Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 144/KH-UBND thực hiện công tác phòng, chống mua bán người năm 2024 do tỉnh Lào Cai ban hành

Số hiệu 144/KH-UBND
Ngày ban hành 07/03/2024
Ngày có hiệu lực 07/03/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lào Cai
Người ký Trịnh Xuân Trường
Lĩnh vực Trách nhiệm hình sự

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 144/KH-UBND

Lào Cai, ngày 07 tháng 03 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG MUA BÁN NGƯỜI NĂM 2024

Căn cứ Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 09/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 01/KH-C02-P5 ngày 03/01/2024 của Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an về đấu tranh phòng chống tội phạm mua bán người của lực lượng cảnh sát hình sự năm 2024, Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành Kế hoạch thực hiện năm 2024 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Tổ chức triển khai thực hiện nghiêm, hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương về công tác phòng, chống mua bán người, gắn với thực hiện có hiệu quả chỉ thị, nghị quyết, đề án, kế hoạch của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác PCTP.

2. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước. Tiếp tục phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị, xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương; thực hiện đồng bộ các giải pháp, tăng cường hợp tác quốc tế để ngăn chặn, kiềm chế hoạt động tội phạm mua bán người trên phạm vi toàn tỉnh. Đẩy mạnh công tác phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử tội phạm mua bán người; thực hiện hiệu quả công tác tiếp nhận, xác minh, xác định, giải cứu, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán, đảm bảo quyền và lợi ích của nạn nhân.

3. Bảo đảm 100% tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố liên quan được tiếp nhận, phân loại, tỷ lệ giải quyết đạt trên 90%; Các vụ việc có dấu hiệu tội phạm mua bán người phải được thụ lý điều tra, xác minh, khi đủ căn cứ phải khởi tố vụ án hình sự để điều tra theo đúng quy định của pháp luật. Tỷ lệ điều tra, khám phá các vụ án mua bán người đạt trên 90% tổng số án khởi tố; 95% số vụ án mua bán người hằng năm được giải quyết và truy tố; 90% số vụ án mua bán người được giải quyết, xét xử.

4. Việc triển khai công tác phòng, chống mua bán người phải được tiến hành đồng bộ, thống nhất từ cấp tỉnh đến các xã, phường, thị trấn; chú trọng các địa bàn trọng điểm, phức tạp; nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các sở, ban, ngành, đoàn thể với các địa phương trong tỉnh; đảm bảo hiệu quả, thiết thực.

II. CÔNG TÁC TRỌNG TÂM

1. Công tác tham mưu, chỉ đạo

- Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 09/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2021 - 2015 và định hướng đến năm 2030 gắn với việc triển khai Kết luận số 13-KL/TW ngày 16/8/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị (Khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới và Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025, định hướng đến năm 2030. Xác định công tác phòng, chống mua bán người là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, thường xuyên và lâu dài, phải thực hiện mọi nơi, mọi lúc, trên các lĩnh vực, địa bàn, có trọng tâm, trọng điểm (Các sở, ban, ngành, đoàn thể; UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện thường xuyên).

- Triển khai các hoạt động hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người” và “Ngày thế giới phòng, chống mua bán người 30/7”; tiếp tục thực hiện điểm Chương trình phòng, chống mua bán người tại: thành phố Lào Cai; các huyện Bát Xát, Mường Khương, Bảo Thắng, Si Ma Cai; tổ chức tổng kết thực hiện chỉ đạo điểm tại các địa bàn trên, đánh giá rút kinh nghiệm để triển khai chỉ đạo trong toàn tỉnh (Công an tỉnh chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, đoàn thể; UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện).

- Tổ chức kiểm tra, việc triển khai thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030 tại các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố; tổ chức Hội nghị giao ban Thường trực phòng, chống mua bán người các đơn vị, địa phương; duy trì các hoạt động liên ngành phòng, chống mua bán người; tổ chức sơ kết, tổng kết, các hội thảo, giao ban định kỳ, cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn nâng cao năng lực, đào tạo bồi dưỡng pháp luật, nghiệp vụ về phòng, chống mua bán người và bảo vệ nạn nhân bị mua bán (Các sở, ban, ngành, đoàn thể; UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện thường xuyên).

