Thứ 3, Ngày 29/10/2024

Kế hoạch 112/KH-UBND năm 2021 triển khai Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Số hiệu 112/KH-UBND
Ngày ban hành 10/06/2021
Ngày có hiệu lực 10/06/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ninh
Người ký Bùi Văn Khắng
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 112/KH-UBND

Quảng Ninh, ngày 10 tháng 6 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC GẮN VỚI CUỘC VẬN ĐỘNG “NGƯỜI VIỆT NAM ƯU TIÊN DÙNG HÀNG VIỆT NAM” GIAI ĐOẠN 2021-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH

Thực hiện Quyết định số 386/QĐ-TTg ngày 17/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án Phát triển thị trường trong nước gn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2021-2025; Theo đề nghị của S Công Thương tại văn bản số 1679/TTr-SCT ngày 07/6/2021, Ủy ban nhân dân tnh Quảng Ninh ban hành Kế hoạch Triển khai Đề án Phát triển thị trường trong nước gn vi Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Triển khai các nhiệm vụ phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận đng “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và Thư kêu gọi của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ninh về “Người Quảng Ninh ưu tiên sdụng hàng hóa, dịch vụ được sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” vi mục đích lâu dài nhằm khơi dậy nim tự hào hàng Vit Nam, giúp nhận thức đúng khả năng sản xuất, kinh doanh của doanh nghip Việt trên địa bàn tỉnh; xây dựng văn hóa tiêu dùng của người dân tỉnh Quảng Ninh dựa trên tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc.

2. Phát triển thị trường trong nước đối với hàng Việt Nam trên địa bàn tỉnh trong mối quan hệ với phát triển thị trường và thương mại với các tnh, thành phố trên cnước nhằm đáp ứng nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng; đẩy mạnh phát triển hệ thống phân phối tạo điu kiện đưa các dịch vụ hàng hóa thiết yếu và hàng Việt Nam có thế mạnh, đạt chất lượng với tên gọi “Tinh hoa hàng Việt Namđến tay người tiêu dùng nhằm nâng cao sức mua, bình n thị trường và cải thiện đi sng người dân trong bi cnh vừa phòng, chống dịch Covid-19 vừa phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới; thực hiện các giải pháp đtập trung phát triển thị trưng trong nước, đẩy mạnh lưu thông và triển khai đồng bộ, linh hoạt các chính sách kích cu tiêu dùng nội địa; kích cầu tiêu dùng hàng Việt Nam; đảm bảo ổn định đời sống, việc làm của nhân dân, vừa tạo ra giá trị gia tăng mi góp phần hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tnh.

3. Phát triển nền kinh tế hàng hóa và tác động trở lại phát triển bền vững sản xuất hàng hóa trong tỉnh với năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh ngày một nâng cao, bảo vệ môi trường, khai thác tối đa tiềm năng sn có của địa phương.

4. Phát triển thị trường trong nước với hàng Việt Nam trên cơ sở ứng dụng các phần mềm tiện ích, nghiệp vụ thương mại điện tử, công nghệ 4.0 nhằm hỗ trợ doanh nghiệp sn xuất trong tnh nâng cao năng lực trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tham gia hiệu quả hơn vào các chuỗi giá trị toàn cu.

5. Huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực của các chủ thể sản xuất, kinh doanh hàng Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế; đồng thời áp dụng nhng chính sách phù hợp nhm khuyến khích phát triển đa dạng các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại; đầu tư phát triển thương mại nhất là tại khu vực nông thôn, miền núi và hi đảo, xây dựng mô hình thí điểm các chuỗi liên kết sản xuất - phân phi - tiêu dùng nhằm tạo lập và phát triển thtrường trong nước bền vững.

6. Phát triển thương mại tại khu vực nông thôn, miền núi gắn liền với việc thực hiện các chính sách ưu tiên về dân tộc, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội và giữ vững an ninh chính trị trên đa bàn (đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi, hải đảo, vùng đng bào dân tộc ít người).

7. Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, đng thời với phát huy vai trò của Nhà nước và các tổ chc có liên quan trong quản lý thị trường nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp, người tiêu dùng, nền sản xuất và phát triển lành mạnh môi trường kinh doanh hàng Việt Nam. Khuyến khích thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh hàng hóa trên địa bàn tỉnh trên cơ sở phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

8. Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” góp phần nâng cao sức cạnh tranh cho các sản phẩm, hàng hóa Việt Nam, xây dựng thương hiệu Việt, củng cvà đa dạng hóa các loại hình phân phi, đồng thời nn chặn việc sản xuất hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng nhằm bảo vệ quyn lợi của doanh nghiệp và người tiêu dùng.

