Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Kế hoạch 1414/KH-UBND năm 2022 thực hiện đề án "Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030"

Số hiệu 1414/KH-UBND
Ngày ban hành 09/08/2022
Ngày có hiệu lực 09/08/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Bình
Người ký Hồ An Phong
Lĩnh vực Công nghệ thông tin,Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1414/KH-UBND

Quảng Bình, ngày 09 tháng 8 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2022-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Thực hiện Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030”, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030” như sau:

Phần I

THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

1. Quy mô mạng lưới cơ sở giáo dục

Toàn tỉnh có 578 trường mầm non, phổ thông và thường xuyên, trong đó: mầm non 183 trường, tiểu học 187 trường (có 03 trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật), tiểu học và trung học cơ sở 30 trường, trung học cơ sở (THCS) 137 trường, trung học cơ sở và trung học phổ thông 06 trường, trung học phổ thông (THPT) 26 trường, 01 trường đại học, 08 trung tâm giáo dục - dạy nghề và 01 trung tâm giáo dục thường xuyên; khối ngoài công lập có 15 trường (Mầm non: 13, tiểu học: 01, THCS-THPT: 01).

1. Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin

Được sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo, chính quyền địa phương các cấp, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) tại các cơ sở giáo dục trong những năm qua được tăng cường đầu tư, nâng cấp, 100% trường học trên địa bàn tỉnh đều có kết nối internet băng thông rộng và hệ thống Lan, Wifi (83% trường có hệ thống Lan, Wifi cho học sinh) phục vụ công tác quản lý, dạy, học tập và nghiên cứu khoa học; mỗi trường được lắp đặt từ 01 đến 04 đường truyền FTTH hoặc Leased Line phục vụ công tác quản lý và dạy học. Giáo dục mầm non và phổ thông có 3.852 máy tính và 2.852 thiết bị ứng dụng CNTT phục vụ quản lý hành chính; giáo dục đại học có hơn 400 máy vi tính phục vụ học tập và hơn 162 máy tính phục vụ công tác quản lý hành chính; việc ứng dụng CNTT trong quản lý hành chính đều được thực hiện tại tất cả các cơ sở giáo dục.

Các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông có 466 phòng Tin học (trong đó: THPT 75 phòng, THCS 173 phòng, Tiểu học 205 phòng, Mầm non 13 phòng) với 11.800 máy vi tính (bình quân 0,83 phòng/trường; 20 máy/trường). Các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) có từ 1 đến 3 phòng máy với số lượng từ 40 máy/trường đến 100 máy/trường, bình quân 67 máy/trường; hầu hết các máy tính đều được kết nối mạng Internet, mạng nội bộ. Các trường THCS và trường tiểu học mỗi trường có từ 1-2 phòng tin học với số lượng bình quân 24 máy/trường đối với cấp THCS và 21 máy/trường đối với cấp tiểu học. Có 232 trường với 2.374 phòng học thông thường được lắp đặt tích hợp hệ thống học trực tuyến để có thể tổ chức dạy học trực tiếp kết hợp trực tuyến (THPT 23 trường, THCS 84 trường, Tiểu học 97 trường, mầm non 27 trường), tỷ lệ 41% (THPT: 72,7%, THCS: 50,3%, Tiểu học: 51,8%, mầm non: 14,7%); tại cấp sở, các phòng GDĐT đều có phòng họp trực tuyến; 351 trường được lắp đặt phòng họp, hội nghị trực tuyến (tỷ lệ 61,5%), có 417 phòng học ngoại ngữ thông dụng hoặc chuyên dụng, có 05 phòng Lap mô phỏng thực tế ảo và 01 phòng Lap mô phỏng thực tế tăng cường.

Cơ sở giáo dục đại học có 10 bộ máy chủ; 30 cái máy tính xách tay; 440 máy tính được đặt tại các phòng máy, phòng lap, phòng nghiên cứu, phòng đọc; 162 máy tính tại các khoa, trung tâm và phòng chức năng và các thiết bị khác cơ bản được trang bị đầy đủ (máy in các loại, màn chiếu led, máy chiếu, máy scan, máy quay phim, chụp ảnh, máy ghi âm, máy trợ giảng...) nhằm phục vụ công tác quản lý và giảng dạy... Có 01 Trung tâm học liệu hiện đại được trang bị 01 máy chủ, 139 máy tính cho bạn đọc truy cập, 09 máy tính cho viên chức làm việc; các thiết bị về máy in, máy chiếu, máy quét mã vạch, đều được đầu tư đầy đủ; hệ thống mạng Internet tốc độ cao, có đầy đủ mạng LAN và mạng WIFI cho bạn đọc truy cập. Trung tâm đã triển khai ứng dụng 02 phần mềm mã nguồn mở: phần mềm quản trị thư viện tích hợp Koha và phần mềm xây dựng và quản lý bộ sưu tập số Dspace, ngoài ra còn kết nối các cơ sở dữ liệu khác.

