Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 681/KH-UBND năm 2016 thực hiện Nghị quyết 36a/NQ-CP về Chính phủ điện tử do tỉnh Hải Dương ban hành

Số hiệu 681/KH-UBND
Ngày ban hành 01/04/2016
Ngày có hiệu lực 01/04/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hải Dương
Người ký Nguyễn Dương Thái
Lĩnh vực Công nghệ thông tin,Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
HẢI DƯƠNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 681/KH-UBND

Hải Dương, ngày 01 tháng 4 năm 2016

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 36A/NQ-CP NGÀY 14/10/2015 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ

Trong thời gian qua, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương đã quan tâm và xem việc ứng dụng và phát triển Công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước là nhiệm vụ trọng tâm, là công cụ cốt lõi để xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Hải Dương. Việc thực hiện đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin đã đạt được một số kết quả bước đầu. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành, tạo hành lang pháp lý cho việc thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin. Hạ tầng công nghệ thông tin được đầu tư với mạng truyền dn đã đảm bảo quang hóa đến 100% xã, phường, thị trấn; mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng và Nhà nước đã hoàn thành đảm bảo kết nối tới Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố với 55 điểm kết nối; mạng diện rộng Tỉnh ủy kết nối các Ban xây dựng Đảng, Văn phòng Tỉnh ủy, các Đảng ủy trực thuộc và 12 huyện, thị, thành ủy; hệ thống hội nghị trực tuyến của tỉnh được đầu tư triển khai tới 28 điểm cầu tại Văn phòng UBND tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông, UBND 12 huyện, thị xã, thành phố. Với mục tiêu công khai, minh bạch hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, cải cách thủ tục hành chính, hướng tới Chính quyền điện tử, phục vụ tốt nhất nhu cầu của tổ chức, công dân, tỉnh đã đầu tư xây dựng hệ thống “một cửa điện tử” cho tất cả các huyện, thị xã, thành phố và đang triển khai liên thông hệ thống một cửa điện tử xuống cấp xã, tất cả các cơ quan nhà nước được xây dựng cổng/trang thông tin điện tử; Cổng thông tin điện tử của tỉnh và các cổng/trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị đã liên kết/tích hợp các ứng dụng như Thư điện tử công vụ của tỉnh, phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc, hệ thống một cửa điện tử và các phần mềm dịch vụ công trực tuyến và phần mềm chuyên ngành, về nhân lực công nghệ thông tin, hầu hết các cơ quan đã bố trí cán bộ theo dõi, phụ trách lĩnh vực công nghệ thông tin của cơ quan, đơn vị mình. Tuy nhiên, xếp hạng ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin của tỉnh vẫn ở mức trung bình trong cả nước (năm 2015 Hải Dương xếp thứ 31/63 tỉnh, thành), các ứng dụng công nghệ thông tin được đầu tư còn nhỏ lẻ, manh mún do vậy khả năng tương thích không có, khó khăn cho việc tích hợp, liên thông dữ liệu và chia sẻ thông tin; chưa xây dựng được Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Hải Dương, việc xây dựng các dịch vụ công trực tuyến mức độ cao còn hạn chế, việc đầu tư kết cấu hạ tầng chưa được tập trung, vẫn còn dàn trải, thiếu đồng bộ; việc kết nối, trao đổi thông tin giữa các hệ thống chưa được thường xuyên, thông suốt và chưa tận dụng được hết khả năng sẵn có; một số đơn vị, đặc biệt là cấp xã thiết bị còn lạc hậu, chưa đồng bộ; nhân lực công nghệ thông tin còn thiếu và chưa được phân bố đồng đều, nhiều đơn vị chưa có cán bộ công nghệ thông tin.

Trong thời gian tới, nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác cải cách hành chính, xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Hải Dương và thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử, Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương ban hành kế hoạch hành động như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Đẩy mạnh phát triển Chính quyền điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Nâng vị trí xếp hạng ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin của tỉnh. Công khai, minh bạch hoạt động của các cơ quan nhà nước trên môi trường mạng.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và cung cấp dịch vụ công trực tuyến, bảo đảm rút ngắn quy trình xử lý, giảm số lượng và đơn giản hóa, chuẩn hóa nội dung hồ sơ, giảm thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hành chính.

- Phấn đấu đến hết năm 2017, 30% dịch vụ công được cung cấp trực tuyến ở mức độ 3 (cho phép người sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ; các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cp dịch vụ được thực hiện trên môi trường mạng; việc thanh toán lệ phí (nếu có) và nhận kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ), 5% dịch vụ công được cung cấp trực tuyến ở mức độ 4 (cung cấp ở mức độ 3 và cho phép người sử dụng thanh toán lệ phí (nếu có) được thực hiện trực tuyến; việc trả kết quả có thể được thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến người sử dụng) trên Cổng dịch vụ công của tỉnh phục vụ người dân và doanh nghiệp; 100% sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã có Cổng thông tin điện tử cung cấp đầy đủ thông tin và được kết nối, tích hp, chia sẻ thông tin với Cổng thông tin điện tử của tỉnh. Đến hết năm 2020, 60% dịch vụ công được cung cấp trực tuyến ở mức độ 3, 10% dịch vụ công được cung cấp trực tuyến ở mức độ 4.

