Kế hoạch 1054/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Chương trình truyền thông Dân số đến năm 2030 tỉnh Lai Châu
Số hiệu | 1054/KH-UBND |
Ngày ban hành | 27/05/2020 |
Ngày có hiệu lực | 27/05/2020 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Lai Châu |
Người ký | Tống Thanh Hải |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1054/KH-UBND |
Lai Châu, ngày 27 tháng 5 năm 2020 |
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN THÔNG DÂN SỐ ĐẾN NĂM 2030 TỈNH LAI CHÂU
Thực hiện Quyết định số 537/QĐ-TTg ngày 17/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình truyền thông Dân số đến năm 2030; Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình truyền thông Dân số đến năm 2030, với những nội dung sau:
1. Truyền thông nâng cao nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp; các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội từ cấp tỉnh đến cơ sở để huy động sự tham gia và cam kết triển khai công tác dân số thông qua việc chỉ đạo, đầu tư nguồn lực, lồng ghép các vấn đề dân số trong chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; phát huy lợi thế của cơ cấu dân số vàng; thích ứng với già hóa dân số; nâng cao chất lượng dân số; duy trì vững chắc mức giảm sinh; phân bố dân cư hợp lý; đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
Hằng năm, 100% tổ chức Đảng, chính quyền, cơ quan, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội các cấp được phổ biến, cập nhật thông tin về chương trình dân số và phát triển.
2. Đến năm 2030
- 90% các cặp vợ chồng, nam, nữ trong độ tuổi sinh đẻ được cung cấp thông tin về cuộc vận động mỗi cặp vợ chồng nên sinh đủ hai con; quyền và trách nhiệm trong việc sinh con và nuôi dạy con tốt; lợi ích thực hiện các biện pháp tránh thai góp phần thực hiện thành công cuộc vận động, duy trì vững chắc mức giảm sinh và phấn đấu đạt mức sinh thay thế.
- 90% các cặp vợ chồng, nam, nữ trong độ tuổi sinh đẻ, ông bà, cha mẹ được cung cấp thông tin về tình hình, nguyên nhân, hậu quả của mất cân bằng giới tính khi sinh; 90% vị thành niên, thanh niên, nam, nữ sắp kết hôn được cung cấp đầy đủ kiến thức về các hành vi vi phạm pháp luật về hành vi lựa chọn giới tính thai nhi; 100% các cơ quan truyền thông đại chúng trên địa bàn tỉnh thường xuyên tuyên truyền về giá trị của trẻ em gái, vị thế của phụ nữ và bình đẳng giới.
- 90% nam, nữ thanh niên, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được cung cấp thông tin về lợi ích của việc tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn, hậu quả của tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, lợi ích của tầm soát, chẩn đoán, điều trị sớm bệnh tật trước sinh, sơ sinh; 90% cha mẹ có con trong độ tuổi vị thành niên, thanh niên tại các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn được cung cấp các thông tin về hậu quả của tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống tiến tới đẩy lùi tình trạng này góp phần nâng cao chất lượng dân số.
- 100% các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân tiếp tục thực hiện tuyên truyền về dân số, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình thông qua việc lồng ghép các nội dung vào các môn học chính khóa và ngoài giờ lên lớp phù hợp với cấp học, trình độ đào tạo; 95% vị thành niên, thanh niên được cung cấp, cập nhật kiến thức về dân số, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình như các biện pháp tránh thai, tác hại của phá thai, mang thai ngoài ý muốn.
- 85% người cao tuổi hoặc người thân trực tiếp chăm sóc người cao tuổi được cung cấp kiến thức về các biện pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp, biết cách tự xử lý bước đầu một số bệnh thường gặp ở người cao tuổi, kiến thức về chế độ dinh dưỡng, chế độ luyện tập phù hợp, lợi ích của việc khám sức khỏe định kỳ góp phần phát huy vai trò của phong trào hỗ trợ, chăm sóc nâng cao sức khỏe người cao tuổi.
1. Tăng cường cung cấp thông tin về dân số và phát triển đến cấp ủy, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể các cấp.
2. Huy động các sở, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội tham gia truyền thông về dân số và phát triển; tiếp tục xây dựng, triển khai các chương trình phối hợp, tập trung xây dựng các mô hình, hoạt động truyền thông toàn diện các nội dung về dân số và phát triển.
3. Đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm truyền thông về dân số và phát triển; bảo đảm về chất lượng, đổi mới về hình thức, nội dung. Cung cấp trang thiết bị, phương tiện truyền thông phù hợp cho cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện công tác truyền thông về dân số và phát triển, ưu tiên tuyến cơ sở, nhất là các xã nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng bị thiên tai.
4. Đẩy mạnh truyền thông thay đổi hành vi về dân số và phát triển trên các chuyên trang, chuyên mục, chương trình, phóng sự, tin bài, ảnh, sự kiện truyền thông; lồng ghép nội dung truyền thông dân số và phát triển trên các phương tiện thông tin đại chúng; tập trung khai thác, phát triển và tận dụng tối đa lợi thế của công nghệ thông tin và các loại hình truyền thông khác.
5. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động truyền thông trực tiếp trong hệ thống y tế, dân số các cấp; phát huy vai trò đội ngũ cán bộ, viên chức làm công tác dân số, y tế thôn, bản, khu phố, những người có uy tín nhằm hình thành và duy trì bền vững hành vi tích cực về dân số và phát triển của các tầng lớp nhân dân.
6. Mở rộng các hình thức truyền thông, giáo dục thân thiện với trẻ em vị thành niên, thanh niên; đề cao vai trò, trách nhiệm của gia đình, nhà trường và cộng đồng trong việc phổ biến kiến thức, kỹ năng về dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, giới tính, bình đẳng giới, không kết hôn sớm, không kết hôn cận huyết thống cho trẻ em vị thành niên, thanh niên.
7. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác truyền thông; huy động sự tham gia, đóng góp phương tiện, nguồn lực của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp cho công tác truyền thông về dân số và phát triển.
8. Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực, kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ truyền thông trong hệ thống dân số, y tế bản và cán bộ truyền thông, báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên các ngành, tổ chức chính trị - xã hội trong tỉnh.
9. Tăng cường công tác hợp tác quốc tế, tranh thủ sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật, kinh nghiệm triển khai các chương trình truyền thông về dân số và phát triển của các tổ chức quốc tế.
10. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, hỗ trợ định kỳ và đột xuất; đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, kịp thời tuyên dương, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch.
Kinh phí thực hiện kế hoạch từ nguồn ngân sách Trung ương, nguồn ngân sách địa phương và theo phân cấp ngân sách, được bố trí trong dự toán chi thường xuyên của các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện công tác dân số theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và từ các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
1. Sở Y tế
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương hàng năm xây dựng chi tiết kế hoạch hoạt động và lồng ghép vào các chương trình truyền thông khác để triển khai thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh.