Kế hoạch 122/KH-UBND năm 2021 triển khai, thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg về đảm bảo việc làm bền vững, nâng cao mức sống, cải thiện điều kiện làm việc của công nhân lao động do tỉnh Ninh Bình ban hành

Số hiệu 122/KH-UBND
Ngày ban hành 05/08/2021
Ngày có hiệu lực 05/08/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Bình
Người ký Tống Quang Thìn
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 122/KH-UBND

Ninh Bình, ngày 05 tháng 8 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI, THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 16/CT-TTG NGÀY 14/6/2021 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ ĐẢM BẢO VIỆC LÀM BỀN VỮNG, NÂNG CAO MỨC SỐNG, CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC CỦA CÔNG NHÂN LAO ĐỘNG

Thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 14/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo việc làm bền vững, nâng cao mức sống, cải thiện điều kiện làm việc của công nhân lao động. Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các định hướng, chủ trương, chính sách, nhiệm vụ, giải pháp của Đảng, Nhà nước về đảm bảo việc làm bền vững, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao mức sống cho công nhân lao động trong tình hình mới.

- Tạo chuyển biến tích cực trong công tác bảo đảm việc làm bền vững, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao mức sống của người lao động.

- Hạn chế ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống, việc làm của công nhân lao động.

2. Yêu cầu

- Cải thiện điều kiện làm việc của người lao động, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc; các tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản được triển khai áp dụng trong các doanh nghiệp.

- Đảm bảo công nhân có việc làm bền vững, thu nhập ổn định, đời sống của công nhân lao động từng bước được nâng cao.

- Phối hợp thực hiện đồng bộ, thống nhất giữa các cấp, các ngành trong toàn hệ thống chính trị cùng với sự chung tay của doanh nghiệp trong bối cảnh tình hình mới, đảm bảo thực hiện thành công nhiệm vụ chính trị kép “vừa chống dịch, vừa đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội”.

II. NỘI DUNG

1. Các Sở, ngành và địa phương khẩn trương rà soát, thực hiện các nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến bảo đảm việc làm bền vững, nâng cao mức sống, cải thiện điều kiện làm việc của công nhân lao động theo chỉ đạo của Chính phủ và của tỉnh; chủ động xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thể và bảo đảm khơi thông nguồn lực thực hiện. Thường xuyên đánh giá tình hình, kết quả thực hiện, chủ động giải quyết theo thẩm quyền các vấn đề phát sinh; các nội dung vượt thẩm quyền báo cáo, tham mưu cho UBND tỉnh xem xét, giải quyết; đề xuất cơ chế, chính sách, giải pháp mới hiệu quả, khả thi bảo đảm việc làm bền vững, nâng cao mức sống và cải thiện điều kiện làm việc tốt hơn cho công nhân lao động.

2. Tiếp tục chỉ đạo đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng kinh tế thực chất ở địa phương phù hợp với mô hình tăng trưởng kinh tế - xã hội bao trùm; huy động, phân bổ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tạo động lực để các thành phần kinh tế phát triển nhanh và bền vững; đảm bảo liên kết giữa các khu vực, các vùng, các thành phần kinh tế, các loại hình sản xuất kinh doanh nhằm thúc đẩy, hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động và phát triển, tăng năng suất lao động.

3. Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các hiệp định thương mại, nhất là các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (CPTPP, EVFTA, RCEP...) theo các điều khoản Việt Nam đã ký kết; tham gia rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật về quyền và điều kiện lao động giúp công nhân lao động được thụ hưởng các quyền và điều kiện lao động ngày càng tốt hơn.

4. Quy hoạch, bố trí, huy động nguồn lực tài chính đầu tư xây dựng hạ tầng xã hội, dịch vụ phục vụ lao động sản xuất, đời sống, sinh hoạt, học tập, giải trí của công nhân, lao động và gia đình. Tăng cường các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn, vệ sinh môi trường tại nơi ở và nơi làm việc của công nhân. Có biện pháp ngăn ngừa công nhân lao động tham gia các hoạt động đi vay, cho vay, đòi nợ liên quan đến “tín dụng đen”, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người lao động không tham gia các đạo lạ, đề xuất các chính sách tín dụng vi mô hỗ trợ công nhân lao động.

5. Chủ động xây dựng, điều chỉnh bổ sung các quy hoạch, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở theo quy định, đưa chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội, nhất là nhà ở, thiết chế văn hóa - thể thao cho công nhân tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm của tỉnh. Tập trung triển khai các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho việc phát triển nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp.

6. Khẩn trương xây dựng các mô hình “khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ” đồng bộ, gắn với phát triển khu dân cư, cơ sở hạ tầng, đáp ứng được nhu cầu riêng cho công nhân lao động các khu công nghiệp, kể cả chuyên gia và lao động chất lượng cao.

7. Tập trung thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch, nhất là tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp nơi tập trung đông công nhân lao động; chia sẻ khó khăn, hỗ trợ, giảm thiểu tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, bảo đảm an sinh xã hội, giúp công nhân lao động và các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, phục hồi sản xuất, kinh doanh, ổn định việc làm.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Chủ động triển khai thực hiện các chính sách pháp luật về lao động, việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, an toàn vệ sinh lao động, nhất là tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và khu chế xuất; nắm bắt các khủng hoảng về lao động, việc làm do tác động của đại dịch Covid-19 để kiến nghị cấp có thẩm quyền bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện đồng bộ các cơ chế, chính sách về lao động, việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, an toàn vệ sinh lao động.

- Tập trung tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 176/QĐ-TTg ngày 05/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030 và Kế hoạch số 101/KH-UB ngày 05/7/2021 của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh đảm bảo đúng tiến độ và hiệu quả, trong đó chú trọng đẩy nhanh việc hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động làm cơ sở cho kết nối cung cầu lao động bảo đảm cung ứng lao động phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, kịp thời cung cấp các thông tin về thị trường lao động để hỗ trợ, tư vấn giới thiệu việc làm cho công nhân lao động theo yêu cầu, đồng thời giúp định hướng đào tạo nhân lực có tay nghề cao trên cơ sở nhu cầu thực tế của thị trường lao động.

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật về lao động, việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, an toàn vệ sinh lao động, đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng của công nhân lao động.

- Triển khai thực hiện các giải pháp đổi mới và phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, đa dạng, linh hoạt, liên thông, hiện đại với nhiều mô hình, phương thức và trình độ đào tạo đáp ứng nhu cầu học tập của công nhân lao động. Chú trọng hơn nữa công tác đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng, trình độ chuyên môn kỹ thuật cao để đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4; gắn kết và huy động doanh nghiệp tham gia giáo dục nghề nghiệp gắn với giải quyết việc làm cho công nhân lao động; đồng thời đáp ứng nhu cầu dịch chuyển lao động giữa các quốc gia trong khu vực ASEAN.

- Chủ động nghiên cứu, tham mưu, đề xuất UBND tỉnh các chính sách hỗ trợ khó khăn cho công nhân lao động, doanh nghiệp vượt qua đại dịch Covid-19 và kịp thời tổ chức triển khai thực hiện bảo đảm ổn định tình hình lao động, việc làm, duy trì có hiệu quả mục tiêu vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế; chủ động xây dựng các chương trình đào tạo nhằm nâng cao trình độ, tay nghề cho công nhân lao động để hỗ trợ thích ứng, phù hợp với các điều kiện, hoàn cảnh thay đổi trong và sau dịch Covid-19.

2. Sở Giáo dục và đào tạo

[...]