2. Công tác truyền thông, phòng ngừa tội phạm mua bán người

2.1. Công tác truyền thông

- Các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh xây dựng, duy trì hoạt động các chuyên trang, chuyên mục, chương trình phát thanh, truyền hình tuyên truyền về phòng, chống mua bán người, trong đó, tập trung tuyên truyền về các phương thức, thủ đoạn mới, địa bàn trọng điểm của tội phạm này, những đối tượng có nguy cơ cao trở thành nạn nhân, quyền lợi mà nạn nhân được hỗ trợ và đường dây nóng tiếp nhận thông tin về nạn nhân và vụ việc.

- Tăng cường công tác truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng và mạng xã hội, hệ thống thông tin cơ sở, phù hợp với các nhóm đối tượng khác nhau và đặc điểm của từng địa phương; lồng ghép các thông tin về quyền của nạn nhân, các hoạt động hỗ trợ, tư vấn, tiếp nhận thông tin dành cho nạn nhân vào các thông điệp, tin bài, chuyên mục và tài liệu truyền thông về phòng, chống mua bán người.

- Huy động sự tham gia của các doanh nghiệp dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, các nhà mạng trong các hoạt động truyền thông về phòng, chống mua bán người.

- Tổ chức triển khai có hiệu quả các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi tại cộng đồng, đổi mới hình thức tuyên truyền phù hợp với đặc điểm của từng nhóm nạn nhân, nhóm có nguy cơ trở thành nạn nhân cũng như đặc điểm của từng địa phương. Tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người 30/7” năm 2024 phù hợp với thông điệp của Liên hợp quốc và tình hình thực tiễn của các huyện, thành phố, thị xã.

- Lồng ghép và truyền tải các thông điệp phòng, chống mua bán người vào các chương trình giáo dục công dân, giáo dục ngoại khóa của các cấp học, ngành học trên địa bàn toàn tỉnh.

- Xây dựng, nhân rộng các mô hình truyền thông tại cộng đồng hoạt động có hiệu quả; tổ chức thu thập, nắm bắt kịp thời thông tin, dấu hiệu có liên quan đến mua bán người tại cộng đồng dân cư (Các sở, ban, ngành, đoàn thể; UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện thường xuyên).

2.2. Công tác phòng ngừa

a) Phòng ngừa xã hội

- Tổ chức các hoạt động phòng ngừa mua bán người từ sớm, từ xa, từ cơ sở. Phát huy vai trò của lực lượng Công an xã, phường, thị trấn, phối hợp các tổ chức chính trị - xã hội ở địa bàn cơ sở để tuyên truyền đến mỗi người dân về phòng, chống mua bán người. Tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia phòng, chống mua bán người, gắn với bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia và các chính sách phát triển kinh tế - xã hội (Công an tỉnh chỉ đạo Công an cấp huyện, cấp xã thực hiện thường xuyên).

- Tập trung phát triển kinh tế, xã hội ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc; thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo Quyết định Số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ, thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giải quyết vấn đề an sinh xã hội an dân như (vấn đề hỗ trợ việc làm, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo, thực hiện chính sách vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi...) không để các nhóm yếu thế trở thành nạn nhân của tội phạm mua bán người. (Các sở, ban, ngành, đoàn thể; UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện thường xuyên).

b) Phòng ngừa nghiệp vụ

Lực lượng Công an, Biên phòng các cấp và các lực lượng chuyên trách phòng chống tội phạm tổ chức thực hiện tốt công tác nắm chắc tình hình, xác định tuyến, địa bàn trọng điểm, phức tạp, đối tượng nhất là số chủ mưu, cầm đầu đường dây phạm tội, số có tiền án, tiền sự về tội danh mua bán người để phòng ngừa với phương châm phòng ngừa từ sớm, từ xa, từ địa bàn cơ sở, chủ động đấu tranh, ngăn chặn; chú trọng công tác phòng ngừa mua bán người trong nội địa, mua bán người để cưỡng bức lao động.

Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về an ninh trật tự nhất là công tác quản lý cư trú; quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam và xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; quản lý, kiểm tra, rà soát các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự như các cơ sở kinh doanh, cho thuê lưu trú (nhà nghỉ, nhà trọ, khách sạn), nhà hàng, quán bar, karaoke, massage, vũ trường, khu công nghiệp, khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí, địa bàn giáp ranh nơi tội phạm thường lợi dụng thực hiện hành vi phạm tội hoặc sử dụng để tập kết nạn nhân trước khi đưa họ bán ra nước ngoài để chủ động phòng ngừa, phát hiện tội phạm mua bán người và nạn nhân bị mua bán, cưỡng bức lao động, hoạt động mại dâm.

[...]