Cơ bản, hạ tầng kỹ thuật của các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và giáo dục đại học (gọi chung là cơ sở giáo dục) trong tỉnh đã đáp ứng được nhu cầu triển khai ứng dụng, sử dụng các hệ thống thông tin, phần mềm phục vụ quản lý, dạy và học trong ngành. 100% hệ thống mạng nội bộ của các cơ sở giáo dục đã được xây dựng; trên 90% cơ sở giáo dục đã có hệ thống mạng wifi giúp cho công chức, viên chức, người lao động sử dụng phục vụ công việc chuyên môn thuận tiện. Mạng truyền số liệu chuyên dùng đã được triển khai tại Sở GDĐT.

2. Nhân lực ứng dụng công nghệ thông tin

Các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông chưa có cán bộ chuyên trách CNTT, hầu hết là cán bộ kiêm nhiệm, chủ yếu sử dụng giáo viên dạy môn tin học để hỗ trợ kỹ thuật về CNTT. Trường Đại học Quảng Bình có 10 cán bộ chuyên trách CNTT và 15 cán bộ kiêm nhiệm.

Cán bộ quản lý (CBQL) ngành GDĐT và giáo viên trực tiếp giảng dạy đều có năng lực CNTT đảm bảo đáp ứng nhiệm vụ chuyên môn, khai thác tốt tài nguyên trên internet để phục vụ cho chuyên môn; thường xuyên tự bồi dưỡng kỹ năng sử dụng CNTT đáp ứng yêu cầu công tác dạy học và nhng yêu cầu theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông; làm tốt công tác nâng cao nhận thức và kỹ năng về an toàn thông tin cho đội ngũ; các cơ sở giáo dục thường xuyên hướng dẫn, bồi dưỡng kỹ năng cho đội ngũ để ứng dụng CNTT tham gia tập huấn qua mạng theo kế hoạch của cấp trên; tổ chức tập huấn nâng cao kỹ năng xây dựng học liệu, khai thác các nguồn học liệu, kỹ năng tìm kiếm thông tin trên Internet; kỹ năng sử dụng các phần mềm trình chiếu, phần mềm mô phỏng, thí nghiệm ảo...; kỹ năng dạy học trực tuyến. Hiện tại, có 91,4% CBQL, GV, NV có đủ điều kiện làm việc trên môi trường số (phương tiện, đường truyền, phần mềm), trong đó 94,7% GV có đủ điều kiện làm việc trên môi trường số.

Phong trào tự học, tự nghiên cứu trong đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao kỹ năng CNTT ứng dụng vào đổi mới phương pháp phát triển mạnh mẽ. Trong dạy học, việc ứng dụng CNTT đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, nhiều giáo viên đã được nâng cao kỹ năng soạn giáo án điện tử, kỹ năng sử dụng các chức năng đa phương tiện vào dạy học, linh động trong tổ chức dạy học trực tiếp kết hợp trực tuyến.

3. Triển khai các hệ thống công nghệ thông tin, phần mềm

Hệ thống phần mềm bước đầu đã được các cơ sở giáo dục chú trọng trang bị, đưa vào khai thác, sử dụng nhằm nâng cao hiệu quả trong tổ chức giáo dục - đào tạo trên môi trường số, trong công tác quản trị nhà trường, quản lý giáo dục.

