Kế hoạch 10133/KH-UBND năm 2013 trợ giúp người khuyết tật tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2013 - 2020

Số hiệu 10133/KH-UBND
Ngày ban hành 25/11/2013
Ngày có hiệu lực 25/11/2013
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Nai
Người ký Nguyễn Thành Trí
Lĩnh vực Tài chính nhà nước,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
 TỈNH ĐỒNG NAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 10133/KH-UBND

Đồng Nai, ngày 25 tháng 11 năm 2013

 

KẾ HOẠCH

TRỢ GIÚP NGƯỜI KHUYẾT TẬT TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2013 - 2020

Thực hiện Quyết định số 1019/QĐ-TTg ngày 05/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 - 2020. UBND tỉnh xây dựng kế hoạch trợ giúp người khuyết tật (NKT) tỉnh giai đoạn 2013 - 2020 như sau:

I. Thực trạng NKT và kết quả trợ giúp NKT giai đoạn 2007 - 2012

1. Thực trạng NKT

a) Số lượng

Đồng Nai có trên 2,7 triệu người với khoảng 154.000NKT, chiếm tỷ lệ 5,6% dân số. Trong đó có 4.746NKT đặc biệt nặng, 18.489NKT nặng, chiếm tỷ lệ 0,93% dân số, còn lại là NKTnhẹ. NKT là nam giới chiếm 55%, nữ giới chiếm 45%. Toàn tỉnh có 710.000 hộ dân, trong đó có 31.515 hộ có người khuyết tật.

- Chia theo độ tuổi: NKT từ sơ sinh đến dưới 16 tuổi chiếm 10%; từ 16 đến dưới 60 tuổi chiếm 65%; trên 60 tuổi chiếm 25%;

- Tỷ lệ các dạng tật: Tật vận động chiếm 51,8%; tật nghe, nói chiếm 19,5%; tật thần kinh, tâm thần chiếm 24,65%; tật trí tuệ chiếm 16%; tật nhìn chiếm 10% và các tật khác chiếm 6,8%.

b) Nguyên nhân khuyết tật

Khuyết tật có nhiều nguyên nhân: Do bẩm sinh chiếm 54%; do bị bệnh chiếm 21%; do tai nạn chiến tranh chiếm 7,0%; do tai nạn lao động chiếm 6%; do tai nạn giao thông chiếm 8%; do nhiễm chất độc hóa học chiếm 2%; nguyên nhân khác chiếm 2%.

c) Khó khăn của người khuyết tật

- Đa số người khuyết tật sống trong gia đình nghèo, nhà ở tạm bợ, thu nhập và chi tiêu thấp; bị mọi người kỳ thị, phân biệt đối xử; có nhiều hạn chế về sức khỏe; khó khăn trong tiếp cận giao thông và các dịch vụ công cộng; trong chăm sóc y tế, trong học văn hóa, học nghề, tìm việc làm; hôn nhân gia đình và các hoạt động xã hội;

- Phần lớn NKT chưa thấy hết khả năng của mình trong tham gia các hoạt động kinh tế xã hội. Phần lớn NKT có tư tưởng tự ti, an phận, ngại hòa nhập, chưa hiểu pháp luật, chế độ chính sách, chưa tích cực hòa nhập tiếp cận các dịch vụ trợ giúp, còn nhiều hạn chế trong tham gia lao động sản xuất tạo thu nhập ổn định cuộc sống.

d) Nhu cầu của NKT

80% NKT có nhu cầu được khám chữa bệnh, chăm sóc về y tế; hơn 50% có nhu cầu được phục hồi chức năng; khoảng 20% có nguyện vọng học văn hóa; trên 40% có nhu cầu được hỗ trợ vốn để sản xuất, kinh doanh; hơn 30% có nhu cầu được hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm; khoảng 30% có nhu cầu tiếp cận công trình giao thông, công trình công cộng, tiếp cận thông tin truyền thông, tiếp cận văn hóa thể thao; muốn được hỗ trợ nhà ở (xây mới, hoặc sửa chữa) và các nhu cầu về an sinh xã hội khác.

