Kế hoạch 1272/KH-UBND năm 2016 tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020 do tỉnh Kon Tum ban hành

Số hiệu 1272/KH-UBND
Ngày ban hành 10/06/2016
Ngày có hiệu lực 10/06/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kon Tum
Người ký Đào Xuân Quí
Lĩnh vực Đầu tư,Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
KON TUM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1272/KH-UBND

Kon Tum, ngày 10 tháng 06 năm 2016

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

TIẾP TỤC CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ KINH DOANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH HAI NĂM 2016 - 2017, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

Thực hiện Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh Quốc gia hai năm 2016 - 2017, định hướng đến năm 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum xây dựng Kế hoạch hành động với nội dung cụ thể sau:

I. Đánh giá tình hình

Thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 18/3/2014 và Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh Quốc gia, UBND tỉnh Kon Tum đã xây dựng các Kế hoạch hành động số 1221/KH-UBND ngày 23/5/2014 và 1324/KH-UBND ngày 26/6/2015 chỉ đạo các cấp, ngành trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện. Sau hai năm triển khai thực hiện, môi trường đầu tư, kinh doanh trên địa bàn tỉnh đã có bước cải thiện, được cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư ghi nhận, thu hút được nhiều nhà đầu tư đến tìm hiểu cơ hội đầu tư và đăng ký đầu tư trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, thực tế môi trường đầu tư, kinh doanh trên địa bàn tỉnh vẫn còn tồn tại một số hạn chế, bất cập như: Doanh nghiệp và nhà đầu tư còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình tiếp cận và hoàn thành các thủ tục pháp lý để triển khai dự án đầu tư trên địa bàn; việc tiếp cận đất đai, mặt bằng đầu tư, kinh doanh gặp nhiều khó khăn mặc dù quỹ đất lớn; chi phí thời gian để giải quyết một số thủ tục đầu tư kéo dài, gây lãng phí và mất cơ hội đầu tư; tính năng động, tiên phong của lãnh đạo các sở, ban ngành chưa cao, còn thụ động trong giải quyết công việc. Một số sở, ban ngành, địa phương chưa quan tâm đúng mức, chưa coi việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh là nhiệm vụ trọng tâm, cấp thiết của ngành, địa phương.

Theo số liệu và kết quả điều tra của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã công bố, chỉ số PCI của tỉnh Kon Tum năm 2015 tăng 4 bậc so với năm 2014, đứng thứ 52/63 tỉnh, thành cả nước (với 56,55 điểm), nằm trong nhóm xếp hạng Trung bình cả nước (năm 2014 xếp vào nhóm Tương đi thấp); đứng thứ 4, trên tỉnh Đăk Nông (với 48,96 điểm, xếp thứ 63/63 tỉnh, thành) trong 5 tỉnh Tây Nguyên. So sánh với tỉnh trung vị, năm 2015 tỉnh Kon Tum có 04 chỉ số thành phần có điểm số tốt hơn(1) và 06 chỉ số thành phần có điểm sthấp hơn và sát với điểm trung vị(2). Trong các chỉ số cấu thành chỉ số PCI của tỉnh Kon Tum năm 2015, nhiều chỉ số được đánh giá rất thấp, thuộc nhóm cuối trong bảng xếp hạng các tỉnh, thành cả nước, bao gồm: Chỉ số Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo (xếp thứ 61/63 tỉnh, thành); Chi phí thời gian (xếp thứ 60/63 tỉnh, thành); Tính minh bạch tiếp cận thông tin (xếp thứ 56/63 tỉnh, thành); Chi phí không chính thức (xếp thứ 49/63 tỉnh, thành); Tiếp cận đất đai và sự n định trong sử dụng đất (40/63 tỉnh, thành); Đào tạo lao động (xếp thứ 34/63 tỉnh, thành).

II. Mục tiêu tổng quát

1. Quán triệt tinh thần và nội dung của Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ sâu rộng đến các cấp, các ngành, đến từng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân để tích cực hưởng ứng và triển khai thực hiện. Tạo sự chuyển biến căn bản trong nhận thức và cải tiến lề lối làm việc, phục vụ doanh nghiệp, nhà đầu tư; góp phần xây dựng môi trường đầu tư và kinh doanh thân thiện, minh bạch, hấp dẫn.

2. Nỗ lực tối đa trong thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nhm đẩy mạnh cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh. Đy mạnh công tác tuyên truyền về cải cách thủ tục hành chính, tạo sự đồng thuận trong xã hội và thúc đy mạnh mẽ công tác cải cách thủ tục hành chính tại các sở, ban ngành, chính quyền các cấp. Tập trung cải thiện điểm số các chỉ số thành phần còn thấp, phấn đấu nâng mức xếp hạng PCI của tỉnh qua từng năm.

III. Mục tiêu và các chỉ tiêu chủ yếu

1. Các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh

- Đề xuất cấp có thm quyền bãi bỏ hoặc chỉ đạo các đơn vị có liên quan đình chỉ áp dụng các quy định về điều kiện kinh doanh không còn phù hợp, trái quy định của pháp luật. Đơn giản hóa, bãi bỏ các thủ tục hành chính không còn phù hợp, bảo đảm hàng năm cắt giảm ti thiu 10% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính.