3.1. Trong công tác quản lý điều hành

Các phần mềm quản lý được đưa vào khai thác có hiệu quả, dữ liệu của các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông, thông tin cán bộ, giáo viên và người học đều được số hoá. Văn bản trao đổi từ cơ sở giáo dục và cơ quan quản lý chủ yếu được thực hiện qua Email công vụ, giữa cơ quan quản lý nhà nước với cấp trên qua Hệ quản lý văn bản và hồ sơ công việc, iOffice và Email công vụ (trừ các văn bản mật theo quy định); cơ sở dữ liệu toàn ngành do Bộ GDĐT triển khai được kết nối thông suốt với tất cả các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông trên địa bàn tỉnh đảm bảo cung cấp thông tin quản lý đầy đủ, tin cậy và kịp thời; được kết nối và chia sẻ hiệu quả với các cơ sở dữ liệu quốc gia; ngoài ra, có 537 cơ sở giáo dục (tỷ lệ 94,2%) phối hợp với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ CNTT triển khai phần mềm quản lý trường học (như: vnEdu, SMAS...) bảo đảm kết nối đồng bộ dữ liệu với cơ sở dữ liệu ngành GDĐT theo quy định của Bộ GDĐT, tạo tiền đề phát triển hệ sinh thái chuyển đổi số trong hoạt động dạy, học, kiểm tra, đánh giá và nghiên cứu khoa học. Có 100% cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông có trang thông tin điện tử kết ni chung vào cổng thông tin điện tử của ngành, được trang bị phần mềm kiểm định chất lượng giáo dục, phần mềm Quản lý y tế học đường; 100% cơ sở giáo dục phổ thông được trang bị phần mềm quản lý thiết bị, phần mềm quản lý thư viện, phần mềm thiết kế bài giảng điện tử E-learning,...

Trong công tác quản trị nhà trường, quản lý giáo dục, Trường Đại học Quảng Bình hiện đang sử dụng có hiệu quả các phần mềm, hệ chương trình. Trang thông tin điện tử của Nhà trường được quản lý, sử dụng và cập nhật thông tin liên tục; công tác quản lý hồ sơ công việc thực hiện qua hệ quản lý văn bản và hồ sơ công việc.

Việc triển khai ứng dụng chữ ký sđang được triển khai trong toàn ngành, chủ yếu đối với cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục và cán bộ trực tiếp thực hiện đối với các dịch vụ công trực tuyến như: quản lý, lập thủ tục bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Kho bạc nhà nước; kê khai thuế...Hồ sơ quản lý học sinh trong nhà trường đang tích cực hướng đến số hoá trong những năm học tới như: Sổ điểm, học bạ...

Việc thanh toán không dùng tiền mặt tại các cơ sở giáo dục bước đầu đạt được kết quả đáng kể. Toàn ngành có 27,1% đơn vị sử dụng phần mềm, ứng dụng để thanh toán không dùng tiền mặt. Tỷ lệ thủ tục hành chính triển khai mức độ 3 tại các cơ sở giáo dục đạt 20%; có 21/75 (tỷ lệ 28%) thủ tục hành chính được triển khai mức độ 4.

Việc ứng dụng CNTT trong hội nghị, tập huấn, bi dưỡng được triển khai mạnh mẽ trong toàn ngành thông qua hình thức trực tuyến, phù hợp với bối cảnh dịch Covid-19 và xu thế thời đại, bảo đảm tiết kiệm mà vẫn đem lại hiệu quả.

3.2. Trong công tác dạy và học

Các phần mềm hỗ trợ dạy học được chuyển giao về tới các trường học, trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp đã cho thấy hiệu quả thiết thực và sự thích nghi nhanh của ngành GDĐT với việc dạy học trực tuyến.

Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin được các cơ sở giáo dục quan tâm, nhất là trong công tác quản lý, ứng dụng các phần mềm dạy học trực tuyến; triển khai hội nghị, tập huấn theo hình thức trực tuyến đảm bảo giải quyết công việc kịp thời, hiệu quả. Các nền tảng được sử dụng chủ yếu là Zoom, Google Meet, K12 Online, Microsoft Teams, Google Classroom, Zavi... Đặc biệt, trong năm học 2021-2022, do dịch Covid-19 nên trong thời gian học sinh nghỉ học, các cơ sở giáo dục đã tích cực, chủ động chỉ đạo giáo viên, giảng viên giữ mối liên hệ chặt chẽ với học sinh, sinh viên, hướng dẫn tự ôn tập bài ở nhà thông qua ứng dụng CNTT, sử dụng hiệu quả các thiết bị điện tử và mạng Internet các phần mềm dạy học trực tuyến. Toàn ngành có 993.490 tiết học được tổ chức bằng hình thức trực tuyến, chiếm khoảng 29,6% chương trình.

[...]