II. MỤC TIÊU CỦA KẾ HOẠCH

1. Mục tiêu tổng quát

Trong giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2025, phát triển thị trường trong nước trên địa bàn tnh Quảng Ninh nhm góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng hàng Việt Nam thông qua tập trung nguồn lực đẩy mạnh các hoạt động phát triển thị trường với tên gọi: “Tự hào hàng Việt Nam”, “Tinh hoa hàng Việt Nam”, “Người Qung Ninh ưu tiên sử dụng hàng hóa, dịch vụ được sản xuất, kinh doanh trên đa bàn tỉnh Quảng Ninh”, đồng thời lồng ghép vào chương trình hành động, kế hoạch hàng năm của các sở, ngành, địa phương, đơn vị vphát triển kinh tế - xã hi để tạo hiệu ứng cộng hưởng mạnh mẽ trên phạm vi toàn tnh.

2. Mục tiêu cụ thể

Triển khai Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh với trọng tâm là tổ chức các hoạt động phát triển thị trường với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”, “Tinh hoa hàng Việt Nam”, “Người Quảng Ninh ưu tiên sử dụng hàng hóa, dịch vụ được sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” nhm đạt được một số mục tiêu cụ thể như sau:

a) Giữ thị phần hàng Việt Nam có thế mạnh với tỷ lệ trên 85% tại các kênh phân phối hiện đại (trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, thương mại điện tử...) và trên 80% các kênh phân phối truyền thống (chợ, cửa hàng tạp hóa,...); Cập nhật thường xuyên, thông tin chính thức về diễn biến thị trường, giá cả mặt hàng thiết yếu, nht là hàng hóa sản xuất trong nước, đặc biệt là các sản phẩm OCOP của tỉnh trên các phương tiện thông tin truyền thông và website của Sở Công Thương Quảng Ninh;

b) Giữ doanh thu bán lẻ hàng hóa sản xuất trong nước, trong tỉnh chiếm tỷ lệ 85% tổng mức bán lẻ hàng hóa của tỉnh;

c) Trên 90% người tiêu dùng và doanh nghiệp tỉnh Quảng Ninh biết đến Chương trình Nhận diện hàng Việt Nam với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”, “Tinh hoa hàng Việt Nam”, “Người Quảng Ninh ưu tiên sử dụng hàng hóa, dịch vụ được sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh;

d) Trên 90% doanh nghiệp tỉnh Quảng Ninh biết đến Phong trào “Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam” và trên 70% doanh nghiệp tham gia Phong trào này;

e) 100% các huyện, thị xã, thành phố, sở, ngành và tổ chức chính trị - xã hội trên đa bàn tỉnh xây dựng được kênh truyền thông (báo nói, báo hình, báo in, báo điện t) có chuyên mục “Tự hào hàng Việt Nam”, “Tinh hoa hàng Vit Nam thưng xuyên tuyên truyền, quảng bá về Cuộc vận động, thường xuyên cập nhật bài viết, thông tin liên quan trên môi trường trực tuyến (các trang zalo, fanpage...) và các trang thông tin điện tử của địa phương, đơn vị;

f) 100% các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh tổ chức được dịch vụ hỗ trợ kết ni cung cầu cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong tnh;

g) 100% các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh nhân rộng được mô hình Điểm bán hàng Việt Nam với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”, “Tinh hoa hàng Việt Nam” “Người Quảng Ninh ưu tiên sử dụng hàng hóa, dịch vụ được sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”, các Điểm bán trưng bày và bán sản phẩm OCOP sản phẩm tiêu biểu của tnh; lồng ghép vào các chương trình hành động, kế hoạch hàng năm của các ngành, địa phương nhằm tạo hiệu ứng cộng hưng mạnh mẽ trên phạm vi toàn tỉnh.

III. NỘI DUNG NHIỆM VỤ

Trong giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2025, tăng cường đẩy mạnh các hoạt động phát triển thtrường, ưu tiên công tác truyền thông đ nâng cao nhn thc, tạo sự đồng bộ, thống nht trong nhận thức và hành vi của doanh nghiệp và ngưi tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Đẩy mạnh công tác phát triển hệ thng phân phối hàng Việt Nam cố định và bền vững do các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh làm hạt nhân, nhất là tại địa bàn nông thôn, cùng với doanh nghiệp có vn đầu tư nước ngoài phối hợp, hỗ trợ, thúc đẩy đưa hàng Việt Nam nói chung và các sản phẩm của tỉnh Quảng Ninh tới tay người tiêu dùng trên khắp các vùng miền của cả nước.

Các nhiệm vụ chính của Kế hoạch bám sát chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ thuộc lĩnh vực phát triển thị trường trong nước tại Quyết định số 386/QĐ-TTg ngày 17/3/2021 và Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 17/9/2012. Cụ thể:

1. Công tác thông tin, truyền thông

[...]