- Phấn đấu thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu của Quốc gia về cải cách hành chính thuế trên 03 nhóm chỉ tiêu: Hoàn thuế, quản lý rủi ro trong thanh tra, kiểm tra thuế, thời gian và kết quả xử lý khiếu nại về thuế.

- Rút ngắn thời gian cấp phép xây dựng và các thủ tục liên quan tối đa không quá 77 ngày (bao gồm cả thủ tục cấp phép quy hoạch, cấp phép xây dựng, phê duyệt thiết kế xây dựng công trình, kết ni cp thoát nước, nghiệm thu đưa công trình vào khai thác sử dụng, đăng ký tài sản sau hoàn công,...); thời gian đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tài sản xuống không quá 14 ngày; nâng cao điểm chỉ số tiếp cận tín dụng; thời gian giải quyết tranh chấp hợp đồng từ 400 ngày xuống còn tối đa 200 ngày; thời gian giải quyết phá sản doanh nghiệp từ 5 năm xuống còn 24 tháng. Phối hợp với các đơn vị liên quan rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa qua biên giới tối đa 10 ngày đối với hàng hóa xuất khu, 12 ngày đối với hàng hóa nhập khẩu; giảm tỷ lệ các lô hàng nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành tại giai đoạn thông quan từ 30 - 35% xuống còn 15% đến hết năm 2016.

- Thay đi căn bản phương thức quản lý, kiểm tra chuyên ngành, thực hiện nguyên tc quản lý trên cơ sở đánh giá rủi ro, đơn giản hóa khâu tiền kiểm, tập trung vào khâu hậu kiểm; điện tử hóa thủ tục quản lý, kiểm tra chuyên ngành, đảm bảo không trùng lắp, hạn chế việc doanh nghiệp phải tiếp nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra trong một năm, hướng tới mục tiêu hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp tuân thủ tốt các quy định của pháp luật, không kiểm tra khi không có lý do chính đáng.

- Tạo lập hệ thống hỗ trợ khởi nghiệp, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, n định, tự do sáng tạo cho doanh nghiệp khởi nghiệp.

2. Đến năm 2017, hoàn thành các chỉ tiêu về năng lực cạnh tranh thuộc nhóm chsố nâng cao hiệu quả

- Thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu của Quốc gia về nâng cao chỉ số hiệu lực chính sách cạnh tranh; hạn chế rào cản phi thuế quan, hiệu quả thị trường hàng hóa và cạnh tranh công bng; bảo đảm mức lương linh hoạt; năng suất, khả năng giữ chân và thu hút nhân tài; mức độ sẵn có và đầy đủ về dịch vụ tài chính.

- Phát triển mạnh thị trường quyn sử dụng đất, bao gồm cả thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.

3. Đến năm 2020, hoàn thành các chtiêu về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Rút ngắn thời gian khởi sự kinh doanh; thời gian cấp phép xây dựng và các thủ tục liên quan dưới 70 ngày; thời gian tiếp cận điện năng đối với lưới điện trung áp dưới 33 ngày; thời gian đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tài sản dưới 10 ngày; tăng cường bảo vệ nhà đầu tư; thời gian nộp thuế là 110 giờ/năm và bảo hiểm xã hội là 45 giờ/năm; tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng; thời gian giải quyết tranh chấp hợp đồng dưới 200 ngày; thời gian giải quyết phá sản doanh nghiệp tối đa 20 tháng. Phối hợp các đơn vị có liên quan rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa qua biên giới dưới 36 giờ đối với hàng hóa xuất khu, 41 giờ đối với hàng hóa nhập khẩu.

IV. Trách nhiệm của các sở, ban ngành, địa phương

1. Thủ trưởng các s, ban ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố trực tiếp chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về kết quthực hiện và tập trung chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Trên cơ sở các mục tiêu, chỉ tiêu trên: Chủ động nghiên cứu, tìm hiểu rõ phương pháp, cách tính và ý nghĩa của các chỉ tiêu xếp hạng.

- Có giải pháp xử lý phù hợp, kịp thời, linh hoạt đối với những vấn đề mới phát sinh; kiến nghị, đề xuất nhũng giải pháp chỉ đạo, điều hành phù hợp, hiệu quả.

- Căn cứ chức năng quản lý của ngành, địa phương mình, tiến hành rà soát, tham mưu UBND tỉnh kiến nghị bãi bỏ các điều kiện kinh doanh không còn phù hợp; chm dứt ngay việc áp dụng, vận dụng các quy định về điều kiện kinh doanh trái thm quyn, không còn hiệu lực.

- Niêm yết công khai, đầy đủ, kịp thời các thủ tục hành chính đã được chun hóa thuộc thẩm quyền giải quyết trên cổng thông tin điện tử và tại trụ sở cơ quan, đơn vị trước ngày 30/6/2016.

- Thiết lập hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý kiến nghị và kết quả giải quyết thủ tục hành chính để người dân và doanh nghiệp đánh giá, phản ánh về chính sách, thủ tục hành chính và việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có trách nhiệm thực hiện nghiêm quy định về giải trình và giải quyết các kiến nghị của người dân và doanh nghiệp. Xử lý nghiêm cán bộ, công chức và người đứng đu thiếu trách nhiệm, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