Kế hoạch 61/KH-UBND thực hiện công tác phòng, chống mua bán người năm 2024 do tỉnh Tuyên Quang

Số hiệu 61/KH-UBND
Ngày ban hành 27/03/2024
Ngày có hiệu lực 27/03/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Tuyên Quang
Người ký Hoàng Việt Phương
Lĩnh vực Trách nhiệm hình sự

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 61/KH-UBND

Tuyên Quang, ngày 27 tháng 3 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG MUA BÁN NGƯỜI NĂM 2024

Thực hiện Kế hoạch số 19/KH-BCĐ138/CP ngày 15/01/2024 của Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm Chính phủ về thực hiện công tác phòng, chống mua bán người năm 2024 và Nghị quyết số 113-NQ/TU ngày 26/12/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự và xây dựng lực lượng Công an Tuyên Quang năm 2024. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống mua bán người năm 2024, như sau:

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Tiếp tục phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia phòng, chống mua bán người; xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm các cấp, các ngành và nâng cao hiệu quả phối hợp liên ngành trong phòng, chống mua bán người. Kết hợp chặt chẽ giữa phòng ngừa xã hội với phòng ngừa nghiệp vụ, tổ chức thực hiện có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa ngay từ địa bàn cơ sở.

2. Phấn đấu kiềm chế, làm giảm số vụ phạm tội về mua bán người, bảo đảm 100% tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố liên quan tội phạm mua bán người được tiếp nhận, xử lý, tỷ lệ giải quyết đạt trên 90%. Tỷ lệ điều tra, khám phá các vụ án mua bán người đạt trên 90% tổng số án khởi tố; 95% số vụ án mua bán người hằng năm được giải quyết và truy tố; 90% số vụ án mua bán người được giải quyết, xét xử. Làm tốt công tác tiếp nhận, xác minh, xác định, giải cứu, bảo vệ an toàn và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán, người bị nghi là nạn nhân.

II. NHIỆM VỤ VÀ PHÂN CÔNG THỰC HIỆN

1. Công tác tham mưu, chỉ đạo

(1) Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch số 77/KH-UBND ngày 19/5/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 gắn với việc tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện các kế hoạch của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Trung ương Đảng, Chính phủ, Quốc hội về công tác bảo đảm an ninh trật tự nói chung và công tác phòng, chống mua bán người nói riêng.

Xác định công tác phòng, chống mua bán người là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, thường xuyên và lâu dài, phải thực hiện mọi nơi, mọi lúc, trên các lĩnh vực, địa bàn, có trọng tâm, trọng điểm, với mục tiêu cao nhất là “bảo vệ an ninh con người”, lấy người dân làm trung tâm của công tác bảo vệ.

(Các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ thực hiện)

(2) Tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện Luật Phòng chống mua bán người (sửa đổi) ngay sau khi được Quốc hội thông qua theo hướng dẫn của Bộ Công an; kịp thời khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong công tác phòng chống mua bán người.

(3) Tổ chức triển khai các hoạt động hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người” và “Ngày thế giới phòng, chống mua bán người 30/7” nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, các đoàn thể, tổ chức xã hội để chủ động phòng ngừa và tích cực tham gia đấu tranh chống tội phạm mua bán người; kịp thời động viên, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống mua bán người.

(4) Duy trì, phát huy hiệu quả các hoạt động liên ngành phòng, chống mua bán người qua các buổi tổ chức hội nghị, hội thảo, tổ chức kiểm tra, khảo sát, sơ kết, tổng kết, giao ban định kỳ theo Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo 138 tỉnh…

(5) Tiếp tục thực hiện hiệu quả Quyết định số 9145/QĐ-BCĐ ngày 06/12/2022 của Ban Chỉ đạo 138/CP phù hợp với thực tiễn và các văn bản khác có liên quan về chế độ thông tin, báo cáo, thống kê, theo dõi, tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện công tác phòng, chống mua bán người phục vụ Ban Chỉ đạo 138 các cấp đảm bảo chính xác, chặt chẽ, đúng quy định. Trên cơ sở thực tiễn công tác, chủ động đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, cập nhật nội dung biểu mẫu, phục vụ hiệu quả công tác theo dõi, thống kê, báo cáo.

(6) Đề xuất tổ chức lớp tập huấn và cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn để nâng cao năng lực, bồi dưỡng pháp luật, nghiệp vụ về phòng, chống mua bán người và bảo vệ nạn nhân bị mua bán.

(Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan thực hiện)

2. Công tác truyền thông, phòng ngừa tội phạm mua bán người

2.1. Công tác truyền thông

(1) Tập trung xác định rõ đối tượng, nội dung và phương pháp truyền thông phù hợp nhằm nâng cao nhận thức, ý thức cảnh giác cho Nhân dân với mục tiêu kéo giảm số vụ phạm tội mua bán người quốc tế và nội địa. Chú trọng xây dựng các sản phẩm truyền thông với nội dung về phương thức, thủ đoạn của tội phạm mua bán người, chính sách, pháp luật, chế tài xử lý tội phạm, chính sách, pháp luật về đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, kết quả đấu tranh phòng, chống mua bán người của các lực lượng chức năng,… tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức đa dạng, phù hợp với từng loại đối tượng, trong đó đẩy mạnh thực hiện hình thức tuyên truyền tiếp cận được số đông quần chúng như tổ chức sản xuất, phát sóng các chương trình truyền hình, tin, bài, phóng sự trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Tuyên Quang, Đài truyền thanh cơ sở, Báo Tuyên Quang, các Cơ quan thông tin, báo chí, các trang thông tin đại chúng, trang mạng xã hội, kênh truyền thông của các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị xã hội, của địa phương…; gửi tin nhắn SMS tuyên truyền, cảnh báo người dân về phòng, chống mua bán người; tuyên truyền trực tiếp tại cộng đồng, xây dựng tài liệu truyền thông, tổ chức nói chuyện chuyên đề, các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, sân khấu hóa, pano, áp phích…

(Các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ, thực hiện)

(2) Tiếp tục triển khai các hoạt động truyền thông truyền thống như: Tổ chức mít tinh và các hoạt động truyền thông hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người 30/7” theo Quyết định số 793/QĐ-TTg ngày 10/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ và “Ngày thế giới phòng, chống mua bán người 30/7”. Phát huy vai trò của lực lượng Công an xã, phường, thị trấn và các tổ chức chính trị - xã hội ở địa bàn cơ sở để tuyên truyền đến mỗi người dân về phòng, chống mua bán người.

(Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan thực hiện)

(3) Tiếp tục thực hiện Đề án đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ngành văn hóa, thể thao và du lịch giai đoạn 2022-2026, gắn với việc xây dựng các chuyên trang, chuyên mục về phòng ngừa tội phạm, phòng, chống mua bán người, phòng, chống vi phạm pháp luật trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch.

(Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan thực hiện)

(4) Tổ chức chiến dịch truyền thông về phòng chống mua bán người trong học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh, nội dung tập trung tuyên truyền phòng, chống mua bán người trong nội địa, mua bán người dưới hình thức lừa đảo xuất khẩu lao động “việc nhẹ lương cao” lồng ghép trong các chương trình giáo dục công dân, hoạt động giáo dục ngoại khóa của các cấp học, ngành học, nhất là ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa.

(Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan thực hiện)

2.2. Công tác phòng ngừa xã hội

[...]