Kế hoạch 133/KH-UBND thực hiện công tác phòng, chống mua bán người năm 2024 do Thành phố Hà Nội ban hành

Số hiệu 133/KH-UBND
Ngày ban hành 02/05/2024
Ngày có hiệu lực 02/05/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Lê Hồng Sơn
Lĩnh vực Trách nhiệm hình sự

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 133/KH-UBND

Hà Nội, ngày 02 tháng 5 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG MUA BÁN NGƯỜI NĂM 2024

Thực hiện Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 09/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 19/KH-BCĐ ngày 15/01/2024 của Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ (Ban chỉ đạo 138/CP), UBND Thành phố ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện công tác phòng, chống mua bán người năm 2024 với những nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU VÀ MỘT SỐ CHỈ TIÊU CÔNG TÁC CƠ BẢN

1. Mục tiêu, yêu cầu

- Tiếp tục thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác phòng, chống tội phạm nói chung và phòng, chống mua bán người nói riêng. Phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân tham gia phòng, chống mua bán người; xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm các sở, ngành, đoàn thể, địa phương và nâng cao hiệu quả phối hợp liên ngành trong công tác phòng, chống mua bán người.

- Kết hợp chặt chẽ giữa phòng ngừa xã hội với phòng ngừa nghiệp vụ, tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp, biện pháp phòng ngừa ngay từ địa bàn cơ sở. Nâng cao hiệu quả công tác phát hiện, đấu tranh với các phương thức, thủ đoạn hoạt động phạm tội mới; ngăn chặn, kiềm chế sự gia tăng tội phạm mua bán người; làm tốt công tác tiếp nhận, xác minh, xác định, giải cứu, bảo vệ an toàn và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán. Tăng cường hợp tác quốc tế để phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với tội phạm mua bán người.

- Quá trình tổ chức triển khai thực hiện phải đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ từ Trung ương tới cơ sở; gắn việc thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người với các Chương trình mục tiêu khác như: Chương trình phòng, chống tội phạm, phòng chống ma túy, giảm nghèo... các Chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đồng thời cần xác định công tác phòng, chống tội phạm mua bán người là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và lâu dài, phải thực hiện mọi nơi, mọi lúc, mọi địa bàn, lĩnh vực, có trọng tâm, trọng điểm cùng với việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII của Đảng bộ Thành phố và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, với mục tiêu cao nhất là “bảo vệ an ninh con người”, “bảo vệ quyền con người”, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

2. Một số chỉ tiêu công tác cơ bản

- Bảo đảm 100% tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố liên quan đến mua bán người được tiếp nhận, phân loại; tỷ lệ giải quyết đạt trên 90%. Các vụ việc có dấu hiệu tộiSP phạm mua bán người phải được thụ lý điều tra, xác minh, khi có đủ căn cứ phải khởi tố vụ án hình sự để điều tra theo quy định của pháp luật.

- Tỷ lệ điều tra, khám phá các vụ án mua bán người đạt trên 90% tổng số án khởi tố; 95% số vụ án mua bán người được giải quyết và truy tố; 90% số vụ án mua bán người được giải quyết, xét xử.

II. NHIỆM VỤ VÀ PHÂN CÔNG THỰC HIỆN

1. Công tác tham mưu, chỉ đạo, triển khai

- Tiếp tục tham mưu chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 09/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030 gắn với việc triển khai, các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Thành phố về công tác phòng, chống tội phạm mua bán người. Xác định công tác phòng, chống mua bán người là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, thường xuyên và lâu dài, phải thực hiện mọi nơi, mọi lúc, trên các lĩnh vực, địa bàn, có trọng tâm, trọng điểm, với mục tiêu cao nhất là “bảo vệ an ninh con người”, lấy người dân làm trung tâm của công tác bảo vệ (Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội và UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện).

- Tổ chức quán triệt các văn bản của Bộ Công an triển khai Luật Phòng chống mua bán người (sửa đổi) sau khi được Quốc hội thông qua để kịp thời khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong công tác phòng chống mua bán người (Công an Thành phố tham mưu triển khai thực hiện).