- Phấn đấu đến hết năm 2020, 100% các văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa các cơ quan nhà nước được trao đổi dưới dạng điện tử, trên môi trường mạng, trong đó 100% sử dụng chữ ký số; 100% Ủy ban nhân dân cấp huyện, sở, ban, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng và thực hiện thành công một cửa hiện đại theo quy định và có thể quản lý, theo dõi, giám sát tập trung thống nhất ở cấp tỉnh.

b) Nâng cao các chỉ số ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin của tỉnh, phấn đấu đến hết năm 2017, Hải Dương xếp trong nhóm 20 tỉnh, thành phố đứng đầu về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.

c) Đảm bảo đến năm 2020, 100% sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện có ít nhất 01 cán bộ có trình độ từ cao đẳng trở lên chuyên ngành về công nghệ thông tin phục vụ vận hành hệ thống thông tin tại đơn vị.

II. CÁC NHIỆM VỤ CHÍNH

1. Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin

a) Phát triển và sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước trong các cơ quan nhà nước cấp tỉnh, huyện, cung cấp đường truyền cáp quang đến 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh để đảm bảo việc khai thác, sử dụng các ứng dụng và các dịch vụ dùng chung được cài đặt tại Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh được hiệu quả.

b) Nâng cấp Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh đảm bảo tiêu chuẩn, hiện đại, dung lượng lớn, là nơi tập trung, tích hợp an toàn các kho dữ liệu dùng chung, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, các hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước trong tỉnh.

c) Xây dựng hệ thống tích hợp kết nối liên thông các hệ thống thông tin tỉnh Hải Dương.

2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước

a) Nâng cấp hệ thống thư điện tử công vụ của tỉnh, đảm bảo 100% cán bộ, công chức sử dụng hộp thư điện tử công vụ trong trao đổi công việc. Duy trì, nâng cấp hệ thống quản lý văn bản và điều hành của tỉnh, mở rộng triển khai hệ thống tới Ủy ban nhân dân cấp xã và đơn vị sự nghiệp công lập đảm bảo gửi nhận liên thông giữa các đơn vị. Tích hợp chữ ký số bảo đảm an toàn, an ninh, tính pháp lý của văn bản trao đổi trên môi trường mạng.

b) Xây dựng, phát triển các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ công tác chuyên môn của các cơ quan, đơn vị, đảm bảo có thchia sẻ, tích hợp, trích xuất lên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, chia sẻ với các hệ thống cơ sở dữ liệu theo ngành dọc và cơ sở dữ liệu quốc gia liên quan.

3. Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân, doanh nghiệp

a) Nâng cấp Cổng thông tin điện tử của tỉnh, xây dựng và nâng cấp Cổng thông tin điện tử của các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã đảm bảo thống nhất giữa 3 cấp.

b) Nâng cấp hệ thống một cửa hiện đại tại Ủy ban nhân dân cấp huyện; xây dựng hệ thống một cửa hiện đại tại Ủy ban nhân dân cấp xã, liên thông với cấp huyện; xây dựng hệ thống một cửa hiện đại tại các sở, ban, ngành tỉnh.

c) Xây dựng Cổng dịch vụ công tỉnh Hải Dương tại một địa chỉ duy nhất trên mạng Internet (Một cửa điện tử tỉnh Hải Dương) trên cơ sở hình thành từ các hệ thống thông tin về thủ tục hành chính, dân cư, đất đai-xây dựng, doanh nghiệp... của các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các cấp phục vụ người dân, doanh nghiệp và phục vụ công tác quản lý, điều hành, theo dõi, giám sát của lãnh đạo tỉnh được tập trung, kịp thời, thông suốt và hiệu quả; tăng cường xây dựng và cung cấp các dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3, 4 trên Cổng dịch vụ công tỉnh Hải Dương; tích hợp các dịch vụ công trực tuyến của tỉnh lên Cổng thông tin điện tử của tỉnh và Cổng dịch vụ công Quốc gia.

d) ng dụng công nghệ thông tin gắn kết chặt chẽ với công cuộc cải cách hành chính và các nhiệm vụ, giải pháp về nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường kinh doanh; triển khai thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin kết hợp với Hệ thống quản lý chất lượng ISO (ISO điện tử).

4. Đào tạo nhân lực cho ứng dụng công nghệ thông tin

a) Tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ phụ trách công nghệ thông tin các cơ quan, đơn vị.

[...]