Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 103/KH-UBND năm 2016 thực hiện Nghị quyết 19-2016/NQ-CP về những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017 và định hướng đến năm 2020 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành

Số hiệu 103/KH-UBND
Ngày ban hành 28/06/2016
Ngày có hiệu lực 28/06/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Nguyễn Văn Cao
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 103/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 28 tháng 06 năm 2016

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 19-2016/NQ-CP NGÀY 28 THÁNG 4 NĂM 2016 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ NHỮNG NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TIẾP TỤC CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ HAI NĂM 2016 - 2017 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu ci thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016 - 2017 và định hướng đến năm 2020; Kế hoạch số 96/KH-UBND ngày 20/6/2016 của UBND tỉnh về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); UBND tỉnh ban hành Kế hoạch hành động thực hiện gồm các nội dung chyếu sau:

I. MỤC TIÊU VÀ CÁC CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU

1. Mục tiêu

- Quán triệt tới các cấp, các ngành, các địa phương, các đơn vị trong toàn tỉnh về nội dung Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020. Tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh; xây dựng môi tờng đầu tư và kinh doanh thân thiện, an toàn và minh bạch hơn, chấn chỉnh lề lối làm việc, nâng cao hiệu quả quản lý điều hành, đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở lại nhóm các tỉnh có chỉ số PCI tốt nhất.

- Tập trung cải thiện môi trường kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn quy trình xử lý, giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính, giảm chi phí hành chính, bảo đảm công khai, minh bạch và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước, tạo chuyển biến rõ nét về nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức về tinh thần phục vụ người dân và doanh nghiệp.

- Đẩy mnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các ngành, lĩnh vực, cải cách thủ tục hành chính; tăng tỷ lệ giải quyết thủ tục hồ sơ hành chính qua mạng, tăng cường cung cấp các dịch vụ công trực tuyến đối với những lĩnh vực liên quan trực tiếp đối với người dân và doanh nghiệp; tăng cường kết nối, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.

2. Chỉ tiêu phấn đấu

2.1. Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2016-2017

- Củng cố, duy trì các kết quả đạt được trong khởi sự kinh doanh, tiếp cận điện năng, bảo vệ nhà đầu tư, nộp thuế và bảo hiểm bắt buộc. Một schỉ tiêu cụ thể là: thời gian thực hiện các thủ tục khi sự kinh doanh ti đa là 6 ngày, rút ngắn thời gian đăng ký doanh nghiệp xuống còn 02 ngày làm việc đối với hồ sơ đăng ký nộp qua mạng và 03 ngày làm việc đi với hồ sơ nộp bng bản giy; rút ngắn thời gian nộp thuế còn không quá 119 giờ/năm; thời gian nộp bảo him xã hội không quá 49 giờ/năm.

- Đơn giản thủ tục và rút ngắn thời gian xin cấp phép xây dựng theo phương pháp xác định của Ngân hàng Thế giới, tối đa không quá 77 ngày (bao gồm cả thời gian lấy ý kiến của các cơ quan liên quan như chấp thuận đấu ni điện, nước sạch, nước thải, môi trường, phòng cháy, chữa cháy, độ tĩnh không...).

- Đơn giản thủ tục và rút ngắn thời gian đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tài sn xuống còn không quá 14 ngày.

- Đơn giản quy trình, hồ sơ và thủ tục xuất, nhập khẩu, hải quan. Nâng cao năng lực của các cơ quan, đơn vị quản lý nhà nước trong việc kiểm dịch, kiểm tra tiêu chuẩn, chất lượng hàng hóa, dịch vụ tại các cửa khẩu; thiết lập cơ chế phối hợp có hiệu quả giữa Hải quan và cơ quan quản lý nhà nước liên quan; giảm thời gian hoàn thành thủ tục xuất khẩu xung còn dưới 10 ngày và thời gian nhập khẩu xuống còn dưới 12 ngày.

- Đơn giản hóa thủ tục, quy trình và rút ngắn thời gian giải quyết tranh chấp thương mại xuống còn tối đa 200 ngày (hiện nay là 400 ngày), thời gian thực hiện thủ tục phá sản doanh nghiệp giảm xuống còn tối đa là 24 tháng (hiện nay là 60 tháng).

2.2. Các chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2020

- Kết nối các thủ tục về đăng ký kinh doanh, thuế, lao động, bảo hiểm xã hội nhằm rút ngắn thời gian khởi sự kinh doanh và đăng ký thành lập doanh nghiệp.

- Thời gian cấp phép xây dựng và các thủ tục liên quan còn dưới 70 ngày, thời gian tiếp cận điện năng đối với lưới điện trung áp còn 33 ngày, thời gian đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tài sản còn 10 ngày; thời gian nộp thuế còn 110 giờ/năm, bảo hiểm xã hội còn 45 giờ/năm; thời gian thông quan hàng hóa qua biên giới còn 36 giờ đối với hàng xuất khẩu, 41 giờ với hàng hóa nhập khẩu; thời gian giải quyết tranh chấp hợp đồng còn dưới 200 ngày, thời gian giải quyết phá sản doanh nghiệp tối đa 20 tháng.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Cải thiện các chỉ số xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

- Thực hiện tốt các nhiệm vụ theo Kế hoạch số 96/KH-UBND ngày 20/6/2016 của UBND tỉnh về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), đưa Thừa Thiên Huế trở lại nhóm các tỉnh tốt nhất về môi trường kinh doanh.

- Tạo chuyển biến về cách ứng xử, giữa cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp với tinh thần “thân thiện, lắng nghe, tận tâm” và nâng cao hiệu quả trong nắm bắt, giải quyết kiến nghị, khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp; nâng cao trách nhiệm giải trình để củng cố niềm tin cho người dân, doanh nghiệp tham gia đầu tư, kinh doanh. Thực hiện các biện pháp đồng bộ để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao Chỉ số PCI, trong đó tập trung vào các Chỉ s thành phn giảm điểm như: Chi phí không chính thức, cạnh tranh bình đng, chi phí thời gian, hỗ trợ doanh doanh nghiệp, tính năng động tiên phong,...

- Quản lý, sử dụng có hiệu quả tài chính công, tăng cường tiết kiệm, tăng thu nhập cho cán bộ công chức; thực hiện phân phi thu nhập cho cán bộ, công chức từ việc quản lý và sử dụng có hiệu quả tài chính công; nghiêm túc thực hiện việc luân chuyển cán bộ ở những vị trí “nhạy cảm”.

- Đẩy mnh hoạt động tuyên truyền, tăng cường công tác đối thoại, tiếp dân, tạo niềm tin trong cộng đồng doanh nghiệp đối với hoạt động điều hành của chính quyền cũng như định hướng phát triển của tỉnh.

- Triển khai có hiệu quả chương trình hoạt động “Năm doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế”.

2. Rà soát, bổ sung cơ chế chính sách

- Tiếp tục rà soát và nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp để hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; tập trung cải cách hành chính lĩnh vực quản lý đất đai. Tập trung nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù đối với Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô để thu hút đầu tư.

- Rà soát, hệ thống hóa các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của Trung ương và ban hành quy định hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh, tạo bình đẳng cho doanh nghiệp trong tiếp cận nguồn lực của Nhà nước

[...]