Kế hoạch 114/KH-UBND năm 2019 thực hiện Đề án Cơ cấu lại ngành du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Số hiệu 114/KH-UBND
Ngày ban hành 03/05/2019
Ngày có hiệu lực 03/05/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Lê Thị Thìn
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 114/KH-UBND

Thanh Hóa, ngày 03 tháng 5 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN CƠ CẤU LẠI NGÀNH DU LỊCH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN THÀNH NGÀNH KINH TẾ MŨI NHỌN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA

Thực hiện Quyết định số 1685/QĐ-TTg ngày 05/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Cơ cấu lại ngành du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Kế hoạch triển khai với những nội dung cụ thể sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Tổ chức triển khai thực hiện kịp thời, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại Quyết định số 1685/QĐ-TTg ngày 05/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Cơ cấu lại ngành du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn.

- Xác định cụ thể nội dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan trong việc tổ chức triển khai thực hiện Đề án Cơ cấu lại ngành du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn; đảm bảo tính đồng bộ, khả thi, tạo hiệu quả rõ nét trong phát triển du lịch của tỉnh.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Cơ cấu lại ngành du lịch Thanh Hóa nhằm khai thác tối đa lợi thế về tài nguyên, sản phẩm, thị trường, các nguồn lực sẵn có, hệ thống quản lý ngành, nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường, phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, quảng bá hình ảnh và con người Xứ Thanh, lan tỏa các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025

- Đến năm 2025, đón được 18.500.000 lượt khách, tổng thu du lịch ước đạt 42.500 tỷ đồng, tạo ra 65.000 việc làm trực tiếp, tỷ lệ lao động phục vụ du lịch được đào tạo, đào tạo nghề và bồi dưỡng tại chỗ đạt trên 90%.

- Hệ thống sản phẩm du lịch được hình thành rõ nét, đặc sắc, đa dạng, mang đậm bản sắc văn hóa Xứ Thanh và có thương hiệu; năng lực đón tiếp tại các khu, điểm du lịch được nâng cao; du lịch thông minh được áp dụng rộng rãi; từng bước cải thiện được năng lực cạnh tranh của du lịch Thanh Hóa nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung.

III. NỘI DUNG

1. Về cơ cấu thị trường, sản phẩm và doanh nghiệp

1.1. Tổ chức điều tra, nghiên cứu thị trường và triển khai các giải pháp cơ cấu lại thị trường khách đến Thanh Hóa, đặc biệt là đẩy mạnh thu hút khách du lịch quốc tế đến Thanh Hóa trong thời gian tới

- Đơn vị thực hiện: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Đơn vị phối hợp: Các đơn vị liên quan.

- Thời gian thực hiện: Hàng năm.

- Kinh phí: Lồng ghép thực hiện vào nhiệm vụ chuyên môn của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

1.2. Triển khai có hiệu quả các đề án phát triển du lịch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (Đề án Phát triển sản phẩm du lịch mũi nhọn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn 2030; các đề án phát triển du lịch cộng đồng tại các huyện miền núi; đề án lựa chọn, đề xuất phương án tổ chức lễ hội tiêu biểu và các loại hình văn hóa dân gian đặc sắc trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa phục vụ phát triển du lịch…)

- Đơn vị thực hiện: Các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố có liên quan

- Đơn vị phối hợp: Các đơn vị liên quan.

- Thời gian thực hiện: Hàng năm.

- Kinh phí: Từ nguồn kinh phí thực hiện các đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

1.3. Dự án phát triển du lịch làng nghề: Bánh gai, chiếu cói, đúc đồng… gắn với phục vụ phát triển du lịch

- Đơn vị thực hiện: Ban điều hành OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030)

- Đơn vị phối hợp: Các đơn vị liên quan.

- Thời gian thực hiện: Hàng năm.

[...]