Thứ 6, Ngày 08/11/2024

Kế hoạch 11/KH-UBND năm 2020 về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025 tỉnh Kiên Giang

Số hiệu 11/KH-UBND
Ngày ban hành 22/01/2020
Ngày có hiệu lực 22/01/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kiên Giang
Người ký Phạm Vũ Hồng
Lĩnh vực Đầu tư,Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TNH KIÊN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 11/KH-UBND

Kiên Giang, ngày 22 tháng 01 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 TỈNH KIÊN GIANG

Căn cứ Nghị quyết số 158/2015/NQ-HĐND ngày 9/12/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016 - 2020 tỉnh Kiên Giang;

Căn cứ Kế hoạch số 95/KH-UBND ngày 16/8/2016 của UBND tỉnh Kiên Giang về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 tỉnh Kiên Giang; Báo cáo số 390/BC-UBND ngày 04/12/2015 của UBND tỉnh tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2011 - 2015 và phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016 - 2020. UBND tỉnh xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm giai đoạn 2021-2025 như sau:

Phần I

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM, GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 được triển khai thực hiện trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với sự vận dụng có hiệu quả các chủ trương, chính sách mới của Trung ương; sự đồng thuận, nỗ lực, quyết tâm thực hiện của các cấp, các ngành, cộng đồng dân cư và doanh nghiệp, kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh tiếp tục phát triển, duy trì nguồn lực và tích lũy kinh nghiệm cho những năm sau, mở ra thời kỳ phát triển mới. Kết quả đạt được trong giai đoạn 2016 - 2020 cụ thể như sau:

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ - XÃ HỘI:

Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội X Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh khóa VIII về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2016-2020), kết quả hoàn thành cơ bản mục tiêu tổng quát đã đề ra: xây dựng được môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi đối với các thành phần kinh tế; tái cơ cấu nông nghiệp phát huy nhiều hiệu quả từng bước đi vào chiều sâu gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững tạo nhiều chuyển biến tích cực tại khu vực nông thôn; công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ thực hiện tốt vai trò đầu ra và gia tăng giá trị cho các sản phẩm ngành nông nghiệp góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ngành du lịch từng bước phát triển đóng góp ngày càng cao trong nền kinh tế của tỉnh; phát triển giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, chăm sóc sức khỏe nhân dân, văn hóa, thể thao và bảo vệ môi trường được chú trọng, có nhiều bước tiến tích cực; công tác an sinh xã hội thực hiện tốt; quốc phòng - an ninh đảm bảo, đời sống nhân dân được nâng lên.

Kinh tế phát triển ổn định, bình quân tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) trong 5 năm 2016 - 2020 ước đạt 7,22%/năm (theo giá SS 2010), thấp hơn mục tiêu 8,5%/năm của kế hoạch[1]; nếu tính theo giá trị năm 2015 tại thời điểm xây dựng kế hoạch là 47.076 tỷ đồng thì bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 8,8%, vượt mục tiêu Nghị quyết (Nghị quyết 8,5%).

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp từng bước chuyển dịch tích cực, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp từ 40,39% năm 2015 xuống còn 31,54% (mục tiêu 36,28%); tỷ trọng công nghiệp từ 18,11% lên 20,06% (mục tiêu 23,38%) và dịch vụ từ 41,5% lên 48,4% (mục tiêu 40,33%); GRDP bình quân đầu người (theo giá thực tế) ước đạt 58 triệu đồng (tương đương 2.458 USD), gấp 1,66 lần so với năm 2015.

So với kế hoạch, ước tính đến năm 2020 có 15 chỉ tiêu đạt và vượt so với kế hoạch và 8 chỉ tiêu không đạt cụ thể như sau: (1) Các chỉ tiêu có khả năng đạt và vượt kế hoạch: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế; tổng sản lượng thủy sản; tổng thu ngân sách trên địa bàn; tỷ lệ đường liên ấp, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa; tỷ lệ huy động học sinh 6 - 14 tuổi đến trường; tỷ lệ hộ nghèo; tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế; tỷ lệ dân số sử dụng nước sạch; tỷ lệ che phủ rng; tỷ lệ xã đạt tiêu chí nông thôn mới; tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải. (2) Các chỉ tiêu không đạt kế hoạch: Tốc độ tăng trưởng kinh tế; GRPD bình quân đầu người; giá trị sản xuất công nghiệp; giá trị xuất khẩu trên địa bàn; tốc độ tăng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ; tổng vốn huy động đầu tư toàn xã hội (Phụ lục I, II).

