Kế hoạch 287/KH-UBND năm 2021 triển khai thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg về đảm bảo việc làm bền vững, nâng cao mức sống, cải thiện điều kiện làm việc của công nhân lao động trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

Số hiệu 287/KH-UBND
Ngày ban hành 20/09/2021
Ngày có hiệu lực 20/09/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Tháp
Người ký Đoàn Tấn Bửu
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 287/KH-UBND

Đồng Tháp, ngày 20 tháng 09 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 16/CT-TTG NGÀY 14/6/2021 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ ĐẢM BẢO VIỆC LÀM BỀN VỮNG, NÂNG CAO MỨC SỐNG, CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC CỦA CÔNG NHÂN LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP

Thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 14/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo việc làm bền vững, nâng cao mức sống, cải thiện điều kiện làm việc của công nhân lao động, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 14/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ như sau:

I. MỤC ĐÍCH

Nhằm thực hiện có hiệu quả các định hướng, chủ trương, chính sách, nhiệm vụ, giải pháp của Đảng, Nhà nước về đảm bảo việc làm bền vững, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao mức sống cho công nhân lao động trong tình hình mới, nhất là trong bối cảnh đại dịch COVID-19 xuất hiện và diễn biến phức tạp.

II. YÊU CẦU

- Công tác đảm bảo việc làm bền vững, nâng cao mức sống, cải thiện điều kiện làm việc của công nhân lao động là nhiệm vụ của các sở, ngành, các địa phương và sự phối hợp thực hiện của các tổ chức chính trị - xã hội.

- Các sở, ngành và các địa phương phát huy vai trò, trách nhiệm của mình, tính chủ động, sáng tạo trong tổ chức thực hiện; tập trung chỉ đạo rà soát, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến bảo đảm việc làm bền vững, nâng cao mức sống, cải thiện điều kiện làm việc của công nhân lao động.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố

- Rà soát, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến bảo đảm việc làm bền vững; chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch, chương trình việc làm, nâng cao chất lượng lao động, phối hợp với công đoàn cơ sở các cấp đề xuất cơ chế, chính sách, giải pháp mới, hiệu quả, khả thi bảo đảm việc làm bền vững, nâng cao mức sống và cải thiện điều kiện làm việc tốt hơn cho công nhân lao động.

- Tham mưu các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động nhằm chia sẻ khó khăn giảm thiểu tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19, bảo đảm an sinh xã hội, giúp công nhân lao động và các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, phục hồi sản xuất, kinh doanh, ổn định việc làm.

- Tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch COVID-19; thực hiện nghiêm, hiệu quả yêu cầu “5K, 5T”; kiên quyết không để dịch bệnh lây lan, nhất là tại các khu công nghiệp, nơi tập trung đông lao động làm ảnh hưởng đến đời sống, việc làm của công nhân lao động.

2. Chủ động xây dựng, điều chỉnh bổ sung các quy hoạch, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở theo quy định, đưa chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội, nhất là nhà ở, thiết chế văn hóa - thể thao cho công nhân tại các khu công nghiệp, vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm của Tỉnh. Tập trung triển khai các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho việc phát triển nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp.

3. Tập trung thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch, nhất là tại các khu công nghiệp; chia sẻ khó khăn, hỗ trợ, giảm thiểu tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19, bảo đảm an sinh xã hội, giúp công nhân lao động và các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, phục hồi sản xuất, kinh doanh, ổn định việc làm.

4. Tham gia xây dựng, hoàn thiện chính sách pháp luật về lao động, việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, an toàn vệ sinh lao động; bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện đồng bộ các cơ chế, chính sách về lao động, việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, an toàn vệ sinh lao động.

5. Tổ chức triển khai thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động nhằm thực hiện mục tiêu tăng số lao động có kỹ năng phù hợp với nhu cầu thị trường lao động, tạo việc làm tốt hơn cho người lao động, giảm tỷ lệ thanh niên không có việc làm, không đi học hoặc không được đào tạo, đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho người lao động.

6. Đẩy nhanh việc thực hiện các giải pháp đổi mới và phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, đa dạng, linh hoạt, liên thông, hiện đại với nhiều mô hình, phương thức và trình độ đào tạo đáp ứng nhu cầu học tập của công nhân lao động.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, UBND các huyện, thành phố thường xuyên rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lao động việc làm, kịp thời đề xuất, kiến nghị UBND Tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến tiêu chuẩn lao động phù hợp với thực tế để công nhân lao động thụ hưởng các quyền và điều kiện lao động ngày càng tốt hơn.

- Hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động làm cơ sở cho kết nối cung cầu lao động bảo đảm cung ứng lao động phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, kịp thời cung cấp các thông tin về thị trường lao động để hỗ trợ, tư vấn giới thiệu việc làm cho công nhân lao động theo yêu cầu, đồng thời giúp định hướng đào tạo nhân lực có tay nghề cao trên cơ sở nhu cầu thực tế của thị trường lao động.

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật về lao động, việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, an toàn vệ sinh lao động, đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng của công nhân lao động.

- Triển khai thực hiện các giải pháp đổi mới và phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp, công tác đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng, trình độ chuyên môn kỹ thuật cao; gắn kết và huy động doanh nghiệp tham gia giáo dục nghề nghiệp gắn với giải quyết việc làm cho công nhân lao động.

- Triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ khó khăn cho công nhân lao động, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 và tham mưu triển khai thực hiện bảo đảm ổn định tình hình lao động, việc làm, duy trì có hiệu quả mục tiêu vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế; chủ động xây dựng các chương trình đào tạo nhằm nâng cao trình độ, tay nghề cho công nhân lao động để hỗ trợ thích ứng, phù hợp với các điều kiện, hoàn cảnh thay đổi trong và sau dịch COVID-19.

2. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo, hướng dẫn các Trung tâm Giáo dục thường xuyên, các Trường trung học phổ thông có thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên phối hợp với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức giảng dạy chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông cho học sinh theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo để bảo đảm quyền lợi của học sinh vừa được học nghề, vừa được học văn hóa giáo dục phổ thông, góp phần đẩy mạnh phân luồng vào học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp, nhất là đối với con em công nhân lao động.

- Tham mưu triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách thu hút người quản lý doanh nghiệp và xã hội đầu tư xây dựng cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông tại các khu công nghiệp và những nơi tập trung nhiều công nhân lao động.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