Chỉ thị 16/CT-TTg năm 2021 về đảm bảo việc làm bền vững, nâng cao mức sống, cải thiện điều kiện làm việc của công nhân lao động do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 16/CT-TTg
Ngày ban hành 14/06/2021
Ngày có hiệu lực 14/06/2021
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Vũ Đức Đam
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 16/CT-TTg

Hà Nội, ngày 14 tháng 6 năm 2021

 

CHỈ THỊ

VỀ ĐẢM BẢO VIỆC LÀM BỀN VỮNG, NÂNG CAO MỨC SỐNG, CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC CỦA CÔNG NHÂN LAO ĐỘNG

Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo nhiu chuyn biến tích cực trong công tác bảo đảm việc làm bn vững, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao mức sng của người lao động. So với 5 năm trước, slượng công nhân lao động có việc làm tăng 26%, trong đó việc làm bền vững, thu nhập tăng đu qua các năm; đời sống của công nhân lao động ngày càng được cải thiện; điều kiện làm việc, an toàn vệ sinh lao động đã được chú trọng; các tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản được áp dụng ngày càng phổ biến trong các doanh nghiệp. Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ công nhân lao động vn chưa có việc làm ổn định, phù hợp; điều kiện làm việc ở nhiu doanh nghiệp và đời sống của công nhân lao động chưa được cải thiện, có nơi còn yếu kém, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 xuất hiện và diễn biến phức tạp gần đây đã ảnh hưởng nặng nđến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, tác động đến đời sống, việc làm của nhiu công nhân lao động, đặc biệt bộ phận lao động giản đơn.

Nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả các định hướng, chủ trương, chính sách, nhiệm vụ, giải pháp của Đảng, Nhà nước về đảm bảo việc làm bn vững, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao mức sống cho công nhân lao động trong tình hình mới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phtrực thuộc trung ương

a) Tập trung chỉ đạo rà soát, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến bảo đảm việc làm bền vững, nâng cao mức sống, cải thiện điều kiện làm việc của công nhân lao động theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; khẩn trương xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thể và bảo đảm bố trí, khơi thông ngun lực thực hiện. Thưng xuyên đánh giá tình hình, kết quả thực hiện, chủ động giải quyết theo thẩm quyền các vấn đề phát sinh; báo cáo, tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, giải quyết vấn đề vượt thẩm quyền; đề xuất cơ chế, chính sách, giải pháp mới hiệu qu, khả thi bảo đảm việc làm bền vững, nâng cao mức sống và cải thiện điều kiện làm việc tt hơn cho công nhân lao động.

b) Tiếp tục chỉ đạo đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưng kinh tế thực chất ở địa phương phù hợp với mô hình tăng trưng kinh tế - xã hội bao trùm; huy động, phân bổ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tạo đng lực để các thành phn kinh tế phát triển nhanh và bền vững; đảm bảo liên kết giữa các khu vực, các vùng, các thành phần kinh tế, các loại hình sản xuất kinh doanh nhằm thúc đẩy, hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động và phát triển, tăng năng suất lao động.

c) Tchức triển khai thực hiện có hiệu quả các hiệp định thương mại, nhất là các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (CPTPP, EVFTA, RCEP...) theo các điều khoản Việt Nam đã ký kết. Tiếp tục rà soát các văn bản pháp luật, nội luật hóa các tiêu chuẩn lao động quốc tế, giúp công nhân lao động được thụ hưởng các quyền và điều kiện lao động ngày càng tốt hơn.

d) Quy hoạch, bố trí, huy động nguồn lực tài chính đầu tư xây dựng hạ tầng xã hội, dịch vụ phục vụ lao động sản xuất, đời sng, sinh hoạt, học tập, giải trí của công nhân, lao động và gia đình. Tăng cường các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn, vệ sinh môi trường tại nơi và nơi làm việc của công nhân. Có biện pháp ngăn ngừa công nhân lao động tham gia các hoạt động đi vay, cho vay, đòi nợ liên quan đến “tín dụng đen”, đề xuất các chính sách tín dụng vi mô hỗ trợ công nhân lao động.

đ) Chủ động xây dựng, điều chỉnh bổ sung các quy hoạch, chương trình, kế hoạch phát triển nhà theo quy định, đưa ch tiêu phát triển nhà ở xã hội, nhất là nhà ở, thiết chế văn hóa - thể thao cho công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm của bộ, ngành, địa phương. Tập trung triển khai các giải pháp nhm tháo g khó khăn cho vic phát triển nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp.

e) Khẩn trương xây dựng các mô hình “khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ” đồng bộ, gắn với phát triển khu dân cư, cơ sở hạ tầng, đáp ứng được nhu cầu riêng cho công nhân lao động các khu công nghiệp, kể cả chuyên gia và lao động chất lượng cao.

g) Tập trung thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch, nhất là tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, nơi tập trung đông công nhân lao động; chia skhó khăn, hỗ trợ, giảm thiểu tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, bảo đảm an sinh xã hội, giúp công nhân lao động và các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, phục hồi sản xuất, kinh doanh, ổn định việc làm.

