Kế hoạch 129/KH-UBND năm 2024 về rà soát, đề xuất phương án ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân Thành phố Cần Thơ

Số hiệu 129/KH-UBND
Ngày ban hành 28/06/2024
Ngày có hiệu lực 28/06/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Cần Thơ
Người ký Trần Việt Trường
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 129/KH-UBND

Cần Thơ, ngày 28 tháng 6 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

RÀ SOÁT, ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN ỦY QUYỀN GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017, 2019); Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ về công tác văn thư; Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính (CCHC) nhà nước giai đoạn 2021 - 2030; Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 02 tháng 9 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 và Quyết định số 4168/QĐ-UBND ngày 27 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân dân thành phố về Kế hoạch CCHC thành phố Cần Thơ giai đoạn 2021 - 2025; Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch rà soát, đề xuất phương án ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) trên địa bàn thành phố Cần Thơ, với các nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Mục tiêu

a) Đẩy mạnh việc ủy quyền giải quyết TTHC đảm bảo đồng bộ, thống nhất, kịp thời, khả thi nhằm rút ngắn thời gian, quy trình giải quyết TTHC. Từ đó, nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp, tạo sự hài lòng cho người dân và doanh nghiệp khi thực hiện TTHC.

b) Phấn đấu việc ủy quyền trong giải quyết TTHC đối với ít nhất 10% tổng số TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân thành phố, Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ (Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ viết tắt là các Sở), Ủy ban nhân dân quận, huyện (trừ các TTHC không thuộc đối tượng rà soát, các TTHC đã được ủy quyền trước đó). Tỷ lệ 10% TTHC đề xuất ủy quyền tính trong tổng số TTHC thực hiện rà soát.

c) Xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền và trách nhiệm giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền. Từ đó có sự phân công triển khai thực hiện đảm bảo theo đúng quy định.

2. Yêu cầu

a) Các TTHC đề xuất ủy quyền phải phù hợp, khả thi, mang lại hiệu quả thiết thực. Từ đó tăng cường quyền hạn, trách nhiệm và tính tích cực, chủ động cho đơn vị được ủy quyền, vừa bảo đảm sự quản lý tập trung, thống nhất và thông suốt của chính quyền thành phố; từng bước nâng cao năng lực bộ máy, trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức, viên chức, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

b) Việc đề xuất ủy quyền giải quyết TTHC cần bảo đảm nguyên tắc cấp nào sát cơ sở, sát Nhân dân nhất thì giao cấp đó giải quyết; không để tình trạng nhiều tầng nấc, kéo dài thời gian giải quyết và gây nhũng nhiễu, tiêu cực, phiền hà cho Nhân dân. Từ đó việc ủy quyền giải quyết TTHC cho người dân được nhanh chóng hơn, thuận lợi hơn, giảm được chi phí cho người dân và doanh nghiệp.

c) Việc ủy quyền giải quyết TTHC phải phù hợp với khả năng thực hiện của từng cấp, từng cơ quan được ủy quyền (về tài chính, nguồn nhân lực, trang thiết bị...); đồng thời, phải tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực. Từ đó, phát huy tính chủ động, trách nhiệm, tinh thần sáng tạo của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhất là trách nhiệm của người đứng đầu các Sở và Ủy ban nhân dân quận, huyện.

II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI RÀ SOÁT, CƠ QUAN ỦY QUYỀN

1. Đối tượng

a) Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ [1].

b) Ủy ban nhân dân quận, huyện.

2. Phạm vi rà soát

Các TTHC thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát TTHC[2].

Căn cứ xác định phạm vi rà soát là Danh mục TTHC thuộc phạm vi quản lý của các Sở đã được công bố, công khai theo quy định hiện hành[3]. Theo đó:

a) Các Sở rà soát các TTHC thuộc phạm vi quản lý ngành, lĩnh vực, gồm:

- TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố;

- TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở.

b) Các Sở chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân quận, huyện tiến hành rà soát đối với các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện.

3. Cơ quan ủy quyền

Thực hiện theo đúng nội dung quy định tại Điều 14 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017, 2019.

III. NỘI DUNG

1. Ban hành Kế hoạch rà soát, đề xuất phương án ủy quyền giải quyết TTHC

a) Cơ quan chủ trì: Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố.

[...]