Kế hoạch 111/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2017-2020 do tỉnh Lạng Sơn ban hành

Số hiệu 111/KH-UBND
Ngày ban hành 13/06/2017
Ngày có hiệu lực 13/06/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lạng Sơn
Người ký Lý Vinh Quang
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 111/KH-UBND

Lạng Sơn, ngày 13 tháng 6 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2017-2020

Căn cứ Nghị quyết số 100/2005/QH13 ngày 12/11/2015 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; số 1722/QĐ-TTg, ngày 02/9/2016 về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020;

Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn ban hành kế hoạch thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), giai đoạn 2017-2020 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Triển khai thực hiện có hiệu quả các Chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2020.

2. Tăng cường sự chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ hiệu quả, kịp thời giữa các cơ quan trên địa bàn tỉnh, huyện, xã trong tham mưu đề xuất các chính sách, giải pháp thực hiện các Chương trình MTQG.

3. Phân công cụ thể trách nhiệm của các thành viên Ban Chỉ đạo từ tỉnh đến huyện, xã trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo đối với công tác tham mưu, đề xuất về quản lý, điều hành thực hiện các Chương trình MTQG trong năm 2017 theo đúng kế hoạch số 42/KH-UBND ngày 28/02/2017 của UBND tỉnh thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững năm 2017 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn và Kế hoạch số 37/KH-UBND ngày 24/02/2017 của UBND tỉnh thực hiện Chương trình MTQG Xây dựng nông thôn mới tỉnh Lạng Sơn trong năm 2017.

II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ

1. Mục tiêu phấn đấu trong giai đoạn 2017-2020

a) Chương trình MTQG Xây dựng nông thôn mới

- Đến hết năm 2020 phấn đấu toàn tỉnh có 77 xã đạt chuẩn nông thôn mới (trong đó có 05 xã điểm đặc biệt khó khăn); phấn đấu đến hết năm 2020 bình quân trên địa bàn tỉnh đạt 13,8 tiêuchí/xã, cụ thể như sau: Số xã đạt 19 tiêu chí có 77/207 xã, chiếm 37,2%; Số xã đạt 15-18 tiêu chí có 8/207 xã, chiếm 3,4%; Số xã đạt 10-14 tiêu chí có 28/207 xã, chiếm 13,5%; Số xã đạt 5-9 tiêu chí có 94/207 xã, chiếm 45,4%; không còn xã dưới 05 tiêu chí.

- Đối với các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới: duy trì và nâng cao chất lượng tiêu chí của các xã đã đạt chuẩn theo bộ tiêu chí mới.

- Đối với các nhóm xã khác: Phấn đấu bình quân mỗi năm tăng từ 1-2 tiêu chí.

- Mỗi huyện xác định từ 02-03 mô hình phát triển sản xuất có thế mạnh để chỉ đạo xây dựng mô hình kiểu mẫu về phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm gắn với thực hiện Chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

- Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt khoảng 28 - 30 triệu đồng (tăng 1,6 lần so với năm 2015).

- Hoàn thành thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ công nhận thành phố Lạng Sơn hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

b) Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân từ 3%/năm trở lên (riêng các huyện, xã nghèo giảm 4%/năm trở lên) theo chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2016-2020; tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh giảm còn khoảng 11% vào năm 2020, có trên 27.000 hộ thoát nghèo bền vững, hạn chế thấp nhất tình trạng tái nghèo.

- Tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận tốt nhất và thụ hưởng đầy đủ cơ chế, chính sách của Trung ương, của tỉnh về giảm nghèo để có điều kiện tổ chức sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập, nâng cao đời sống, giảm nghèo bền vững.

- Giải quyết cơ bản về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn theo tiêu chí nông thôn mới, trước hết là hạ tầng thiết yếu như giao thông, điện, nước sinh hoạt, giảm nghèo gắn với bảo đảm an ninh, quốc phòng:

- Thu nhập của hộ gia đình tham gia dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo tăng 20% - 25%/năm; bình quân mỗi năm có ít nhất 15% hộ gia đình tham gia dự án thoát nghèo và cận nghèo.

- Hỗ trợ đào tạo nghề và giáo dục định hướng cho khoảng 5.000 người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ dân tộc thiểu số, trong đó 10% được đi làm việc ở nước ngoài.

- 100% cán bộ cấp xã làm công tác thông tin và truyền thông được đào tạo nâng cao kỹ năng nghiệp vụ thông tin, tuyên truyền cổ động; 50% các xã nghèo có điểm thông tin, tuyên truyền cổ động ngoài trời; các huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao và các xã đặc biệt khó khăn được trang bị bộ phương tiện tác nghiệp cổ động, xây dựng cụm thông tin cơ sở tại các khu vực cửa khẩu, biên giới, trung tâm giao thương hàng hóa, dịch vụ.

- Phấn đấu ít nhất 01 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao thoát khỏi tình trạng huyện nghèo của tỉnh; khoảng 40 xã, 20 thôn đặc biệt khó khăn thoát khỏi tình trạng khó khăn theo tiêu chí của Trung ương quy định.

2. Nhiệm vụ trọng tâm

- Rà soát, xây dựng, hoàn thiện hệ thống các văn bản hướng dẫn, cụ thể hóa các nội dung để tổ chức thực hiện các Chương trình MTQG;

[...]