2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

a) Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện chính sách pháp luật về lao động, việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, an toàn vệ sinh lao động trên cơ sở tng kết, đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật trong các lĩnh vực trên, nhất là thực tin thực hiện pháp luật tại các khu công nghiệp và khu chế xuất; nm bt các khng hoảng về lao động, việc làm do tác động của đại dịch Covid-19 để bổ sung, điu chỉnh, hoàn thiện đồng bộ các cơ chế, chính sách về lao động, việc làm, tiền lương, bảo him xã hội, an toàn vệ sinh lao động; tham mưu triển khai giảm giờ làm việc bình thường phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội; tập trung sửa đổi, bổ sung danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

b) Tập trung tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 176/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030 đảm bảo đúng tiến độ và hiệu quả, trong đó chú trọng đẩy nhanh việc xây dựng hệ thống chsố, đánh giá phát triển thị trường lao động, việc làm và thu nhp; hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao đng làm cơ sở cho kết nối cung cầu lao động bảo đảm cung ứng lao động phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, kịp thi cung cấp các thông tin về thị trường lao động để hỗ trợ, tư vấn giới thiệu việc làm cho công nhân lao động theo yêu cầu, đng thời giúp định hướng đào tạo nhân lực có tay nghề cao trên cơ sở nhu cầu thực tế của thị trường lao động.

c) Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật về lao động, việc làm, tiền lương, bảo him xã hội, an toàn vệ sinh lao động, đảm bảo quyn, lợi ích chính đáng của công nhân lao động.

d) Đẩy nhanh việc thực hiện các giải pháp đổi mới và phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, đa dạng, linh hoạt, liên thông, hiện đại với nhiều mô hình, phương thức và trình độ đào tạo đáp ứng nhu cầu học tập của công nhân lao đng. Chú trọng hơn nữa công tác đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng, trình độ chuyên môn kỹ thuật cao để đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lận thứ 4; gắn kết và huy động doanh nghiệp tham gia giáo dục ngh nghip gắn với giải quyết việc làm cho công nhân lao động; đng thời đáp ứng nhu cu dịch chuyển lao động giữa các quốc gia trong khu vực ASEAN.

đ) Khẩn trương hoàn thành, trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách hỗ trợ khó khăn cho công nhân lao động, doanh nghiệp vượt qua đại dịch Covid-19 và kịp thời tổ chức triển khai thực hiện bo đảm n định tình hình lao động, việc làm, duy trì có hiệu quả mục tiêu vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế; chủ động xây dựng các chương trình đào tạo nhằm nâng cao trình độ, tay nghề cho công nhân lao động để hỗ trợ thích ng, phù hợp với các điều kiện, hoàn cảnh thay đổi trong và sau dịch Covid-19.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo

a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo ngành giáo dục các cấp hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức giảng dạy chương trình giáo dục thường xuyên cp trung học ph thông cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở để đẩy mạnh phân luồng và bảo đảm quyền lợi của học sinh vừa được hc nghề, vừa được học văn hóa giáo dục phổ thông ngay tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp, nhất là đối với con em công nhân lao động.

b) Hoàn thiện các cơ chế, chính sách thu hút người quản lý doanh nghiệp và xã hi đầu tư xây dựng cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông tại các khu công nghiệp, khu chế xuất và những nơi tập trung nhiều công nhân lao động.

4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp y ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện tốt công tác thu hút, lựa chọn các nhà đầu tư có công nghệ hiện đại, quản trị tốt, có trách nhiệm xã hội, thực sự quan tâm và coi trọng người lao động, công nhân lao động. Tập trung tng hợp, cân đối nguồn vốn đ đẩy nhanh việc đầu tư xây dựng các thiết chế công đoàn, quy đnh tại Quyết định số 655/QĐ-TTg ngày 12 tháng 5 năm 2017 và Quyết đnh số 1729/QĐ-TTg ngày 04 tháng 11 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ.

5. Bộ Tài chính

Chủ trì tổng hợp, btrí kinh phí chi thường xuyên thực hiện các chương trình, dự án trong lĩnh vực đảm bảo việc làm, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao mức sống của công nhân lao động theo quy định của pháp, luật về ngân sách nhà nước và khả năng cân đi ngân sách hàng năm, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

6. Bộ Y tế

a) Tập trung đẩy nhanh việc triển khai thực hiện Quyết định số 659/QĐ-TTg ngày 20 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình “Chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2020-2030”.

b) Hướng dẫn bữa ăn ca cho người lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xut; xây dựng quy chuẩn định mức calo đảm bảo dinh dưỡng, mức bồi dưỡng đối với các đối tượng lao động đặc thù; phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xây dựng các mô hình nâng cao sức khỏe tại nơi làm việc phù hợp với đặc thù của các ngành nghề.

[...]