Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Kế hoạch 220/KH-UBND năm 2022 thực hiện Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn thành phố Cần Thơ

Số hiệu 220/KH-UBND
Ngày ban hành 26/10/2022
Ngày có hiệu lực 26/10/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Cần Thơ
Người ký Nguyễn Thực Hiện
Lĩnh vực Công nghệ thông tin,Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 220/KH-UBND

Cần Thơ, ngày 26 tháng 10 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIAI ĐOẠN 2022 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030” TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Thực hiện Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030”, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn thành phố Cần Thơ (gọi tắt là Kế hoạch), với những nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU CHUNG

Cụ thể hóa các mục tiêu, giải pháp của Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030” làm cơ sở đcác cơ quan, đơn vị, cơ sở giáo dục triển khai tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố.

II. MỤC TIÊU CỤ TH

1. Mục tiêu đến năm 2025

a) Đổi mới mạnh mẽ phương thức tổ chức giáo dục, đưa dạy và học trên môi trường số trở thành hoạt động giáo dục thiết yếu, hàng ngày đi với môi nhà giáo, mỗi người học

- Về tiếp cận giáo dục trực tuyến: 50% học sinh, mỗi sinh viên và mỗi nhà giáo có đủ điều kiện (về phương tiện, đường truyền, phn mm) tham gia có hiệu quả các hoạt động dạy và học trực tuyến.

- Về môi trường giáo dục trực tuyến:

+ Định hướng học sinh, sinh viên sử dụng một số nền tảng dạy và học trực tuyến là sản phẩm trong nước, đạt trên 50%;

+ Khai thác kho học liệu trực tuyến quốc gia đáp ứng yêu cầu về tài liệu học tập cho 50% nội dung chương trình giáo dục phổ thông;

+ Hơn 50% cơ sở giáo dục đại học cung cấp các chương trình đào tạo (cấp bằng) hình thức từ xa, trực tuyến.

+ Mỗi học sinh, sinh viên đều có hồ sơ số về việc học tập cá nhân; mỗi cơ sở đào tạo đều triển khai hoạt động quản lý dạy và học trên môi trường số; triển khai thanh toán học phí không dùng tiền mặt, học liệu số.

- Tình hình phổ cập lớp học đa phương tiện tại trường học: Tỷ lệ phòng học đa phương tiện trên địa bàn thành phố đạt từ 15% trở lên.

- Tình hình ứng dụng ICT trong nhà trường: 100% trường học trên địa bàn thành phố có sử dụng Phiếu liên lạc hoặc Phiếu báo Kết quả học tập điện tử.

- Về quy mô hoạt động giáo dục trực tuyến:

+ Tỷ trọng nội dung chương trình giáo dục phổ thông được triển khai dưới hình thức trực tuyến đạt trung bình 5% ở cấp tiểu học, 10% ở cấp trung học;

+ Tỷ trọng lớp học trực tuyến trong các cơ sở giáo dục đại học đạt trung bình 20%;

+ Trong số người học ly văn bằng đại học thứ hai, có ít nhất 50% theo học hình thức trực tuyến (với thời lượng trực tuyến chiếm hơn 50%).

b) Đổi mới mạnh mẽ phương thức quản lý, điều hành dựa trên công nghệ và dữ liệu, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và chất lượng cung cấp dịch vụ hỗ trợ của Nhà nước và các cơ sở giáo dục

- Về quản trị nhà trường: 100% cơ sở giáo dục áp dụng hệ thống quản trị nhà trường dựa trên dữ liệu và công nghệ số, trong đó:

+ 100% người học, 100% nhà giáo được quản lý bằng hồ sơ số với định danh thống nhất toàn quốc;

+ 80% cơ sở vật chất, thiết bị và các nguồn lực khác phục vụ giáo dục, đào tạo và nghiên cứu được quản lý bằng hồ sơ số.

- Về quản lý giáo dục: Hệ thống thông tin quản lý toàn ngành Giáo dục và Đào tạo được thiết lập và vận hành hiệu quả, trong đó:

+ Cơ sở dữ liệu toàn ngành được hoàn thiện, kết nối thông suốt với tất cả cơ sở giáo dục đảm bảo cung cấp thông tin quản lý đầy đủ, tin cậy và kịp thời; được kết nối và chia sẻ hiệu quả với các cơ sở dữ liệu quốc gia;

+ Các cơ quan quản lý giáo dục được vận hành chủ yếu dựa trên dữ liệu và công nghệ số, trong đó 90% hồ sơ công việc tại cấp sở; 80% hồ sơ công việc tại cấp phòng được giao dịch và giải quyết trên môi trường s(không bao gồm hồ sơ xử lý công việc có nội dung mật).

- Về dịch vụ hỗ trợ người học, người dân:

[...]