Kế hoạch 24/KH-UBND năm 2018 về truyền thông chuyển đổi hành vi về Dân số và Phát triển tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2018-2020

Số hiệu 24/KH-UBND
Ngày ban hành 29/01/2018
Ngày có hiệu lực 29/01/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Phạm Đăng Quyền
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
THANH HÓA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 24/KH-UBND

Thanh Hóa, ngày 29 tháng 01 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

TRUYỀN THÔNG CHUYỂN ĐỔI HÀNH VI VỀ DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2018-2020

Công tác truyền thông chuyển đổi hành vi là một trong nhng giải pháp quan trọng thực hiện chiến lược Dân số - SKSS của cả nước nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng. Bên cạnh những kết quả đạt được như: duy trì mức sinh thay thế hợp lý và nâng cao chất lượng dân số, tc độ gia tăng dân số đã được giảm nhiều; tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai (BPTT) ngày càng tăng; tỷ lệ người dân được hưởng lợi từ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản ngày càng cao, công tác truyền thông vẫn còn những vấn đề cần tiếp tục đổi mới phù hợp với từng nhóm đối tượng, nhằm khắc phục nhng tập quán lạc hậu, quan niệm trọng nam khinh nữ, những hiểu biết chưa đầy đủ và hành vi chưa đúng về công tác dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản trong một bộ phận dân cư.

Trong thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn th, các tổ chức chính trị xã hội từ tỉnh đến cơ sở đã triển khai có hiệu quả Kết luận số 119-KL/TW ngày 04/01/2016 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XI về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình và công tác truyền thông Dân số, SKSS/KHHGĐ; đã tạo được sự thay đổi mạnh mẽ về nhận thức và hành động của xã hội trên phạm vi toàn tỉnh, trong việc thực hiện chính sách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) và SKSS, góp phần quan trọng vào kết quả thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Triển khai Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành TW khóa XII, tại Hội nghị lần thứ 6 về công tác dân số trong tình hình mới, việc tăng cường công tác truyền thông chuyển đổi hành vi vdân số và phát triển tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2018-2020 có vị trí quan trọng, cấp thiết. UBND tỉnh ban hành Kế hoạch hành động truyền thông chuyển đổi hành vi về Dân số và Phát triển tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2018-2020, gồm các nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Mc tiêu

Kiểm soát tốc độ gia tăng dân số, duy trì mức sinh thay thế hợp lý, giảm tỷ lệ mất cân bằng giới tính, kéo dài giai đoạn dân số vàng, tăng tuổi thọ trung bình; xây dựng chiến lược thích ứng cho thời kỳ già hóa dân số; nâng cao chất lượng dân số, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tnh giai đoạn 2018-2020.

2. Yêu cầu

Tăng cường sự lãnh đạo chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền về công tác truyền thông chuyển đổi hành vi về dân số giai đoạn 2016-2020. Nâng cao nhận thức, thực hành về bình đẳng giới, giáo dục giới tính, giảm tỷ lệ mất cân bằng giới tính.

Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác giáo dục, truyền thông chuyển đi hành vi về dân số và phát triển; tạo sự đồng thuận, ủng hộ của toàn xã hội, góp phần thực hiện các mục tiêu về quy mô, cơ cấu, phân bổ, chất lượng dân số và phát huy lợi thế giai đoạn dân số vàng, thích ứng với thời kỳ già hóa dân số để phát triển bền vững về kinh tế - xã hội.

3. Các mục tiêu cụ thể

2.1. Mục tiêu 1: Nâng cao kiến thức, kỹ năng thực hành của các nhóm đối tượng về sàng lọc trước sinh và sơ sinh; tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân; không kết hôn sớm; không kết hôn cận huyết thống; chăm sóc sức khỏe người cao tuổi nhằm góp phần nâng cao chất lượng dân số. Đến năm 2020 đạt được các chỉ tiêu cơ bản sau:

+ 75% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có kiến thức về lợi ích của sàng lọc trước sinh, sơ sinh; 50% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đồng ý tham gia sàng lọc trước sinh, 70% số trẻ sơ sinh được sàng lọc bằng kỹ thuật lấy máu gót chân.

+ 70% VTN/TN 15-24 tuổi chưa kết hôn được tư vấn về sức khỏe tiền hôn nhân trước khi đăng ký kết hôn.

+ 70% người cao tuổi có kiến thức về các biện pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp và biết cách tự xử lý ban đầu trong một số bệnh thường gặp ở người cao tuổi.

2.2. Mục tiêu 2: Tăng cường hiểu biết và thay đổi hành vi về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh, tạo dư luận xã hội ủng hộ những người phát hiện, ngăn chặn các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi, góp phần giảm tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. Đến năm 2020 đạt được các chỉ tiêu cơ bản sau:

+ 90% cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ có kiến thức về các hành vi vi phạm pháp luật về lựa chọn giới tính thai nhi.

+ 90% nam giới, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có kiến thức về nguyên nhân, hậu quả của mất cân bằng giới tính khi sinh.

+ 70% VTN/TN 15-24 tuổi có kiến thức về các hành vi vi phạm pháp luật về lựa chọn giới tính thai nhi.

2.3. Mc tiêu 3: Nâng cao kiến thức, kỹ năng thực hành của các nhóm đối tượng về thực hiện kế hoạch hóa gia đình, giảm sự chênh lệch bất lợi về mức sinh giữa các địa phương. Đến năm 2020 đạt được các chỉ tiêu cơ bản sau:

+ 90% cặp vợ chồng, phụ nữ, nam giới có kiến thức nhằm duy trì mức sinh thay thế hợp lý.

+ 85% cặp vợ chồng có kiến thức về thực hiện kế hoạch hóa gia đình (biết lựa chọn biện pháp tránh thai phù hợp; biết chính sách tự chi trả chi phí phương tiện tránh thai, dịch vụ KHHGĐ; biết nơi cung cấp dịch vụ SKSS/KHHGĐ).

+ 85% nam, nữ trong độ tuổi sinh đẻ có kiến thức về các biện pháp phòng, tránh bệnh nhim khuẩn do quan hệ tình dục.

- 80% VTN/TN 15-24 tuổi chưa kết hôn có kiến thức về sức khỏe tình dục (quan hệ tình dục an toàn, biết lựa chọn biện pháp tránh thai phù hợp, biết hậu qucủa phá thai).

+ 80% TN/VTN 15-24 tuổi có kiến thức về các biện pháp phòng, tránh bệnh nhiễm khuẩn do quan hệ tình dục.

+ 50% người làm việc ở khu công nghiệp, khu chế xuất, người di cư có kiến thức về lợi ích của kế hoạch hóa gia đình, các biện pháp tránh thai, hậu quả của phá thai, các biện pháp phòng, tránh bệnh nhiễm khuẩn do quan hệ tình dục và địa chỉ cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ tại nơi cư trú.

2.4. Mục tiêu 4: Tăng cường lồng ghép các vấn đề dân số trong chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; phát huy lợi thế của cơ cấu dân số vàng, thích ứng với quá trình chuyển đổi nhân khẩu học để phát triển bền vững về kinh tế - xã hội. Đến năm 2020 đạt được các chỉ tiêu cơ bản sau:

[...]