Kế hoạch 112/KH-UBND năm 2020 thực hiện kết luận 76-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước do tỉnh Cà Mau ban hành

Số hiệu 112/KH-UBND
Ngày ban hành 15/10/2020
Ngày có hiệu lực 15/10/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Cà Mau
Người ký Trần Hồng Quân
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 112/KH-UBND

Cà Mau, ngày 15 tháng 10 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 76-KL/TW CUA BỘ CHÍNH TRỊ (KHÓA XII) VỀ VIỆC TIẾP TỤC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 33-NQ/TW CỦA BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG (KHÓA XI) VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, CON NGƯỜI VIỆT NAM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐẤT NƯỚC

Thực hiện Công văn 1535-CV/TU ngày 23/7/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện kết luận số 76-KL/TW ngày 04/6/2020 của Bộ Chính trị (khóa XII) về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện có hiệu quả Kết luận số 76-KL/TW của Bộ Chính trị (khóa XII); Chương trình hành động số 07-CTr/TU ngày 13/7/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện Nghị quyết Nghị quyết 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI); xác định rõ các nhiệm vụ trọng tâm để tổ chức triển khai thực hiện thống nhất, đồng bộ, tạo chuyển biến tích cực mạnh mẽ trong việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

- Tiếp tục quan tâm công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, đào tạo và quy hoạch cán bộ, đầu tư nguồn lực và cơ sở vật chất cho phát triển văn hóa. Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, hành động trong việc xây dựng con người có nhân cách tốt, lối sống đẹp, đoàn kết, sáng tạo, văn minh.

2. Yêu cầu

- Cụ thể hóa những nhiệm vụ trong Kết luận số 76-KL/TW của Bộ Chính trị và đề ra giải pháp, nhằm tạo sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức, tư tưởng, hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân về xây dựng văn hóa, con người Cà Mau đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

- Các cơ quan, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh; UBND các huyện, thành phố tích cực, chủ động trong việc tham mưu, đề xuất và tổ chức trin khai, thực hiện các nội dung theo kế hoạch đề ra.

- Việc đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phải đồng bộ, toàn diện, đảm bảo khả thi, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, có trọng tâm, trọng đim, tránh qua loa, hình thức, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của đơn vị, ngành, địa phương phù hợp với điều kiện chung của tỉnh, tạo sự phát triển đồng bộ và hài hòa giữa phát triển kinh tế và văn hóa.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1.1. Công tác tuyên truyền, quán triệt nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân

- Phổ biến, quán triệt sâu rộng tới cán bộ đảng viên và nhân dân các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách, các mục tiêu, nhiệm vụ về xây dựng văn hóa, con người Việt Nam.

- Đổi mới nội dung, phương pháp, nâng cao chất lượng và hiệu quả tuyên truyền, nhất là gương người tốt việc tốt, những cá nhân, tập thể điển hình tiên tiến, với nhiều hình thức đa dạng, phong phú như: chuyên trang trên Báo Cà Mau, chuyên mục trên Đài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau; Cổng thông tin điện tử, mạng xã hội, hội nghị đối thoại, cổ động trực quan, chương trình nghệ thuật, tuyên truyền lưu động... nội dung phải cụ thể hóa thông qua hình tượng con người có hành vi tốt đẹp, lối sống mẫu mực, ý thức trách nhiệm, lao động cần cù, sáng tạo và nhân ái, nghĩa tình.

1.2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa

- Ban hành các đề án, dự án, kế hoạch, cơ chế, chính sách thực hiện giai đoạn 2021 đến 2025. Tập trung các văn bản thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; Đán phát triển văn hóa nông thôn; Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở; Quy ước cộng đồng; thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; Giáo dục đời sống văn hóa gia đình...

- Rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới cơ chế, chính sách ưu đãi về đất đai, tín dụng, thuế và phí, lệ phí đối với các cơ sở đào tạo, xã hội hóa các hoạt động lĩnh vực văn hóa, thể thao. Bổ sung, hoàn thiện các chính sách đặc thù trong thu hút, đãi ngộ, đào tạo nâng cao chất nguồn nhân lực.

- Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, hội nghề nghiệp, cộng đồng dân cư trong hot đng văn hóa cộng đng.

- Chủ động đấu tranh phòng, chống tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trên lĩnh vực văn hóa. Ngăn chặn hiệu quả sự xâm nhập sản phẩm văn hóa gây phương hại đến lợi ích của quốc gia, dân tộc. Tăng cường quản lý báo chí, xuất bản văn học, nghệ thuật, các loại hình thông tin trên mạng xã hội bảo đảm đúng tôn chỉ, mc đích và thuần phong mỹ tục.

- Xây dựng các đề án về khai thác hiệu quả các di tích lịch sử, văn hóa gắn với phát triển du lịch; Xây dựng quy ước cộng đồng phù hợp với đặc điểm tình hình cụ thở địa phương; Cơ quan nhà nước, các tchức chính trị - xã hội, nghnghiệp xây dựng và tổ chức thực hiện tốt quy tắc ứng xử phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ công tác.

- Tuyên truyền phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo. Thường xuyên nắm chắc tình hình tôn giáo và giải quyết kịp thời nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của các tổ chức tôn giáo và đồng bào có đạo.

1.3. Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh

- Thực hiện nghiêm quy chế dân chủ cơ sở, quy chế văn hóa công sở và quy ước cộng đồng ở các khu dân cư, thực thi đạo đức công vụ trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, bảo đảm an ninh, an toàn trên không gian mạng.

- Xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội ở địa bàn dân cư; Hoạt động của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp gắn vi bảo vệ môi trường, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Nâng cao chất lượng hiệu quả của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

- Duy trì và phát huy các yếu tố tích cực, các giá trị nhân văn, nhân đạo, tiến bộ trong hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng.

- Khẩn trương hoàn thành Quy hoạch Quảng cáo ngoài trời, định hướng và quản lý tốt các thông tin trên các trang mạng xã hội.

- Tổ chức các sự kiện truyền thông về giáo dục đạo đức, lối sống gia đình, dòng họ; Phát huy truyền thống ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo, vợ chồng chung thủy, anh chị em hòa thuận, thương yêu nhau và không có bạo lực gia đình.

[...]