Kế hoạch 1334/KH-UBND năm 2016 thực hiện Nghị quyết 36a/NQ-CP về Chính phủ điện tử do tỉnh Ninh Thuận ban hành

Số hiệu 1334/KH-UBND
Ngày ban hành 12/04/2016
Ngày có hiệu lực 12/04/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Thuận
Người ký Lê Văn Bình
Lĩnh vực Công nghệ thông tin,Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1334/KH-UBND

Ninh Thuận, ngày 12 tháng 04 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 36a/NQ-CP NGÀY 14 THÁNG 10 NĂM 2015 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ

Căn cứ Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ về những nhiệm vụ chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh hai năm 2015-2016;

Căn cứ Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15/4/2015 của Chính phủ Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế;

Căn cứ Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử;

Căn cứ Chương trình hành động số 322-CTr/TU ngày 24/3/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế;

Căn cứ Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ tình hình ứng dụng công nghệ thông tin của tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận xây dựng kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử với các nội dung như sau:

I. TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC

1. Hiện trạng về hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT)

Hầu hết các cơ quan chuyên môn thuộc tỉnh, UBND các huyện, thành phố có mạng nội bộ (LAN); có 25 đơn vị kết nối mạng diện rộng (WAN) của tỉnh thông qua mạng truyền số liệu chuyên dùng của Đảng và Nhà nước với tốc độ từ 2Mbps đến 4 Mbps phục vụ công việc trong nội bộ cơ quan. Tuyến cáp quang kết nối Internet kết nối 100% đơn vị cấp tỉnh, huyện, xã trên toàn tỉnh. Hệ thống cơ sở hạ tầng tại Trung tâm tích hợp dữ liệu được trang bị 02 đường truyền Internet trực tiếp tốc độ cao (40Mbps trong nước, 02Mbps đi quốc tế).

Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh: Hệ thống mạng, máy chủ và thiết bị lưu trữ đang được đầu tư theo hướng tập trung cơ bản đủ cung cấp tất cả dịch vcho các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh; hệ thống bảo mật, an ninh đã được đầu tư mới với các thiết bị tường lửa; hệ thng phòng chng thư rác; hệ thống phòng chống tấn công Web; hệ thống quản trị, giám sát và các phần mềm phòng chống virus.

2. Hiện trạng về ứng dụng CNTT

- Thư điện tử: Tỉnh đã triển khai hệ thống thư điện tử trong toàn tỉnh với 40 hộp thư đơn vị và 2.954 hộp thư cá nhân. Trong đó, số CBCC cấp tỉnh, cấp huyện được cấp thư điện tử chiếm tỷ lệ 100%. Tỷ lệ CBCC thường xuyên sử dụng hệ thống thư điện tử trong công việc là 80%. Toàn bộ giấy mời họp, tài liệu họp và lịch công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh đều được gửi thông qua hệ thng thư điện tử. Các đơn vị, CBCC đã từng bước tăng cường việc trao đổi, gửi nhận qua thư điện tử các loại văn bản dự thảo, báo cáo, góp ý dự thảo... góp phần tiết kiệm giấy tờ, trao đi thông tin được nhanh chóng, kịp thời.

- Hệ thống quản lý văn bản và điều hành: Đến nay đã triển khai cho 103 đơn vị gồm: 38 đơn vị Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố; 14 đơn vị trực thuộc các Sở, ban ngành và 51 xã, phường, thị trấn. Đã kết nối liên thông với tất cả các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố để triển khai thực hiện Quyết định số 01/QĐ-UBND ngày 05/1/2016 của UBND tỉnh về việc phát hành văn bản qua phần mềm “Hệ chương trình quản lý văn bản và hồ sơ công việc”.

- Triển khai Phần mềm chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh (phần mềm ý kiến chỉ đạo điều hành) đến một số Sở, ban, ngành và UBND các huyện thành phố theo Quyết định 75/2014/QĐ-UBND ngày 06/10/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy chế theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ do UBND Tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh giao trong các văn bản chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh.

- Công báo tỉnh: Công báo của tỉnh đã đăng 1.847 số công báo.

- Cổng thông tin điện tử Ninh Thuận: Đến nay đã có 18 Trang thông tin điện tử thành phần cho các Sở, ban, ngành và 7 trang tin điện tử cho UBND các huyện, thành phố. Trung bình hàng năm đăng 1.200 tin trên Cổng và 3.500 tin trên các Trang thông tin điện tử các Sở, ban ngành và UBND các huyện, thành phố. Ngoài ra, văn bản chỉ đạo điều hành đã đăng trên 3.996 văn bản và 69 số công báo điện tử. Tạo môi trường giao tiếp, công khai minh bạch hoạt động của các cơ quan, đơn vị với người dân và doanh nghiệp.

