Kế hoạch 100/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

Số hiệu 100/KH-UBND
Ngày ban hành 28/06/2021
Ngày có hiệu lực 28/06/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hưng Yên
Người ký Nguyễn Hùng Nam
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 100/KH-UBND

Hưng Yên, ngày 28 tháng 6 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC GẮN VỚI CUỘC VẬN ĐỘNG “NGƯỜI VIỆT NAM ƯU TIÊN DÙNG HÀNG VIỆT NAM” GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN

Thực hiện Quyết định số 386/QĐ-TTg ngày 17/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2021 - 2025; Chương trình hành động số 07-CTr/TU ngày 18/01/2016 của Tỉnh ủy Hưng Yên về việc thực hiện Kết luận số 107-KL/TW ngày 10/4/2015 của Ban Bí thư Trung ương về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc thực hiện Cuộc vận động “Ngưi Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh với các nội dung chính như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyn, vận động, phổ biến sâu rộng để người tiêu dùng nhận thức đúng khả năng sản xuất, kinh doanh, chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp Việt Nam, từ đó tạo chuyển biến nhận thức trong nhân dân, các đơn vị sản xuất kinh doanh, tổ chức kinh tế - xã hội, phát huy mạnh mẽ ý chí tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc, xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam dựa trên tinh thần yêu nước.

- Đẩy mạnh phát triển hệ thống phân phối; tạo điều kiện đưa các hàng hóa thiết yếu và hàng Việt Nam có thế mạnh đến tay người tiêu dùng nhằm nâng cao sức mua, bình ổn thị trường và cải thiện đời sống người dân. Xây dựng các mô hình chuỗi liên kết sản xuất - phân phối - tiêu dùng, các điểm bán hàng Việt nhằm tạo lập và phát triển thị trường trong nước bền vững.

- Góp phần nâng cao sức cạnh tranh cho các sản phẩm, hàng hóa Việt Nam, xây dựng thương hiệu Việt, củng cố và đa dạng hóa các loại hình phân phối đồng thời ngăn chặn việc sản xuất hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng nhằm bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và người tiêu dùng

2. Yêu cầu

- Các cấp, các ngành phải xác định các nội dung, nhiệm vụ cụ thể, thiết thực để triển khai thực hiện. Các nội dung, nhiệm vụ có thể lồng ghép với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ các cấp, các ngành đảm bảo sử dụng nguồn kinh phí hiệu quả, hợp lý; các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh cần xây dựng chiến lược sản xuất, kinh doanh bền vững, hiệu quả; nâng cao chất lượng hàng hóa, tính cạnh tranh, giảm giá thành; quảng bá, xây dựng thương hiệu, tạo lập kênh phân phối đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn tnh.

- Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương và doanh nghiệp trong quá trình tổ chức thực hiện Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh.

- Khuyến khích doanh nghiệp tích cực tham gia thực hiện chương trình, xây dựng mô hình thí điểm về điểm bán hàng Việt Nam với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”, “Tinh hoa hàng Việt Nam”; đồng thời đẩy mạnh việc xã hội hóa trong quá trình triển khai thực hiện.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Công tác thông tin, tuyên truyền

- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, vận động để người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh biết, hiểu, đánh giá đúng về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, khả năng sản xuất, kinh doanh và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của doanh nghiệp Việt Nam; tuyên truyền vận động nhân dân tích cực tố giác tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, các hành vi đổi, tráo hàng, dán mác hàng ngoại thành hàng nội, góp phần làm lành mạnh thị trường trong nước, bảo vệ hàng hóa thương hiệu Việt.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông để các cơ quan, đơn vị và tổ chức chính trị xã hội nhận thức đúng yêu cầu của Cuộc vận động từ đó thực hiện mua hàng Việt Nam khi có nhu cầu mua sắm bằng nguồn kinh phí thuộc ngân sách Nhà nước; các doanh nghiệp, người sản xuất, kinh doanh trong nước khi mua sắm vật tư, thiết bị để thực hiện các dự án, công trình thì ưu tiên sử dụng các trang thiết bị, nguyên vật liệu và dịch vụ trong nước đảm bảo chất lượng.

- Đẩy mạnh thông tin, truyền thông, vận động doanh nghiệp Việt Nam nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ; thực hiện cam kết bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng; từng bước xây dựng, bảo vệ và phát triển thương hiệu cho các sản phm, hàng hóa Việt Nam tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất, kinh doanh có cơ hội quảng bá sản phẩm, hàng hóa của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Xây dựng nội dung tuyên truyền về Cuộc vận động trong nhà trường, các cấp học, đặc biệt là các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng các chương trình khuyến khích, ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam đối với tiêu dùng cá nhân. Tuyên truyền phổ biến đến doanh nghiệp và người tiêu dùng tham gia Hội chợ, phiên chợ, các Chương trình “Hàng Việt về nông thôn” trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ quảng bá thương hiệu cho các doanh nghiệp tỉnh trên các phương tiện truyền thông báo chí, đặc biệt đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Xây dựng và triển khai các chương trình, chuyên đề, chuyên mục truyền thông về sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp trong tỉnh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa có cơ hội quảng bá sản phẩm, hàng hóa của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Cập nhật và công bố thường xuyên, kịp thời Danh mục máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu, các sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin trong nước sản xuất được để phục vụ các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng.

- Đa dạng hóa các hoạt động tuyên truyền, cổ động về Cuộc vận động bằng các hình thức, nội dung phù hợp tại các địa điểm công cộng, trụ sở cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội; lồng ghép tuyên truyền Cuộc vận động trong các hội nghị, hội thảo, các buổi sinh hoạt tại phường xã, câu lạc bộ, tổ, nhóm khu phố.

2. Phát triển hệ thống phân phối cố định, bền vững, ưu tiên đối với hàng Việt Nam, hàng hóa tiêu biểu, chủ lực của địa phương

- Nghiên cứu, xây dựng mô hình các chuỗi cung ứng sản phẩm bền vững từ sản xuất - phân phối - tiêu dùng gắn với quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm. Từng bước nhân rộng mô hình liên kết, tạo điều kiện để các doanh nghiệp, hộ sản xuất, kinh doanh tham gia mô hình.

- Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã... đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thương mại nhằm mở rộng kênh phân phối hàng Việt Nam tại các khu vực đông dân cư, khu công nghiệp, khu vực nông thôn theo hướng bền vững. Hình thành các gian hàng trưng bày và bán hàng hóa của tỉnh, sản phẩm OCOP trong các siêu thị, trung tâm thương mại, hoặc khu điểm du lịch.

- Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng điểm bán hàng Việt Nam tại địa phương, lồng ghép, gắn kết việc thực hiện các mục tiêu Cuộc vận động với Chương trình bình ổn thị trường.

- Khảo sát cơ sở hạ tầng thương mại trên địa bàn tỉnh, lựa chọn địa điểm thích hợp để xây dựng thí điểm và nhân rộng Điểm bán hàng Việt với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”, “Tinh hoa hàng Việt Nam”.

- Đẩy mạnh công tác hỗ trợ doanh nghiệp trong các hoạt động xúc tiến thương mại, tổ chức các hoạt động đưa hàng Việt Nam về nông thôn, chợ truyền thống, các chương trình khuyến mại hàng Việt Nam trên địa bàn tỉnh.

[...]