2. Những kết quả trợ giúp NKT giai đoạn 2007 - 2012

a) Kết quả đạt được

- Ngay sau khi quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 24/10/2006 của Thủ tướng chính phủ ban hành, UBND tỉnh đã xây dựng và triển khai kế hoạch số 7762/KH-UBND ngày 26/9/2007 về thực hiện Đề án trợ giúp người tàn tật giai đoạn 2007 - 2010; đồng thời tổ chức hội nghị chỉ đạo các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa triển khai thực hiện kế hoạch trợ giúp NKT giai đoạn 2007 - 2010 và những năm tiếp theo. Kết quả thực hiện kế hoạch trợ giúp NKT của tỉnh bước đầu có kết quả, nổi bật là công tác tuyên truyền vận động, nâng cao năng lực nhận thức; trợ giúp NKT tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục, văn hóa, thể dục, thể thao; về học nghề, dịch vụ việc làm; về thành lập tổ chức NKT vượt khó vươn lên và các dịch vụ an sinh xã hội khác cũng như các chương trình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương;

- Luật NKT ban hành đã tác động tích cực đến nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng, nhiều chế độ chính sách ưu tiên cho NKT đã được triển khai, các hoạt động trợ giúp NKT đã mang lại hiệu quả. Hiện có 15.613 NKT được hưởng chế độ bảo trợ xã hội thường xuyên; 4.586 người được hỗ trợ dụng cụ y tế, phục hồi chức năng; 1.273 NKT là trẻ em có khả năng học tập được đến trường học; 1.627 NKT được đào tạo nghề và giải quyết việc làm; 1.260 người được cấp thẻ xe buýt miễn vé; 950 NKT được hỗ trợ tham dự các giải thi đấu thể thao - văn nghệ dành cho NKT cấp tỉnh và toàn quốc…

- Thời gian qua, đã có nhiều tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước chung tay góp sức cùng tỉnh tham gia các hoạt động trợ giúp NKT về kinh phí, kỹ thuật: Unicef Việt Nam, Handicap, Hội trợ giúp NKT Việt Nam (VNAH), các tổ chức từ thiện, thiện nguyện trong nước đã giúp nhiều NKT trong việc khám chữa, điều trị bệnh, học văn hóa, học nghề, việc làm, trợ giúp vốn sản xuất… nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Ngoài ra, nhiều NKT cũng đã chủ động vượt khó vươn lên, khẳng định bản thân, trở thành những tấm gương NKT tiêu biểu điển hình, nhân rộng, tạo niềm tin và điều kiện thuận lợi để họ phát huy khả năng, hòa nhập cộng đồng.

b) Những hạn chế

 - Công tác trợ giúp NKT giai đoạn 2007 - 2012 đạt kết quả nhưng tính bền vững chưa cao. Công tác quản lý nhà nước về NKT chưa chặt chẽ, nhất là ở cơ sở. Còn nhiều NKT có hoàn cảnh khó khăn và có nhu cầu cần được các cấp, các ngành và cả cộng đồng giúp đỡ;

- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, cộng tác viên còn thiếu về số lượng, chưa có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn trong công tác xã hội trợ giúp NKT;

- Điều kiện trang thiết bị y tế, giáo dục và cơ sở hạ tầng như trường học, công trình công cộng, giao thông, nhà ở, thiết kế, xây dựng trước đây chưa phù hợp cho NKT tiếp cận;

- Ngân sách nhà nước đầu tư cho kế hoạch trợ giúp NKT còn hạn chế; việc huy động nguồn lực thực hiện kế hoạch còn nhiều khó khăn; công tác phối hợp, tổ chức, quản lý, điều hành trợ giúp NKT chưa đồng bộ và chặt chẽ.

II. MỤC TIÊU TRỢ GIÚP NKT GIAI ĐOẠN 2013 - 2020

1. Mục tiêu chung

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