả lợn châu Phi diễn ra trên toàn tỉnh từ năm 2019, hiện nay tổng đàn trâu, bò, lợn giảm so với năm 20153, đàn gia cầm phát triển tương đối ổn định, bình quân hằng năm tăng 6,7%. Sản lượng thịt hơi các loại năm 2020 ước đạt 43,2 nghìn tấn. Nuôi trồng thủy sản có bước phát triển, diện tích nuôi trồng ổn định khoảng 1.300 ha; tổng sản lượng năm 2020 ước đạt 1.940 tấn, tăng 17,6% so với năm 2015.

Phong trào trồng rừng, phát triển kinh tế đồi rừng đã và đang được người dân và doanh nghiệp hưởng ứng mạnh mẽ; bình quân hằng năm trồng rừng mới được trên 10,3 nghìn ha, nâng độ che phủ rừng từ 54,5% năm 2015 lên 63% năm 2020; tổng diện tích rừng khoán bảo vệ cả giai đoạn đạt 120.986 ha, tổng diện tích rừng được khoanh nuôi đạt 5.938 ha. Chất lượng rừng ngày một nâng cao, đã hình thành khá rõ nét các vùng sản xuất tập trung chuyên canh một số loài cây chủ lực, cây gỗ lớn như: vùng thông diện tích 108.000 ha, keo, bạch đàn trên 24.500 ha, hồi trên 40.000 ha, đang hình thành vùng cây nguyên liệu quế gần 1.200ha,...

Chương trình xây dựng nông thôn mới được tập trung chỉ đạo quyết liệt, toàn diện trên địa bàn tỉnh, trong đó tập trung chỉ đạo quyết liệt các xã phấn đấu đạt chuẩn trong từng năm. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn được tăng cường đầu tư bằng nhiều nguồn vốn, kết hợp nhà nước và nhân dân cùng làm; phát triển sản xuất từng bước phát triển gắn với việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp; văn hóa, môi trường có sự chuyển biến tích cực; hệ thống chính trị, an ninh trật tự và quốc phòng ở khu vực nông thôn được giữ vững; diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân được nâng cao. Năm 2020, toàn tỉnh có 74/207 xã đạt chuẩn nông thôn mới (65/181 xã sau sáp nhập), tăng 61 xã so với năm 20154; có 07 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; xây dựng được 30 khu dân cư kiểu mẫu; thành phố Lạng Sơn được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

c) Sản xuất công nghiệp

Sản xuất công nghiệp duy trì mức tăng trưởng khá cao, chỉ số sản xuất công nghiệp hằng năm tăng trên 10,5%. Tiếp tục khai thác tốt lợi thế trong các lĩnh vực sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng, than, điện, chế biến nông, lâm sản... Một số năng lực sản xuất mới tăng thêm, gồm: 03 nhà máy thủy điện (Bắc Khê 1, Thác Xăng (Bắc Giang 2), Khánh Khê), các cơ sở chế biến gỗ khu vực huyện Hữu Lũng, chế biến nhựa thông tại các huyện Lộc Bình, Đình Lập, khai thác và chế biến đá làm vật liệu xây dựng... Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu của tỉnh là: 2 nhà máy xi măng với tổng công suất 126 vạn tấn/năm, nhà máy nhiệt điện Na Dương công suất 100 MW, mỏ than Na Dương công suất 600 nghìn tấn/năm, một số nhà máy sản xuất gỗ và các sản phẩm từ gỗ với công suất 90 nghìn m3/năm, hiện có khoảng 45 mỏ đá vôi đang khai thác có tổng trữ lượng 405 triệu m3. Triển khai thực hiện dự án Cụm công nghiệp Hợp thành 1, 2 theo hình thức đối tác công tư (PPP), tiếp tục xúc tiến thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng một số khu, cụm công nghiệp.