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC LĨNH VỰC:

1. Về Kinh tế:

a) Tập trung thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, đảm bảo kinh tế - xã hội phát trin toàn diện

Công tác điều hành kinh tế - xã hội tuân thủ theo các nội dung đã được định hướng trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện; Quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu cấp tỉnh[2]. Nội dung của các quy hoạch đã được cụ thể hóa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư công hằng năm, 05 năm của tỉnh; đảm bảo điều hành phát triển kinh tế - xã hội theo quy hoạch đã được đề ra, nâng cao công tác kế hoạch hằng năm.

b) Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và xây dựng nông thôn mới

Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tiếp tục được quan tâm chỉ đạo thực hiện, do ảnh hưởng bất thường của điều kiện thời tiết, thủy vân như tình hình hạn hán, xâm nhập mặn..., dịch bệnh trong chăn nuôi, làm ảnh hưởng đến sản xuất dẫn đến tăng trưởng ngành nông nghiệp đạt thấp. Giai đoạn 2016 - 2020, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản bình quân (giá SS 2010) ước đạt 1,76%/năm.

Ngành trồng trọt đã có bước chuyển dịch cơ cấu giống, cây trồng, mùa vụ theo hướng sản xuất hàng hóa, phù hợp với điều kiện các vùng sinh thái và địa phương trong tỉnh, tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân ước thực hiện giai đoạn 2016-2020 tăng 0,09%/năm. Lúa vẫn là cây trồng chủ lực và chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu ngành với diện tích gieo trồng và thu hoạch trên 710.000 ha, sản lượng bình quân trên 4 triệu/tấn[3], bằng 84,5% so mục tiêu kế hoạch; trong đó, tỷ trọng lúa chất lượng cao đạt 80%. Giai đoạn 2016 - 2020 chuyển đổi 32.864 ha trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các cây trồng khác và kết hợp nuôi trồng thủy sản, đã mang lại hiệu quả kinh tế cao[4]. Từng bước quy hoạch vùng lúa chuyên canh, chất lượng cao 120.000 ha, sản xuất lúa theo hướng VietGAP. Đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất là về chuyển đi giống mới, thực hiện quy trình thâm canh tổng hp để tăng năng suất, chất lượng sản phm, xây dựng cánh đồng lớn gắn với bao tiêu sản phẩm để nâng cao giá trị lúa hàng hóa; liên kết tiêu thụ sản phẩm[5]. Xây dựng và duy trì được một số vùng cây ăn trái mang lại nguồn thu nhập khá cho nhà vườn với nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao (xoài, sầu riêng, măng cụt, dừa, chuối, ...). Hình thành phát triển vùng chuyên canh rau tập trung quanh các đô thị, khu du lịch như Rạch Giá, Hà Tiên, Phú Quốc; xây dựng và duy trì được một số vùng cây công nghiệp, cây ăn trái cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến; đã có nhiều doanh nghiệp, hp tác xã sản xuất rau, củ, quả có quy mô, chất lượng cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh; mô hình sản xuất rau, quả theo chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ đang phát triển trên địa bàn tỉnh.

Sản xuất chăn nuôi trên địa bàn tỉnh phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi được áp dụng rộng rãi, nhiều giống gia súc, gia cầm có năng suất, chất lượng tốt được đưa vào sản xuất, đã nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản xuất, tăng giá trị gia tăng[6].

Chăn nuôi từng bước gắn với an toàn dịch bệnh và an toàn thực phẩm; công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm được tổ chức thực hiện thường xuyên; quản lý, giám sát dịch bệnh được thực hiện chặt chẽ từ cơ sở; công tác xử lý chất thải chăn nuôi được quan tâm, chú trọng và khuyến khích các hộ chăn nuôi thực hiện[7].