- Các dịch vụ hành chính công: Nhằm thống nhất quy trình tiếp nhận và trả hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ, giảm chi phí đi lại của công dân và các tổ chức và giảm công văn, giấy tờ, tiết kiệm chi phí. Năm 2013, tỉnh đã đưa vào khai thác và sử dụng phần mềm một cửa điện tử liên thông tại Văn phòng Phát triển Kinh tế (EDO) bao gồm 19 thủ tục một cửa liên; năm 2014, tỉnh triển khai Dự án “Xây dựng hệ thống một cửa điện tử hiện đại tại thành phố Phan Rang-Tháp Chàm” và mở rộng phần mềm một cửa điện tử tại Văn phòng Phát triển kinh tế (EDO) đến các đơn vị: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Lao động thương binh và Xã hội, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng. Tổng số dịch vụ công mức độ 3 và 4 của tỉnh là 95: 27 thủ tục tại Sở Tài nguyên và Môi trường, 4 thủ tục tại Sở Thông tin và Truyền thông, 19 thủ tục tại EDO, 6 thủ tục tại Sở Văn hóa thể thao và Du lịch, 15 thủ tục tại Sở Khoa học và Công nghệ; 5 dịch vụ công về 5 lĩnh vực tại Thành phố Phan Rang-Tháp Chàm; 6 thủ tục tại Sở Y tế; 6 thủ tục tại Ủy ban nhân dân huyện Thuận Nam; 6 thủ tục tại Ủy ban nhân dân huyện Ninh Hải và 1 dịch vụ công về quản lý khách lưu trú tại Công An tỉnh.

3. Hiện trạng về nguồn nhân lực CNTT

Nguồn nhân lực CNTT trong các cơ quan nhà nước cấp tỉnh có 80 CBCCVC trong đó: Trên Đại học: 01, Đại học: 41, Cao đẳng: 24, Trung cấp: 14. Cán bộ công nghệ thông tin tại các xã, phường, thị trấn chưa có.

4. Kết quả đạt được

Thời gian qua, được sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh ủy và UBND tỉnh, việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Đã xây dựng mạng diện rộng của Tỉnh ủy với sự tham gia có trách nhiệm, bản đạt chất lượng và yêu cầu đề ra của các ban Đảng thuộc Tỉnh ủy và các huyện ủy, thành ủy, Đảng ủy trực thuộc, Báo Ninh Thuận, 50% cấp ủy xã, phường, thị trấn; mạng diện rộng của UBND tỉnh với sự tham gia của nhiều sở, ngành, UBND các huyện, thành phố đã giúp cho lãnh đạo và các cơ quan quản lý truy cập, khai thác, trao đổi thông tin nhanh chóng và kịp thời. Đội ngũ cán bộ, công chức được bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo và nâng cao kiến thức về công nghệ thông tin. ng dụng công nghệ thông tin của tỉnh đã góp phần cải tiến, nâng cao hiệu quả cho công tác quản lý, điều hành tại các cơ quan Đảng và Sở, Ban ngành trọng điểm. Hiện trạng hạ tầng công nghệ thông tin của tỉnh phát triển tương đối tốt, các mạng nội bộ đã được xây dựng ở một số sở ngành, tạo điều kiện thuận lợi bước đầu đáp ứng các yêu cầu về phát triển công nghệ thông tin của tỉnh.

An toàn, an ninh thông tin đảm bảo cho Cng và các Trang tin điện tử thành phần, hệ thống thư điện tử của tỉnh, các ứng dụng dùng chung, hệ thống mạng diện rộng của tỉnh hoạt động ổn định, bảo mật thông tin chống sự tấn công từ bên ngoài, thiết lập hệ thống sao lưu dữ liệu theo cơ chế tự động... Ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính bước đầu đạt được một số kết quả nhất định. Dịch vụ công mức độ 3, 4 bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực; thực sự góp phần nâng cao năng suất, chất lượng công việc, từng bước tạo sự đổi mới về phương thức, phong cách, lề lối làm việc ở cơ quan quản lý hành chính nhà nước và tăng cường tính minh bạch thông tin trong các cơ quan nhà nước.

5. Những khó khăn, hạn chế

- Kinh phí chi cho ứng dụng công nghệ thông tin hàng năm không đáp ứng nhu cầu triển khai các dự án CNTT của tỉnh. Chưa có cơ chế, chủ trương huy động các nguồn vốn khác (vốn chương trình mục tiêu và sự nghiệp các ngành khác);

- Hạ tầng mạng và thiết bị CNTT trong cơ quan quản lý nhà nước cấp Sở và cấp huyện đã trang bị từ lâu, không đáp ứng về cấu hình và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, an ninh;

- Các Sở, ngành và địa phương chưa quan tâm đúng mức trong chỉ đạo cập nhật thông tin, bổ sung thêm các chuyên mục lên Trang thông tin điện tử thành phần theo quy định, tạo ra kênh giao tiếp trực tuyến giữa các cơ quan quản lý nhà nước với người dân và doanh nghiệp, tăng cường tính công khai, minh bạch, hiệu quả trong hoạt động hành chính công;

[...]