c) Thương mại, dịch vụ, du lịch

Lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch phát triển khá toàn diện. Hệ thống phân phối hàng hóa phát triển đa dạng, rộng khắp, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và phục vụ sản xuất, các mặt hàng thiết yếu được quan tâm, cung ứng đầy đủ, kịp thời đến các xã vùng xa, xã đặc biệt khó khăn5. Công tác bình ổn thị trường giá cả hàng hóa được triển khai thực hiện có hiệu quả gắn với việc thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Sức mua của các khu vực dân cư tăng khá, đặc biệt trong các ngày lễ, tết. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ năm 2020 đạt 22.360 tỷ đồng, bình quân hằng năm tăng 11,4%. Năm 2020, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng địa phương ước đạt 150 triệu USD, bình quân hằng năm tăng 9,34%6. Công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả được chỉ đạo thực hiện quyết liệt, không để hình thành các tụ điểm lớn, phức tạp7.

H thng ngân hàng phát triển an toàn8, hiệu quả; mạng lưi thanh toán hin đi đáp ng nhu cu sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội, cơ cấu tín dụng tiếp tục theo hướng tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên, các chương trình, dự án phát triển kinh tế của địa phương. Tích cực tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ thị trường với chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp; tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn vay với lãi suất hợp lý để hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh. Tổng nguồn vốn tín dụng huy động bình quân hằng năm tăng 14,6%, dư ntín dụng tăng 16,8%, n xu dưi mức 3%. Mạng lưới bưu chính, viễn thông tiếp tục phát triển, bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt, chuyển phát kịp thời, chất lượng ổn định9. Năm 2020, doanh thu bưu chính ước đạt 230 tỷ đồng, bình quân hằng năm tăng 33,4%; doanh thu viễn thông 910 tỷ đồng, tăng 1%. Hoạt động vận tải an toàn, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải thường xuyên được bảo trì, nâng cấp, đáp ứng tốt nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa; lượng luân chuyển hành khách bình quân hằng năm tăng 11,5%, luân chuyển hàng hóa tăng 13,2%. Năm 2020, có 09 bến xe khách được công bố theo quy định đang phục vụ hoạt động vận tải trên 480 tuyến vận tải khách nội (14 tuyến), liên tỉnh (439 tuyến)10; đã xây dựng được các bến xe hàng, bãi đỗ xe hàng tại các khu vực cửa khẩu, cơ bản đáp ứng nhu cầu hoạt động vận tải hàng hóa cho các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh.

Hoạt động du lịch phát triển cả về lượng khách, loại hình dịch vụ, doanh thu và chất lượng phục vụ. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ du lịch từng bước được đầu tư nâng cấp, hình thành và đưa vào hoạt động nhiều khu, điểm du lịch với nhiều loại hình như: du lịch văn hóa, tâm linh, sinh thái nghỉ dưỡng, văn hóa cộng đồng, mua sắm, biên giới...; một số sản phẩm du lịch đang dần được khẳng định thương hiệu, các khu, điểm du lịch đã chú trọng đầu tư, nâng cao chất lượng; hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch, lữ hành có sự chuyển biến tích cực11. Lượng khách du lịch đến Lạng Sơn năm sau cao hơn năm trước, năm 2020 ước đạt 3.100 nghìn lượt khách, bình quân hằng năm tăng 5,7%, doanh thu đạt 1.325 tỷ đồng, tăng 9,67%. Đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đồ án quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Mẫu Sơn đến năm 2040; hỗ trợ, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư triển khai dự án Quần thể khu du lịch sinh thái, cáp treo Mẫu Sơn để tạo động lực thúc đy phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.

