Kế hoạch 13/KH-UBND năm 2014 hành động ứng phó khẩn cấp với chủng vi rút cúm gia cầm nguy hiểm có khả năng lây sang người do tỉnh Thái Bình ban hành

Số hiệu 13/KH-UBND
Ngày ban hành 28/02/2014
Ngày có hiệu lực 28/02/2014
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thái Bình
Người ký Phạm Văn Ca
Lĩnh vực Thể thao - Y tế,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 13/KH-UBND

Thái Bình, ngày 28 tháng 02 năm 2014

 

KẾ HOẠCH

HÀNH ĐỘNG ỨNG PHÓ KHẨN CẤP VỚI CÁC CHỦNG VI RÚT CÚM GIA CẦM NGUY HIỂM CÓ KHẢ NĂNG LÂY SANG NGƯỜI.

Vi rút cúm A/H7N9 được xác định có nguồn gốc từ gia cầm chưa gây bệnh lâm sàng cho gia cầm nhưng truyền từ gia cầm sang người, gây bệnh cho người và tỷ lệ tử vong rất cao. Vi rút này được phát hiện đu tiên ở Trung Quc vào tháng 3/2013, đến tháng 02/2014 đã ghi nhận 339 ca bệnh, trong đó có 66 ca t vong. Theo thông tin từ tổ chức WHO: Malayxia đã xác nhận ca bệnh cúm A/H7N9 trên người đầu tiên. Bệnh nhân là cụ bà 67 tuổi đi du lịch từ Trung Quốc sang Malayxia tngày 03/02/2014 và được phát hiện nhiễm vi rút cúm.

Với diễn biến phức tạp về tình hình dịch cúm A/H7N9 trên thế giới, đặc biệt tại tỉnh Quảng Tây và Vân Nam của Trung Quốc là các tỉnh có nhiều gà loại thải được vận chuyển qua biên giới vào nước ta qua địa bàn tiếp giáp với 04 tỉnh biên gii phía Bắc Việt Nam. Trong đó, tại tỉnh Quảng Tây đã phát hiện vi rút cúm A/H7N9 trên gia cầm; việc vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cm (GC, SPGC) nhập lậu, không rõ nguồn gốc vào nước ta vẫn chưa được kiểm soát triệt để. Tổ chức FAO nhận định Việt Nam, Lào, Myanmar là những nước có nguy cơ lây nhiễm vi rút cúm A/H7N9 từ Trung Quốc.

Thái Bình có quốc lộ 10 và quốc lộ 39 chạy qua, việc vận chuyển gia súc, gia cầm từ các tỉnh giáp Trung Quốc vcác tỉnh nội địa qua hoặc vào Thái Bình đ tiêu thụ diễn ra thường xuyên nên nguy cơ vi rút cúm A/H7N9 xâm nhim vào tỉnh là rt cao.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải tại hội nghị trực tuyến về công tác phòng, chng dịch cúm A/H7N9 với các tỉnh ngày 18/02/2014; căn cứ vào Quyết định số 210/QĐ-BNN-TY ngày 14/2/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với các chủng vi rút cúm nguy hiểm có khả năng lây sang người; y ban nhân dân tỉnh Thái Bình xây dựng Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với các chủng vi rút cúm gia cầm nguy hiểm có khả năng lây sang người như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung: Chủ động ngăn chặn và sẵn sàng ứng phó nhm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm dịch cúm A/H7N9 cho người và gia cm của Thái Bình.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Giảm thiểu nguy cơ vi rút cúm A/H7N9 xâm nhập vào Thái Bình qua hoạt động nhập lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm.

- Phát hin sớm, xử lý kịp thời ngay khi vi rút cúm A/H7N9 xâm nhập vào địa bàn tỉnh.

- Giảm thiu nguy cơ vi rút cúm A/H7N9 lây nhiễm cho đàn gia cm và gây bệnh cho người.

- Gim thiểu tác động tiêu cực cho kinh tế, xã hội của tỉnh.

II. GIẢI PHÁP CHUNG

1. Phương pháp tiếp cận

- Phương pháp hướng tới mục tiêu chung "Một sức khỏe"; trong đó có sự hợp tác chặt chẽ gia ngành Nông nghiệp với các ngành y tế, quản lý thị trường, công an, chính quyền địa phương, ... nhm trin khai các biện pháp toàn din, hiu qunhất, đảm bảo đạt được các mục tiêu đã đề ra.

- Kế hoạch hành động bao gồm các biện pháp cụ thể làm cơ sở cho Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch các huyện, thành phố và các sở, ban, ngành liên quan triển khai thực hiện.

- Phương châm thực hiện kế hoạch là “4 tại ch” gm: Chỉ huy tại ch, lực lượng tại chỗ, phương tiện, vật tư tại chỗ và hậu cần tại chỗ.

Các bin pháp được xây dựng dựa trên các tình huống sau:

Tình huống 1: Chưa phát hin vi rút cúm A/H7N9 trên gia cm, môi trường và trên người ở địa bàn tỉnh.

Tình huống 2: Chưa phát hiện vi rút cúm A/H7N9 trên gia cầm và môi trường nhưng có người mắc bệnh ở địa bàn tỉnh.

Tình huống 3: Phát hin vi rút cúm A/H7N9 trên gia cầm hoặc môi trường, nhưng chưa có người mắc bệnh ở địa bàn tỉnh.

Tình huống 4: Phát hiện vi rút cúm A/H7N9 trên gia cầm hoặc môi trường và có người mắc bệnh ở địa bàn tỉnh.

2. Giải pháp chung

2.1. Giải pháp tổ chức thực hiện:

- Ban chỉ đạo phòng chống dịch (sau đây gọi tắt là BCĐ PCD) bệnh nguy hiểm ở động vật và cúm gia cầm cấp tỉnh là đầu mối chung, chỉ đạo quyết liệt việc triển khai đồng bộ các biện pháp ứng phó với dịch cúm A/H7N9 trên gia cm. Thường xuyên cập nhập thông tin về tình hình dịch cúm A/H7N9 trên thế giới, trong nước và của tỉnh cho Tỉnh ủy, Hội đng nhân dân, y ban nhân dân tỉnh và đxuất các biện pháp khẩn cấp phòng, chống dịch trong trường hợp cần thiết.

- Các sở ban ngành thành viên BCĐ PCD bệnh nguy him ở động vật và cúm gia cầm của tỉnh, căn cứ chức năng, nhiệm vụ, chỉ đạo của tỉnh, ưu tiên trin khai ngay các kế hoạch có liên quan đến công tác phòng, chống dịch cúm A/H7N9.

- Trên cơ sở kế hoạch này, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phxây dựng, phê duyệt kế hoạch của địa phương với các hoạt động cụ thể, tương ứng với các tình huống nêu trên, đồng thời kiện toàn BCĐ PCD bệnh nguy hiểm ở động vật và cúm gia cm các cấp và phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên BCĐ PCD trong việc triển khai các hoạt động cụ thể trong mỗi tình huống; huy động toàn hệ thng chính trị của địa phương cùng tham gia phòng chống dịch. BCĐ PCD các huyện, thành phố, chỉ đạo quyết liệt việc triển khai đồng bộ các biện pháp ứng phó với cúm A/H7N9 trên địa bàn quản lý; btrí bộ phận thưng trực, tổng hợp và báo cáo thường xuyên, kịp thời thông tin về cúm A/H7N9 về BCĐ PCD cấp tỉnh.

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