Kế hoạch 151/KH-UBND về kiểm tra việc thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính năm 2018 trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Số hiệu | 151/KH-UBND |
Ngày ban hành | 16/03/2018 |
Ngày có hiệu lực | 16/03/2018 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Nghệ An |
Người ký | Lê Xuân Đại |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 151/KH-UBND |
Nghệ An, ngày 16 tháng 03 năm 2018 |
KẾ HOẠCH
KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NĂM 2018 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Thực hiện Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ quy định về công tác kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 của Chính phủ về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy định hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 30/10/2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính, UBND tỉnh ban hành kế hoạch kiểm tra việc thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính năm 2018 trên địa bàn tỉnh như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU VÀ PHẠM VI KIỂM TRA
1. Mục đích
a) Nhằm kiểm tra việc tổ chức, triển khai thực hiện các nội dung hoạt động kiểm soát TTHC năm 2017-2018 trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định số 20/2008/NĐ-CP; Nghị định số 63/2010/NĐ-CP; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP và Thông tư số 02/2017/TT-VPCP để kịp thời hướng dẫn cơ quan, đơn vị được kiểm tra triển khai, thực hiện tốt và tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động kiểm soát TTHC;
b) Thông qua công tác kiểm tra, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những tồn tại, thiếu sót trong hoạt động kiểm soát TTHC; ngăn chặn, xử lý nghiêm những trường hợp tự đặt ra TTHC, các loại hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định của pháp luật, chậm trễ trong việc giải quyết TTHC, gây nhũng nhiễu, phiền hà đối với tổ chức, cá nhân trong tiếp nhận, giải quyết TTHC;
c) Kịp thời phát hiện các bất cập để tổng hợp, đề xuất với cơ quan có thẩm quyền xử lý theo đúng quy định; biểu dương, nhân rộng các cách làm hay, có hiệu quả trong công tác kiểm soát TTHC.
2. Yêu cầu
a) Hoạt động kiểm tra phải đảm bảo khách quan, công khai, minh bạch, đúng quy định của pháp luật, đảm bảo các nội dung, nguyên tắc, quy trình kiểm tra theo đúng khoản 11 Điều 1 Nghị định 48/2013/NĐ-CP và Mục 2, 3 Chương II Thông tư số 02/2017/TT-VPCP của Văn phòng Chính phủ;
b) Qua công tác kiểm tra, rút ra được những vấn đề trọng tâm trong công tác quản lý chỉ đạo, điều hành trong thời gian tới;
c) Có kết luận rõ ràng, cụ thể những vấn đề tổ chức triển khai công tác kiểm soát TTHC tại đơn vị, địa phương, cũng như những kiến nghị, đề xuất với lãnh đạo các cấp có liên quan.
3. Phạm vi kiểm tra
a) Trực tiếp kiểm tra theo định kỳ việc thực hiện hoạt động kiểm soát TTHC của các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện và UBND cấp xã theo kế hoạch đã đề ra;
b) Kiểm tra đột xuất tại một số cơ quan, đơn vị có phản ánh, kiến nghị trong việc tiếp nhận và giải quyết TTHC hoặc qua phản ánh của các cơ quan thông tin báo chí;
c) Đối với các cơ quan, đơn vị không thuộc đối tượng kiểm tra theo Kế hoạch này có trách nhiệm tự kiểm tra hoạt động kiểm soát TTHC của cơ quan, đơn vị mình tổng hợp vào nội dung báo cáo công tác kiểm soát TTHC định kỳ của cơ quan, đơn vị gửi về Văn phòng UBND tỉnh trước ngày 20/12/2018 để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
II. NỘI DUNG, CÁCH THỨC KIỂM TRA
1. Nội dung kiểm tra
a) Kiểm tra công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính tại các cơ quan, đơn vị;
b) Kiểm tra việc thực hiện đánh giá tác động thủ tục hành chính và việc tiếp thu, giải trình nội dung tham gia ý kiến về quy định thủ tục hành chính của cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật (Đối với các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh);
c) Kiểm tra việc tham gia ý kiến và thẩm định đối với quy định thủ tục hành chính trong lập đề nghị xây dựng và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của HĐND, UBND tỉnh (Đối với các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh);
d) Kiểm tra việc thực hiện công bố, công khai thủ tục hành chính;
đ) Kiểm tra kết quả tiếp nhận, giải quyết TTHC của cơ quan, đơn vị (kiểm tra thực tế hồ sơ giải quyết TTHC ở một số lĩnh vực);
e) Kiểm tra việc rà soát, đánh giá thủ tục hành chính;
g) Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính;
h) Kiểm tra công tác truyền thông về hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính và việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính.
2. Cách thức kiểm tra
a) Đoàn kiểm tra làm việc trực tiếp với cơ quan, đơn vị được kiểm tra, nghiên cứu báo cáo, tài liệu văn bản để đánh giá tình hình, kết quả công tác kiểm soát TTHC của cơ quan, đơn vị làm cơ sở kết luận các nội dung kiểm tra; Đoàn kiểm tra có trách nhiệm ghi biên bản và ký xác nhận thông qua biên bản kiểm tra ngay sau khi kết thúc buổi kiểm tra;