đ) Phát triển doanh nghiệp và công tác xúc tiến đầu tư

Công tác phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã và xúc tiến đầu tư được chú trọng, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh; đưa nhiệm vụ tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp lên nhiệm vụ hàng đầu, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trong năm 2020. Thực hiện đồng bộ các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Trong 5 năm, có gần 1.900 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 79%; số vốn đăng ký tăng 120% so với giai đoạn trước. Hiện toàn tỉnh có trên 3.350 doanh nghiệp hoạt động, vốn đăng ký khoảng 29.000 tỷ đồng, duy trì việc làm cho trên 50.250 lao động, thu nhập bình quân hằng tháng trung bình khoảng 5 triệu đồng/người. Kinh tế tập thể được quan tâm phát triển, hình thành một số mô hình hợp tác xã kiểu mới gắn với chuỗi liên kết hoạt động hiệu quả12. Việc cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định, hoàn thành thoái vốn 03 doanh nghiệp Nhà nước thuộc tỉnh quản lý13.

Công tác xúc tiến, kêu gọi đầu tư, xúc tiến thương mại được chú trọng, thường xuyên tổ chức các hội chợ, triển lãm, tiếp xúc doanh nghiệp có tiềm năng kêu gọi đầu tư, phổ biến các luật mới ban hành, các hội thảo nâng cao chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh, cải cách thủ tục hành chính (năm 2019 chỉ số PCI xếp hạng 50/63, tăng 5 bậc so với 2016, chỉ số PAPI xếp hạng 24/63). Tổ chức thành công Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Lạng Sơn năm 2019, thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn đến đầu tư và khảo sát đề xuất, đăng ký đầu tư tại tỉnh. Từ năm 2016 đến tháng 7/2020, đã quyết định chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 106 dự án mới, tổng vốn đăng ký trên 18.200 tỷ đồng. Trên địa bàn tỉnh có 30 dự án có vốn đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký gần 236 triệu USD. Từ năm 2016 đến năm 2020, Tỉnh đã triển khai thực hiện 12 dự án ODA với tổng vốn ODA là 1.876,7 tỷ đồng.

e) Công tác thu - chi ngân sách

Công tác quản lý, điều hành ngân sách được quan tâm chỉ đạo. Tập trung thực hiện các biện pháp quản lý thu thuế, phí, lệ phí và thu nợ thuế, tạo nguồn thu để tăng vốn cho đầu tư phát triển. Tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2020 ước đạt 6.149,5 tỷ đồng, bình quân hằng năm giảm 5,4%, trong đó thu nội địa 2.749,5 tỷ đồng, tăng 10,2%; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 3.400 tỷ đồng, giảm 12,1%. Chi ngân sách được quản lý chặt chẽ, tiết kiệm, ưu tiên cho mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội, an ninh quốc phòng; tiếp tục thực hiện cơ cấu lại ngân sách nhà nước theo hướng giảm chi thường xuyên, dành nguồn tăng chi đầu tư và thực hiện các nhiệm vụ khác. Tổng chi ngân sách địa phương năm 2020 ước đạt 11.727,4 tỷ đồng, bình quân hằng năm tăng 3,9%, trong đó: Chi đầu tư phát triển 1.470 tỷ đồng, tăng 2,9%; chi thường xuyên 7.462,6 tỷ đồng tăng 5,4%, chi chương trình mục tiêu quốc gia và nhiệm vụ khác 2.610 tỷ đồng, tăng 12,8%.

2. Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch và phát triển đô thị

Tập trung quản lý và thực hiện các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các ngành, lĩnh vực đã được phê duyệt; tích cực triển khai lập quy hoạch tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Công tác lập kế hoạch sử dụng đất theo đúng quy định. Công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, quản lý, khai thác sử dụng đất đều đảm bảo đúng quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt. Công tác lập quy hoạch xây dựng đô thị được đẩy mạnh, hiện nay 100% các đô thị đã được lập, điều chỉnh quy hoạch chung đô thị; khoảng 35% quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết các khu vực trung tâm đô thị, các khu chức năng đặc thù đã được lập. Tổ chức thực hiện các quy hoạch đã hình thành vùng kinh tế động lực, các vùng chuyên canh tập trung, khu, cụm công nghiệp, khu du lịch được mở rộng, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường, cải thiện.

[...]