Kế hoạch 4858/KH-UBND năm 2022 thực hiện Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo" giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Số hiệu 4858/KH-UBND
Ngày ban hành 04/07/2022
Ngày có hiệu lực 04/07/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Đặng Trí Dũng
Lĩnh vực Công nghệ thông tin,Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4858/KH-UBND

Lâm Đồng, ngày 04 tháng 7 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO” GIAI ĐOẠN 2022-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG

Triển khai Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030” (sau đây viết tắt là Đề án); Công văn số 478/BGDĐT-CNTT ngày 16/02/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ;

Xét đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 656/TTr-STTTT ngày 31/3/2022 và Sở Tài chính tại các văn bản số 899/STC-HCSN ngày 28/4/2022 và số 1307/STC-HCSN ngày 20/6/2022.

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

a) Tiếp tục kế thừa và phát triển ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông trên nền tảng công nghệ s, công nghệ thông minh, góp phần xây dựng ngành Giáo dục và Đào tạo hin đại, chất lượng, hiệu quả và hội nhập quốc tế; hỗ trợ người dân ddàng tiếp cận giáo dục và được học tập, nâng cao trình độ liên tục, suốt đời; góp phần nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực cho tỉnh theo định hướng kinh tế tri thức, kinh tế số và xã hội số.

b) Nâng cao và thống nhất nhận thức trong cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và nhân dân vcác nội dung của chuyển đổi số trong giáo dục. Thay đổi cách thức quản lý, chỉ đạo điều hành, hướng đến quản lý công việc trên nền tảng công nghệ s; thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ trên nền tảng dữ liệu số; thúc đẩy đầu tư số hóa dữ liệu và ứng dụng CNTT một cách hiệu quả.

c) Đa dạng các hình thức, giải pháp tiếp cận nhu cầu của người học, góp phần xây dựng hệ thống giáo dục bảo đảm mọi công dân đều được học tập suốt đời, hướng đến xây dựng xã hội học tập.

2. Mục tiêu đến 2025

a) Đổi mới mạnh mẽ phương thức tổ chức giáo dục, đưa dạy và học trên môi trường số trở thành hoạt động giáo dục thiết yếu, hàng ngày đối với mỗi nhà giáo, mỗi người học.

- Về tiếp cận giáo dục trực tuyến: 100% học sinh và nhà giáo được tiếp cận với giáo dục trực tuyến, 50% học sinh và mỗi nhà giáo có đủ điều kiện (về phương tiện, đường truyền, phần mềm) tham gia có hiệu quả các hoạt động dạy và học trc tuyến.

- Về môi trường giáo dục trực tuyến:

+ Triển khai có hiệu quả các nền tảng dạy và học trực tuyến là sản phẩm quốc gia, được Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông thẩm định, cấp phép.

+ Hình thành các kho học liệu mở, chia sẻ, trực tuyến được chọn lọc phù hợp tới từng cơ sở giáo dục, đáp ứng yêu cầu về tài liệu học tập cho 50% nội dung chương trình giáo dục phổ thông; đáp ứng 50% nhu cầu học tập suốt đời của người dân.

- Về quy mô hoạt động giáo dục trực tuyến:

+ Tỷ trọng nội dung chương trình giáo dục phthông triển khai dưới hình thức trực tuyến đạt trung bình 5% ở cấp tiểu học, 10% ở cấp trung học. ng dụng công nghệ số để giao bài tập về nhà và kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh trước khi đến lớp học.

+ Các hoạt động tương tác, trải nghiệm trực tuyến hỗ trợ có hiệu quả cho giáo dục nhà trường đạt tỷ lệ 10% thời lượng đối với giáo dục tiểu học, 20% đối với giáo dục trung học và giáo dục thường xuyên.

b) Đổi mới mạnh mẽ phương thức quản lý, điều hành dựa trên công nghệ và dữ liệu, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và chất lượng cung cấp dịch vụ hỗ trợ của Nhà nước và các cơ sở giáo dục.

- Về quản trị nhà trường:

+ 100% cơ sở giáo dục áp dụng hệ thống quản trị nhà trường dựa trên dữ liệu và công nghệ s, trong đó mỗi người học, mỗi nhà giáo và mỗi hoạt động giáo dục được quản lý bằng một hồ sơ số, định danh thống nhất toàn quốc.

+ 80% cơ sở vật chất, thiết bị và các nguồn lực khác phục vụ giáo dục, đào tạo và nghiên cứu được quản lý bằng hồ sơ số.

- Về quản lý giáo dục: Hệ thống thông tin điều hành, quản lý giáo dục của ngành được hình thành, vận hành có hiệu quả, trong đó:

+ Xây dựng cơ sở dữ liệu ngành, kết nối thông suốt với các cơ sở giáo dục và cơ quan quản lý giáo dục trong tỉnh, chia sẻ dữ liệu thông suốt với các cơ sở dữ liệu của tỉnh và quốc gia. 100% đơn vị, cơ sở giáo dục ứng dụng CNTT trong quản lý, quản trị (từ quản lý học sinh, giáo viên, cán bộ đến quá trình học tập, thời khóa biu, cơ sở vật chất, thu học phí không dùng tiền mặt...) đồng bộ với hệ thống dữ liệu của ngành.

+ Hệ thống quản lý nhà nước về giáo dục được vận hành chủ yếu dựa trên dữ liệu; 90% các hoạt động nghiệp vụ được thực hiện giải quyết trên môi trường số (không bao gồm hồ sơ xử lý công việc có nội dung mật).

- Về dịch vụ hỗ trợ người học, người dân:

+ 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện áp dụng hình thức trực tuyến được triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và mức độ 4 (nếu không phát sinh thanh toán).

[...]