Kế hoạch 10/KH-UBND năm 2018 thực hiện Nghị quyết 103/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn do tỉnh Thái Bình ban hành

Số hiệu 10/KH-UBND
Ngày ban hành 01/02/2018
Ngày có hiệu lực 01/02/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thái Bình
Người ký Nguyễn Thị Lĩnh
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 10/KH-UBND

Thái Bình, ngày 01 tháng 02 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 103/NQ-CP NGÀY 06/10/2017 CỦA CHÍNH PHỦ BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 08-NQ/TW NGÀY 16/01/2017 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRỞ THÀNH NGÀNH KINH TẾ MŨI NHỌN

Thực hiện Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 06 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết s 08-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mc đích

- Cụ thể hoá các bước triển khai thực hiện Chương trình hành động số 103/NQ-CP ngày 06 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn một cách phù hợp, hiệu quả.

- Phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị, các tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư nhằm phát triển du lịch đạt tốc độ nhanh, phấn đấu đến năm 2030, du lịch Thái Bình trở thành ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế chung của tỉnh.

2. Yêu cầu

- Nâng cao nhận thức của các cấp, ngành và nhân dân về tầm quan trọng của du lịch, huy động mọi nguồn lực, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế và phát huy các giá trị tài nguyên để thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ và hoàn thành các mục tiêu đặt ra tại Chương trình hành động, tạo ra bước đột phá thúc đẩy du lịch của tỉnh phát triển bền vững.

- Phát động phong trào ứng xử văn minh, tận tình hỗ trợ du khách, nâng cao nhận thức của xã hội về phát triển du lịch; phát động phong trào “Mỗi người dân là một hướng dẫn viên du lịch”.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Đổi mới nhận thức, tư duy về phát triển du lịch

- Tổ chức ph biến, quán triệt, tuyên truyền sâu rộng nội dung Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị và Chương trình hành động số 103/NQ-CP của Chính phủ đến các sở, ngành, địa phương, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân.

- Xây dựng và thực hiện các chương trình, nội dung nhằm nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy cho các cấp, các ngành và nhân dân về vị trí, vai trò và tm quan trọng của ngành du lịch trong sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng - an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại; tạo điều kiện thuận lợi và bảo đảm môi trường cho phát triển du lịch, tạo động lực cho các ngành, lĩnh vực khác phát triển.

- Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về: quy tắc ứng xử văn minh du lịch; kỹ năng giao tiếp; nghiệp vụ thuyết minh cơ bản cho mỗi người dân khi tham gia vào hoạt động du lịch; và nâng cao năng lực, trách nhiệm bảo tồn và quảng bá sản phẩm du lịch của cộng đồng dân cư nơi có sản phẩm du lịch, qua đó đẩy mạnh việc hỗ trợ xây dựng các khu du lịch cộng đng.

- Thực hiện các chương trình phát thanh, truyền hình, báo chí tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, đất nước, con người Thái Bình, đảm bảo du lịch là một trong những nội dung thường xuyên trong các chương trình truyền hình, truyền thông của các cơ quan thông tin đại chúng các cấp.

2. Cơ cấu lại ngành Du lịch bảo đảm tính chuyên nghiệp, hiện đại và phát triển bền vững theo quy luật của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế

- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch, đán, dự án phát triển du lịch phù hợp với quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp mới của Nghị quyết 08-NQ/TW, chú trọng tập trung nguồn lực xây dựng các khu vực động lực phát triển du lịch.

- Tăng cường quản lý điểm đến, tập trung khắc phục yếu kém, thúc đẩy phát triển du lịch nhằm tạo dựng môi trường du lịch Thái Bình thân thiện. Khai thác tiềm năng, thế mạnh các sản phẩm du lịch văn hóa, lễ hội, tâm linh, các di tích, danh thắng và du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái.

- Đẩy mạnh công tác quy hoạch, kế hoạch đi đôi với nâng cao trình độ quản lý. Tăng cường sự phối hợp các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội, chính quyền các địa phương và các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh như: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh... triển khai nhiệm vụ bảo tồn, phát huy di tích lịch sử - văn hóa, bảo vệ cảnh quan môi trường tự nhiên. Gắn công tác thi đua với việc bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa, cảnh quan môi trường triển khai tới từng các cán bộ, đảng viên, xã, phường, thị trấn, khu dân cư nơi có di tích lịch sử - văn hóa.

3. Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các hoạt động du lch, hình thành sản phẩm mang thương hiệu đặc trưng của Thái Bình

Xây dựng và nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật, đa dạng hoá, hiện đại hoá trang thiết bị, phương tiện hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách và yêu cầu phát triển du lịch trong thời kỳ mới.

- Tập trung phát triển đồng thời du lịch văn hóa tâm linh và du lịch sinh thái biển, du lịch làng nghề, du lịch cộng đồng; lấy du lịch cộng đồng làm mũi nhọn, hình thành các tour du lịch chuyên đề... để từng bước hình thành những sản phẩm du lịch đặc trưng, độc đáo, mang đậm bản sắc Thái Bình, tạo sức hút mạnh mẽ đối với khách du lịch.

- Đầu tư xây dựng một số điểm du lịch cộng đồng gắn với hoạt động biểu diễn nghệ thuật dân gian như: Hát chèo, múa rối nước, hát chầu văn...

- Xây dựng lộ trình liên kết hợp tác với các tỉnh lân cận và các trung tâm du lịch lớn trong nước để xây dựng tuyến du lịch liên tỉnh, liên vùng, đặc biệt tập trung liên kết với các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Ninh Bình, Hải Phòng...

- Hỗ trợ đầu tư các điểm tham quan du lịch gắn với khu, điểm du lịch, làng nghề như: phòng trưng bày giới thiệu sản phẩm, biển chỉ dẫn, nhà vệ sinh đạt chuẩn, khu dịch vụ, bãi đỗ xe....; khuyến khích sản xuất những mặt hàng lưu niệm, đặc sản đặc trưng của địa phương.

4. Đầu tư phát triển nhanh hạ tầng và cơ svật chất kỹ thuật về lĩnh vực Du lịch

- Đầu tư phát triển hạ tầng kết nối giao thông, hạ tầng giao thông tại các địa bàn trọng điểm là động lực phát triển du lịch; nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải và đảm bảo an toàn giao thông cho khách du lịch. Mở rộng hệ thống đường tnh, đường huyện, giao thông nông thôn, trong đó ưu tiên phát triển các tuyến giao thông đến các khu, điểm du lịch để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đón khách du lịch trong nước và quốc tế đến Thái Bình và tiếp cận các khu điểm du lịch trên địa bàn. Nâng cấp, mở rộng quốc lộ 10, quốc lộ 39, quốc lộ 37B; hoàn thành tuyến đường bộ Thái Bình - Hà Nam (nối quốc lộ 10, quốc lộ 39 với đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ qua cầu Thái Hà), tuyến đường bộ ven biển nối với Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Thanh Hóa (qua các huyện Thái Thuy, Tiền Hải)... và các hệ thống giao thông quan trọng khác, tạo điều kiện thuận li để Thái Bình liên kết vùng, liên vùng và liên kết quốc tế phát triển du lịch.

[...]
6
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