Sản xuất thủy sản tiếp tục phát triển, giá trị sản xuất ngành thủy sản giai đoạn 2016 - 2020 tăng trưởng bình quân 3,29%/năm (trong đó, khai thác thủy sản tăng trưởng bình quân bằng 97%; nuôi trồng thủy sản tăng trưởng bình quân 7,79%). Khai thác thủy sản đầu tư theo hướng giảm dần tàu thuyền có công suất nhỏ khai thác ven bờ, phát triển tàu có công suất lớn đánh bắt xa bờ, góp phần bảo vệ an ninh chủ quyền vùng biển quốc gia. Đã chú trọng tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, tổ chức lại sản xuất trên biển và tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong nuôi trồng, bảo quản và chế biến thủy sản; tổ chức lại khai thác hải sản theo hướng giảm dần tàu thuyền có công suất nhỏ khai thác ven bờ, phát triển tàu có công suất lớn đánh bắt xa bờ. Tổng phương tiện khai thác thủy sản ước đạt 9.900 tàu, giảm 195 tàu so với năm 2016; tổng sản lượng khai thác thủy sản đạt 495.000 tấn, tăng 1,02% kế hoạch. Tiếp tục thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách phát triển thủy sản[8].

Phát triển nhanh hình thức nuôi tôm bán thâm canh, thâm canh, công nghiệp, nuôi cá lồng bè, mô hình thủy sản trên biển. Từng bước áp dụng khoa học công nghệ trong nuôi tôm để chuyển từ nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến sang nuôi tôm công nghiệp - bán công nghiệp vùng Tứ giác Long Xuyên; nâng cao năng suất tôm lúa vùng U Minh Thượng. Đẩy mạnh ứng dụng các quy trình thực hành sản xuất tốt theo tiêu chuẩn quốc tế và quốc gia trong nuôi tôm như thực hành sản xuất tốt (GAP), thực hành sản xuất tốt toàn cầu (GlobalGAP) và theo tiêu chuẩn Hội đồng quản lý nuôi trồng thủy sản của Châu Âu (ASC)...nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của tỉnh. Tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đến năm 2020 đạt 260.000 tấn, trong đó tôm nuôi đạt 85.000 tấn.

Về phát triển lâm nghiệp: Công tác trồng cây, trồng rừng được quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt; công tác khoanh nuôi, bảo vệ rừng được tiến hành thường xuyên. Các trường hợp khai thác lâm sản trái phép được xử lý kịp thời. Công tác phòng cháy chữa cháy rừng được quan tâm chỉ đạo, thực hiện tốt phương châm 4 tại chỗ. Khoán bảo vệ rừng vẫn được duy trì mức 4.000 ha/năm, trồng rừng phòng hộ ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu được chú trọng[9], trồng rừng sản xuất và trồng cây phân tán từng bước được phục hồi. Đến nay, toàn tỉnh có 26 dự án cho thuê môi trường rừng và liên doanh liên kết, cho thuê môi trường rừng kết hợp du lịch sinh thái gắn với quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 12%, đạt kế hoạch.

Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới được triển khai đồng bộ, tích cực. Đến nay, toàn tỉnh có 79/117 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, chiếm 67,5% tổng số xã; có huyện Tân Hiệp được công nhận huyện đạt nông thôn mới. Các chỉ tiêu nông thôn mới bình quân toàn tỉnh đạt 16,6 tiêu chí/xã, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn 50 triệu đồng/người/năm.

c) Sản xuất công nghiệp

Sản xuất công nghiệp được khôi phục, đổi mới, hướng đến gia tăng hàm lượng công nghệ, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm theo chuỗi giá trị ngành hàng (lúa gạo, thủy sản chế biến,...), gắn với phát triển sản phẩm mới (bia, gỗ MDF, may mặc, giày da,...) góp phần duy trì phát triển toàn ngành trong tình hình có nhiều khó khăn, thách thức.

Cơ cấu sản xuất trong ngành chưa có thay đổi nhiều, nhưng trong nội bộ từng lĩnh vực phân ngành đã có sự chuyển dịch bù đắp lẫn nhau theo chiều sâu về hàm lượng khoa học - kỹ thuật cao, quy mô sản xuất được mở rộng đến vùng nguyên liệu, nhiều cơ sở chế biến được hình thành gắn với vùng nguyên liệu liên kết tiêu thụ (lúa gạo, gỗ MDF,...). Các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, làng nghề được hỗ trợ, tạo thuận lợi phát triển, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất, qua đó tạo thêm động lực cho ngành công nghiệp phát triển, góp phần đáng kể cho sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh, tạo việc làm cho một lượng lớn lao động khu vực nông thôn. Trong giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất (GTSX) ngành công nghiệp tăng bình quân 8,2%/năm, chưa đạt mục tiêu kế hoạch[10].

[...]