Kế hoạch 177/KH-UBND năm 2022 thực hiện Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Số hiệu 177/KH-UBND
Ngày ban hành 08/07/2022
Ngày có hiệu lực 08/07/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Vĩnh Phúc
Người ký Vũ Việt Văn
Lĩnh vực Công nghệ thông tin,Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 177/KH-UBND

Vĩnh Phúc, ngày 08 tháng 7 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIAI ĐOẠN 2022-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC

Căn cứ Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030”(gọi tắt là Quyết định 131);

Căn cứ Kế hoạch số 302/KH-UBND ngày 08 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về việc Chuyển đổi số, hoàn thiện Chính quyền điện tử, hướng đến Chính quyền số và Phát triển dịch vụ đô thị thông minh tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 (gọi tắt là Kế hoạch 302);

Căn cứ Kế hoạch số 327/KH-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về việc cải thiện và nâng cao Chỉ số chuyển đổi số tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2021-2025 (gọi tắt là Kế hoạch 327);

Xét Tờ trình số 1166/TTr-SGDĐT ngày 29/4/2022 của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong GD&ĐT, tạo đột phá trong công tác quản lý và tổ chức các hoạt động giáo dục; tác động tích cực, toàn diện đến phương thức hoạt động, chất lượng, hiệu quả và công bằng trong giáo dục.

- Hoàn thiện thể chế trên cơ sở các mô hình thử nghiệm và phát triển nền tảng, tài nguyên số về giáo dục.

2. Yêu cầu

a) Việc xây dựng và thực hiện Kế hoạch phải bám sát Quyết định 131 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch 302 của UBND tỉnh. Tạo điều kiện thuận lợi, trong khuôn khổ quy định của pháp luật đối với hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh.

b) Chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo phải được thiết kế đồng bộ, tiện ích, bao quát và có hệ thống trong tổng thể Chương trình chuyển đổi số quốc gia được triển khai từng bước có trọng tâm, trọng điểm, đạt hiệu quả cao trong từng giai đoạn, nhất là trong giai đoạn thực hiện chủ trương thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Ứng dụng tiến bộ của công nghệ để thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong dạy và học, nâng cao chất lượng và cơ hội tiếp cận giáo dục, hiệu quả quản lý giáo dục; xây dựng nền giáo dục mở thích ứng trên nền tảng số, góp phần phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

2. Mục tiêu đến năm 2025

a) Đổi mới mạnh mẽ phương thức tổ chức giáo dục, đưa dạy và học trên môi trường số thành hoạt động giáo dục thiết yếu, hằng ngày đối với mỗi nhà giáo, mỗi người học.

- Đưa nội dung giáo dục kỹ năng số, chuyển đổi số vào 100% trường phổ thông; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin, an toàn thông tin liên quan đến chuyển đổi số cho 100% cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên.

- Về tiếp cận giáo dục trực tuyến: Ít nhất 50% học sinh, học viên, sinh viên và mỗi nhà giáo có đủ điều kiện (về phương tiện, đường truyền, phần mềm) tham gia có hiệu quả các hoạt động dạy và học trực tuyến.

- Về môi trường giáo dục trực tuyến:

+ Triển khai thống nhất một số nền tảng dạy và học trực tuyến là sản phẩm trong nước, được trên 50% học sinh sử dụng, ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu, giáo trình; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến. Phát triển công nghệ phục vụ giáo dục, hướng tới đào tạo, cá thể hóa và tạo cơ hội trong việc tiếp cận, tăng hiệu quả trong việc học tập.

+ Hình thành kho học liệu trực tuyến của tỉnh, xây dựng cơ sở dữ liệu về học liệu số và triển khai dạy học trực tuyến qua hệ thống bài giảng điện tử. Hệ thống thư viện điện tử, sách giáo khoa điện tử, bài giảng e-Learning tất cả các trường từ mầm non đến trung học phổ thông (có thể kết nối đến kho học liệu trực tuyến quốc gia) đáp ứng yêu cầu về tài liệu học tập cho trên 50% nội dung chương trình giáo dục phổ thông.

- Về quy mô hoạt động giáo dục trực tuyến: Tỉ trọng nội dung chương trình giáo dục phổ thông được triển khai dưới hình thức trực tuyến đạt trung bình 5% ở cấp tiểu học, 10% ở cấp trung học.

b) Đổi mới mạnh mẽ phương thức quản lý, điều hành dựa trên công nghệ và nguồn dữ liệu, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, đáp ứng chất lượng cung cấp dịch vụ hỗ trợ của Nhà nước và các cơ sở giáo dục.

- Về quản trị nhà trường: 100% cơ sở giáo dục áp dụng hệ thống quản trị nhà trường dựa trên dữ liệu và công nghệ số, trong đó:

+ 100% người học, 100% nhà giáo được quản lý bằng hồ sơ số với định danh thống nhất toàn quốc.

+ 80% cơ sở vật chất, thiết bị và các nguồn lực khác phục vụ giáo dục, đào tạo và nghiên cứu được quản lý bằng hồ sơ số.

[...]
11
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