- Chỉ đạo triển khai thực hiện các hoạt động hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người” (30/7/2024); thực hiện các khuyến nghị của Hoa Kỳ liên quan đến Báo cáo đánh giá tình hình mua bán người trên thế giới trong đó có Việt Nam (Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội và UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện).

- Duy trì các hoạt động liên ngành phòng, chống mua bán người. Tham gia các Hội nghị, Hội thảo, tổ chức kiểm tra, khảo sát, sơ kết, tổng kết giao ban định kỳ theo Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo 138/TP (Công an Thành phố chủ trì, phối hợp với các ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội liên quan và UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện).

- Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực, bồi dưỡng pháp luật, nghiệp vụ về phòng, chống mua bán người, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán (Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội và UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện).

- Triển khai thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo 138/TP về thống kê công tác phòng, chống mua bán người đúng quy định (Công an Thành phố chủ trì, phối hợp với các ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội liên quan và UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện).

2. Công tác truyền thông, phòng ngừa tội phạm mua bán người

2.1. Công tác truyền thông và phòng ngừa xã hội

(1) Đẩy mạnh tuyên truyền về phòng, chống tội phạm mua bán người “từ gốc”, đến từng người dân. Xác định rõ đối tượng, nội dung và phương pháp truyền thông phù hợp nhằm kéo giảm số vụ phạm tội mua bán người dưới hình thức lừa đảo xuất cảnh ra nước ngoài làm việc nhẹ lương cao; mua bán người trong nội địa. Xây dựng tài liệu tuyên truyền chính sách, pháp luật về đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Đổi mới hình thức tuyên truyền, truyền thông theo hướng thực chất, thiết thực như tổ chức nói chuyện chuyên đề, các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, các hoạt động sân khấu hóa, xây dựng pano, áp phích ... (Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố, tổ chức chính trị - xã hội liên quan, Công an Thành phố, các ban, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện).

(2) Tổ chức khảo sát đánh giá thực trạng tình hình, các nguyên nhân điều kiện phát sinh tội phạm mua bán người tại địa phương, làm cơ sở để hoạch định các chủ trương, giải pháp tuyên truyền, phòng ngừa xã hội. Đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia phòng, chống mua bán người gắn với xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và phong trào toàn dân bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia bằng nhiều nội dung, hình thức đa dạng, phù hợp với từng đối tượng, địa bàn cụ thể.

Lồng ghép nội dung phòng ngừa tội phạm mua bán người vào quá trình tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, chương trình của Quốc hội, Chính phủ và Thành phố về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và các chương trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, an dân của địa phương (như: vấn đề hỗ trợ việc làm, nâng cao thu nhập, giảm nghèo, thực hiện chính sách ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi...), không để các nhóm yếu thế trở thành nạn nhân của tội phạm mua bán người. Kịp thời biểu dương gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến, mô hình điểm, hiệu quả, kinh nghiệm hay về phòng, chống tội phạm mua bán người (Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội và UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện).

(3) Tổ chức các hoạt động ý nghĩa, thiết thực hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người” (30/7/2024) theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo 138/CP phù hợp với nội dung Thông điệp của Liên Hợp quốc về phòng, chống mua bán người năm 2024 (Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội và UBND các quận, huyện, thị xã tham mưu thực hiện).

(4) Tiếp tục tổ chức, đổi mới các hoạt động tuyên truyền, truyền thông trên các lĩnh vực:

- Tổ chức hội nghị tuyên truyền cho cán bộ và người dân trên địa bàn Thành phố về chính sách, pháp luật liên quan đến đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Tuyên truyền về công tác bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán; xây dựng các tài liệu hướng dẫn, phim phóng sự, tin bài, tờ rơi về phòng, chống mua bán người và hỗ trợ nạn nhân (Sở Lao động thương binh xã hội chủ trì phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã, các cơ quan truyền thông thực hiện).

- Lồng ghép nội dung tuyên truyền phòng, chống mua bán người trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ, biểu diễn nghệ thuật và thực hiện phong trào xây dựng làng, thôn, tổ dân phố, khu dân cư văn hóa; tổ chức hội thảo, tuyên truyền, triển lãm phòng, chống mua bán người gắn với triển khai phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện);

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