Kế hoạch 122/KH-UBND năm 2021 về cải cách hành chính tỉnh Bình Định năm 2022

Số hiệu 122/KH-UBND
Ngày ban hành 20/12/2021
Ngày có hiệu lực 20/12/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Định
Người ký Lâm Hải Giang
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 122/KH-UBND

Bình Định, ngày 20 tháng 12 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TỈNH BÌNH ĐỊNH NĂM 2022

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ cải cách hành chính của tỉnh đảm bảo bám sát mục tiêu, hoàn thành các chỉ tiêu theo Chương trình hành động số 09-CTr/TU ngày 14 tháng 5 năm 2021 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội XX Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII về cải cách hành chính, trọng tâm là tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính giai đoạn 2020-2025 và Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động ban hành kèm theo Quyết định số 3809/QĐ-UBND ngày 14 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cấp trong việc tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính tại cơ quan, đơn vị, địa phương; lấy kết quả thực hiện làm thước đo để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, năng lực, hiệu quả công tác của tổ chức, cá nhân gắn với bình xét thi đua, khen thưởng để tạo động lực cho các cơ quan, đơn vị, địa phương hoàn thành tốt nhiệm vụ cải cách hành chính năm 2022 và các năm tiếp theo.

2. Yêu cầu

- Xác định rõ mục tiêu, các nhiệm vụ cụ thể và trách nhiệm chủ trì, phối hợp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính năm 2022 của các cơ quan, đơn vị, địa phương theo từng lĩnh vực, đảm bảo thực hiện đầy đủ nội dung, tiến độ thời gian, đề ra giải pháp thực hiện phù hợp với điều kiện thực tiễn, khả năng nguồn lực của tỉnh và mức độ sẵn sàng đáp ứng của các cơ quan, đơn vị, địa phương.

- Các cơ quan, đơn vị, địa phương chủ động nghiên cứu, sáng tạo, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng giải pháp đổi mới trong tổ chức thực hiện làm khâu đột phá. Tiếp tục đẩy mạnh phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính, giảm tầng nấc, rút ngắn thời gian giải quyết, nâng cao tính minh bạch, tạo thuận lợi tối đa cho tổ chức, công dân và tiết kiệm chi phí xã hội.

II. CHỈ TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Công tác chỉ đạo, điều hành

a) Chỉ tiêu:

- 100% cơ quan, đơn vị, địa phương xây dựng, ban hành kế hoạch cải cách hành chính đảm bảo đầy đủ nội dung, phù hợp với thẩm quyền được phân cấp và tổ chức thực hiện đảm bảo thời gian theo quy định.

- Tổ chức kiểm tra cải cách hành chính tại cơ quan, địa phương đối với ít nhất 30% cơ quan hành chính cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp huyện tiến hành kiểm tra cải cách hành chính đối với ít nhất 30% đơn vị cấp xã; 100% vấn đề phát hiện qua kiểm tra cải cách hành chính phải được khắc phục ngay trong năm.

- 100% cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức tự kiểm tra công tác cải cách hành chính trong nội bộ cơ quan và các đơn vị trực thuộc.

b) Nhiệm vụ và giải pháp:

- Các cơ quan, đơn vị, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và Kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2020-2025 của tỉnh để xây dựng và ban hành kế hoạch cải cách hành chính năm 2022 của cơ quan, địa phương. Kế hoạch cần xác định cụ thể nhiệm vụ, thời gian hoàn thành, sản phẩm đạt được gắn liền với quy định trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc của người đứng đầu và nhiệm vụ triển khai thực hiện của tổ chức.

- Tăng cường công tác kiểm tra kỷ luật, kỷ cương trong thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính, tập trung kiểm tra thủ tục hành chính ở các lĩnh vực giải quyết còn chậm trễ, gây bức xúc trong nhân dân (như: đất đai, đầu tư, xây dựng, môi trường, lao động - thương binh và xã hội...). Kịp thời chỉ đạo xử lý, khắc phục những vi phạm, sai sót, xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, người đứng đầu trong việc thực hiện chức trách nhiệm vụ, thẩm quyền được giao trong công tác quản lý nhà nước trên địa bàn, lĩnh vực phụ trách qua công tác kiểm tra.

- Thực hiện tuyên truyền, đăng tải kịp thời, đầy đủ các văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh trên các phương tiện thông tin đại chúng, cổng thông tin điện tử của tỉnh; cung cấp đầy đủ thông tin về dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4, dịch vụ bưu chính công ích để người dân biết, tiếp cận và sử dụng.

- Tổ chức thực hiện tốt các giải pháp nhằm tiếp tục nâng cao Chỉ số cải cách hành chính của tỉnh (Par Index), Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS), Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI) và Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2022 và các năm tiếp theo.

2. Cải cách thể chế

a) Chỉ tiêu:

100% văn bản quy phạm pháp luật được ban hành đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền và đảm bảo chất lượng theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản dưới luật hướng dẫn việc thực hiện.

b) Nhiệm vụ và giải pháp:

- Tăng cường công tác rà soát văn bản quy phạm pháp luật, 100% văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh còn hiệu lực thi hành được rà soát trong năm; thực hiện việc sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ, ban hành mới đối với các văn bản quy phạm pháp luật có nội dung không phù hợp với quy định của Trung ương hoặc không đáp ứng yêu cầu thực tiễn quản lý, điều hành của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh.

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi các văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh; đảm bảo công khai, minh bạch các quy định, cơ chế chính sách bảo đảm việc tiếp cận của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Tổ chức thực hiện tốt các quy định tại Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật; đảm bảo công khai, minh bạch các quy định, cơ chế chính sách bảo đảm việc tiếp cận của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

3. Cải cách thủ tục hành chính

[...]