Kế hoạch 08/KH-UBND năm 2017 triển khai Chương trình Sữa học đường trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đến năm 2020

Số hiệu 08/KH-UBND
Ngày ban hành 13/02/2017
Ngày có hiệu lực 13/02/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Bình
Người ký Tống Quang Thìn
Lĩnh vực Giáo dục,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 08/KH-UBND

Ninh Bình, ngày 13 tháng 02 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH SỮA HỌC ĐƯỜNG TỈNH NINH BÌNH ĐẾN NĂM 2020

Căn cứ Quyết định số 1340/QĐ-TTg ngày 8/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020, y ban nhân dân tỉnh Ninh Bình xây dựng kế hoạch triển khai Chương trình Sữa học đường trên địa bàn tỉnh như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ em mẫu giáo và tiểu học thông qua hoạt động cho trẻ em uống sữa nhằm giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc, thể lực của trẻ em tỉnh Ninh Bình, góp phần phát triển nguồn nhân lực trong tương lai.

2. Các mục tiêu cụ thể đến năm 2020

- 90% bố, mẹ, người chăm sóc trẻ ở thành thị và 60% bố, mẹ, người chăm sóc trẻ ở nông thôn được truyền thông, giáo dục và tư vấn về dinh dưỡng;

- 100% số học sinh mẫu giáo và tiểu học thuộc các xã nghèo trên địa bàn tỉnh được uống sữa theo Chương trình Sữa học đường;

- Ít nhất 30% số học sinh mẫu giáo và tiểu học ở vùng thành thị, nông thôn được uống sữa theo Chương trình Sữa học đường;

- Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em mẫu giáo và tiểu học trung bình 0,3%/năm;

- Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em mẫu giáo và tiểu học trung bình 0,35%/năm.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Giải pháp cơ chế chính sách

- Áp dụng các quy định, định mức về sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường đến năm 2020 của Bộ Y tế nhằm đáp ứng các chỉ tiêu của Chương trình;

- Ban hành các chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp có sản phm Sữa tham gia chương trình để đảm bảo nguồn lực, sự bền vng của Chương trình Sữa học đường. Thực hiện các chính sách khuyến khích theo quy định hiện hành;

- Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn lực, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp để thực hiện Chương trình Sữa học đường.

2. Giải pháp truyền thông vận động và thông tin giáo dục truyền thông

- Tổ chức công tác truyền thông nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ của các cấp ủy Đảng, chính quyền về vai trò, tầm quan trọng của Chương trình Sữa học đường nhằm tăng cường nguồn lực thực hiện Chương trình;

- Đẩy mạnh công tác thông tin giáo dục truyền thông, nâng cao nhận thức của cộng đồng, bố, mẹ, người chăm sóc trẻ về tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với sự phát triển toàn diện về tầm vóc, thể lực và trí tuệ của trẻ em, đặc biệt là bữa ăn học đường và sử dụng các sản phẩm sữa phù hợp theo nhóm tuổi;

- Đa dạng loại hình, phương thức truyền thông phù hợp với các nhóm đối tượng và vùng miền;

- Kết hợp truyền thông giáo dục dinh dưỡng với giáo dục thể chất trong hệ thống trường học.

3. Giải pháp chuyên môn kỹ thuật

- Lồng ghép việc đào tạo, tập huấn kiến thức, kỹ thuật, kỹ năng theo dõi, đánh giá tình trạng dinh dưỡng, sức khỏe trẻ cho đội ngũ cán bộ y tế, giáo viên tham gia Chương trình Sữa học đường vào các chương trình tập hun vy tế trường học, kịp thời phát hiện và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình triển khai thực hiện;

- Theo dõi, giám sát việc triển khai và đánh giá hiệu quả của Chương trình Sữa học đường.

III. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN

1. Từ tháng 03/2017 đến 31/5/2018

a) Từ tháng 03/2017 đến 31/8/2017

[...]