Kế hoạch 132/KH-UBND năm 2022 thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bình Định, giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025

Số hiệu 132/KH-UBND
Ngày ban hành 28/09/2022
Ngày có hiệu lực 28/09/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Định
Người ký Nguyễn Tự Công Hoàng
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 132/KH-UBND

Bình Định, ngày 28 tháng 09 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN 8 “THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ GIẢI QUYẾT NHỮNG VẤN ĐỀ CẤP THIẾT ĐỐI VỚI PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM” THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI TỈNH BÌNH ĐỊNH, GIAI ĐOẠN 2021 - 2030, GIAI ĐOẠN I: TỪ NĂM 2021 ĐẾN NĂM 2025

Thực hiện Kế hoạch số 43/KH-ĐCT, ngày 03/6/2022 của Đoàn Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam về triển khai thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 và giai đoạn I: 2021 - 2025; Hướng dẫn số 04/HD-ĐCT ngày 28/7/2022 của Đoàn Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam về hướng dẫn triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030”, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025; Quyết định số 2434/QĐ-UBND ngày 04/8/2022 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bình Định giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 - 2025;

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” trên địa bàn tỉnh, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Cụ thể hóa các nhiệm vụ, chỉ tiêu, giải pháp thực hiện Dự án 8 theo chỉ đạo, định hướng của Trung ương Hội bằng các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức, hỗ trợ chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, góp phần thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và đạt chỉ tiêu Dự án đặt ra đến năm 2025.

- Tăng cường vai trò các cấp Hội triển khai Dự án 8 gắn với thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 và Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới tại địa phương.

2. Yêu cầu

- Bám sát chỉ đạo, định hướng triển khai Dự án 8 giai đoạn I: 2021 - 2025 của Đoàn Chủ tịch Trung Hội LHPN Việt Nam;

- Trong quá trình triển khai Dự án phải có sự phối hợp chặt chẽ Ban Dân tộc tỉnh, chính quyền, Hội các cấp; đồng thời đảm bảo hiệu quả thực chất, tiến độ và phù hợp tình hình thực tế địa phương.

II. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU THỰC HIỆN

1. Mục tiêu

Nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và tập trung giải quyết có hiệu quả một số vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em vùng dân tộc thiểu số, giai đoạn 2021-2025.

2. Chỉ tiêu chính của Dự án 8 đến năm 2025

- Thành lập và duy trì hoạt động 106 Tổ truyền thông cộng đồng;

- Thành lập 35 tổ tiết kiệm vay vốn thôn được củng cố, nâng cao chất lượng hoặc thành lập mới và duy trì, trong đó thí điểm hỗ trợ giới thiệu 15% thành viên Tổ TKVVTB tiếp cận với các định chế tài chính chính thức, hỗ trợ 15% thành viên của Tổ TKVV hiện có phát triển sinh kế;

- Thí điểm 21 Tổ TKVV thôn áp dụng phương pháp học tập và hành động giới;

- Thành lập 6 tổ/nhóm sinh kế, tổ hợp tác, Hợp tác xã do phụ nữ làm chủ hoặc đồng làm chủ ứng dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất và kết nối thị trường;

- 12 Địa chỉ tin cậy cộng đồng được củng cố, nâng cao chất lượng trên cơ sở mô hình hiện có thành Địa chỉ An toàn (ĐCAT).

- Tổ chức 52 cuộc đối thoại chính sách cấp xã và cụm thôn được tổ chức tại các địa bàn đặc biệt khó khăn;

- Thành lập 21 CLB thủ lĩnh của sự thay đổi của trẻ em được thành lập, nâng cao năng cao lực và hỗ trợ tổ chức hoạt động;

- Phấn đấu đảm bảo 30 cán bộ nữ dân tộc thiểu số tham gia lãnh đạo trong hệ thống chính trị (cấp huyện/xã, bao gồm cán bộ nữ trong quy hoạch vào các vị trí lãnh đạo, cán bộ nữ mới bổ nhiệm, cán bộ nữ mới trúng cử lần đầu).

III. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA BÀN THỰC HIỆN

1. Đối tượng thụ hưởng

Phụ nữ và trẻ em gái tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn, ưu tiên phụ nữ và trẻ em gái là người dân tộc thiểu số trong các hộ nghèo, cận nghèo, nạn nhân bị bạo lực gia đình, bị xâm hại tình dục, di cư lao động không an toàn/lấy chồng nước ngoài trở về, phụ nữ khuyết tật.

2. Địa bàn

Phạm vi thực hiện trên địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; trong đó, ưu tiên nguồn lực đầu tư cho các địa bàn đặc biệt khó khăn (xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn) thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền trên địa bàn tỉnh.

[...]